Bảng 3.9 Bảng giá trị trung bình F1 và F2 (nguyên âm đơn)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc trưng ngữ âm, từ vựng của một số thổ ngữ ở hà nội, ứng dụng trong việc giám định nhận dạng tiếng nói (Trang 37 - 46)

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, hiện nay thành phố Hà Nội rộng 334.470 ha và dân số hiện tại là 6.232.940 người. Về mặt địa lí, phía Bắc Hà Nội giáp Thái Nguyên và Vĩnh Phúc; phía Nam giáp Hà Nam và Hịa Bình; phía Đơng giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hịa Bình và tỉnh Phú Thọ. Sự ra đời của Hà Nội mới khơng chỉ cĩ ý nghĩa về mặt chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục, quân sự, an ninh quốc gia, … mà cịn cĩ ý nghĩa lớn lao về mặt văn hĩa xã hội. Bởi vì chính sự hợp lưu của hai nền văn hĩa: văn hĩa Thăng Long và văn hĩa xứ Đồi tạo cho Hà Nội mới cĩ cơ tầng văn hiến lâu đời và nền văn hĩa phong phú, đa dạng.

Cĩ thể nĩi cơng trình nghiên cứu tiếng địa phương một số vùng trong khu vực Hà Nội mới là một trong những nghiên cứu đầu tiên về ngơn ngữ của Hà Nội mới hiện nay. Với nghiên cứu này, chúng tơi muốn tìm hiểu về lời ăn tiếng nĩi, văn hĩa của một số vùng trong khu vực Hà Nội mới, qua đĩ tìm hiểu về nếp sống sinh hoạt, phong tục tập quán của người Hà Nội hiện nay. Cơng trình nghiên cứu này cũng sẽ

27

gĩp phần nhận diện cơng dân thành phố thơng qua giọng nĩi và phục vụ cho những ứng dụng của ngơn ngữ học về mặt khoa học - hình sự. Đây cũng sẽ là nguồn tư liệu quý giá giúp các nhà nghiên cứu cĩ thêm những kiến thức mới mẻ về Hà Nội, đặc biệt là về mặt ngơn ngữ, văn hĩa.

1.8 Về khái niệm “tiếng Hà Nội” hay “giọng Hà Nội”

“Tiếng Hà Nội” hay “giọng Hà Nội” , theo cách hiểu thơng thường nhất, là chỉ

tiếng nĩi của người dân Hà Nội. Nhưng người Hà Nội là những người nào? Hay nĩi

cách khác thì những tiêu chí nào để khẳng định một người nào đĩ là người Hà Nội hay như người Phú Thọ, Hưng Yên, Hà Tây hay Hải Dương, chẳng hạn? Cĩ phải khái niệm “người Hà Nội” là chỉ tất cả những người cĩ hộ khẩu và đang sống và làm việc ở Hà Nội hay chỉ những người cĩ gốc gác lâu đời ở Hà Nội. Cứ theo hai cực này thì, cho đến nay ít nhất cĩ những hướng quan niệm sau đây:

+ Hướng quan niệm thứ nhất cho rằng “tiếng Hà Nội” hay “giọng Hà Nội”là tiếng nĩi của những người Hà Nội đã cĩ gốc gác lâu đời ở đây. Cĩ thể nĩi một cách cụ thể hơn, là mặc dù ranh giới địa lí – hành chính của Hà Nội cĩ thể thay đổi (mở rộng ra hoặc thu hẹp lại) nhưng tiếng Hà Nội thì vẫn là của người Hà Nội cĩ gốc gác lâu đời ở đây (cụ thể là ở khu vực 36 phố phường Hà Nội xưa).

Tiêu biểu cho hướng quan niệm này là cơng trình “Nghiên cứu tiếng Hà Nội trên phương diện vật lí - âm học” của Tiến sĩ Vũ Kim Bảng trong tuyển bài “Ngơn ngữ & Văn hố 990 năm Thăng Long – Hà Nội”. Theo tác giả của bài báo này thì “ “giọng Hà Nội” hay “tiếng Hà Nội” chỉ cách phát âm của người Hà Nội gốc, tiêu biểu cho vùng phương ngữ Bắc Bộ trong sự khu biệt với các cách phát âm điển hình khác ở các thành phố lớn như Vinh, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh...tiêu biểu cho các phương ngữ khác của tiếng Việt”. Như vậy trong quan niệm của mình, tác giả đã chú ý nhiều tới vấn đề gốc gác của một người. Từ quan niệm này dẫn đến việc lựa chọn cộng tác viên để cung cấp tư liệu ngữ âm cho tác giả “...ít nhất là thế hệ thứ hai được

sinh ra và lớn lên ở Hà Nội”. Như vậy cái định ngữ “ là thế hệ thứ hai được sinh ra và

lớn lên ở Hà Nội” là một đặc điểm, theo chúng tơi, cực kì quan trọng vì nĩ thể hiện

28

Từ quan niệm trên chúng ta cĩ thể theo lơgích suy ra được những vấn đề sau đây: tiếng Hà Nội là tiếng nĩi của những người đã được sinh ra và lớn lên ở vùng đất này chứ khơng phải là tiếng nĩi của tất cả những người đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội. Họ lên đây làm ăn sinh sống từ nhiều miền quê khác nhau ở khắp đất nước. Cũng nằm trong hướng suy nghĩ này là ý kiến của Phạm Anh Tú trong “Vài nét về ngữ âm tiếng Hà Nội”. Cụ thể là “...ranh giới của Hà Nội hiện nay lớn hơn nhiều so với ranh giới của Thăng Long – Hà Nội cổ xưa. ....tuy ranh giới địa lý Hà Nội rộng lớn, cái gọi là tiếng Hà Nội thì lại tồn tại trong một phạm vi nhỏ bé hơn nhiều.” .

Tuy nhiên, so sánh hai ý kiến trên với nhau thì rõ ràng quan niệm của Vũ Kim Bảng là khoa học hơn, “biện chứng” (phải dùng thuật ngữ này của triết học mới nĩi đúng được) hơn ý kiến của Phạm Anh Tú vì nĩ cĩ tính chất bảo thủ, cố hữu. Nếu cứ xem xét kĩ lưỡng thì ngay trong khố luận của mình Phạm Anh Tú cũng đã bộc lộ những mâu thuẫn rõ rệt. Cĩ thể trích ra đây để thấy được vấn đề “Ranh giới địa lí của Hà Nội cĩ thể thay đổi (mở rộng ra hoặc thu hẹp lại)” và “tiếng Hà Nội là tiếng nĩi siêu thổ ngữ”. Nếu đã là tiếng nĩi siêu thổ ngữ thì tiếng Hà Nội khơng chỉ giới hạn ở địa bàn 36 phố phường xưa. Và cĩ thể ở bất kì địa bàn nào trên đất nước Việt Nam này hễ cĩ nơi nào tiếng nĩi cĩ tính chất siêu thổ ngữ là tiếng nĩi của người Hà Nội. Và nếu tiếng Hà Nội là tiếng nĩi của chỉ những người ở 36 phố phường thì cho dù nĩ cĩ tính chất siêu thổ ngữ hay là một thổ ngữ bình thường như nhiều thổ ngữ khác là điều khơng quan trọng.

+ Hướng quan niệm thứ hai cho rằng “tiếng Hà Nội ” là tiếng nĩi của người Hà

Nội cĩ gốc gác lâu đời ở Hà Nội và nĩ cĩ đặc điểm là kết quả của sự lựa chọn cách

nĩi tiêu biểu của nhiều tầng lớp người trong xã hội, tiêu biểu cho phương ngữ Bắc Bộ. Sự lựa chọn này diễn ra một cách tự nhiên theo cơ chế “tự điều chỉnh”. Tiêu biểu

cho hướng quan niệm này là tác giả Nguyễn Trọng Báu trong “tiếng Hà Nội và vấn đề chuẩn tiếng Việt tồn dân” trong “Ngơn ngữ & Văn hố 990 năm Thăng Long – Hà Nội” Hà Nội 2000. Trong bài viết này, tác giả quan niệm như sau: “Tiếng Hà Nội giữ được cái chung của phương ngữ Bắc Bộ, nhưng vượt trội tất cả các phương ngữ tiểu vùng của phương ngữ Bắc Bộ, đĩ là phát âm đầy đủ và chính xác 6 thanh điệu... ” và

29

“...tiếng Hà Nội khơng chỉ là tiếng của riêng người gốc gác nhiều đời vùng đất này mà cịn là kết quả của sự pha trộn, tiếp nhận, lựa chọn cách nĩi của nhiều tầng lớp người khác nhau cùng tới cư trú từ khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ...”.

Chúng ta cĩ thể thấy được ngay rằng cái nhìn của tác giả, tuy một phần cĩ nĩi lên được đặc trưng rất cơ bản cua tiếng Hà Nội là tiêu biểu cho phương ngữ Bắc Bộ nhưng rõ ràng là vẫn chưa uyển chuyển. Vấn đề đơn giản chỉ ở chỗ đã là tiếng nĩi của một thổ ngữ hay một tập các thổ ngữ thì làm sao cĩ thể kết hợp một cách cơ giới với các tiếng địa phương khác được. Tuy thống qua cĩ vẻ cách nhìn của Nguyễn Trọng Báu nghiêng về gĩc độ ngơn ngữ học - xã hội nhưng xét kĩ thì cĩ phần đã hơi đi lạc đề vì chúng ta đang nghiên cứu về một tiếng địa phương thì rõ ràng phải đứng trên quan điểm của phương ngữ học.

+ Hướng quan niệm thứ ba cho rằng tiếng Hà Nội là kết quả của sự lựa chọn,

thanh lọc tự nhiên ngơn ngữ cộng đồng dân tộc (chúng tơi nhấn mạnh – các tác giả),

là sự hội tụ của bốn phương, là tinh hoa của một nền văn hố.

Tiêu biểu cho hướng quan niệm này là tác giả Hồng Văn Hành trong bài “Tiếng Hà Nội - Sự hội tụ của bốn phương, tinh hoa của một nền văn hố” trong tuyển tập “Ngơn ngữ & Văn hố 990 năm Thăng Long - Hà Nội” Hà Nội 2000. Cụ thể tác giả quan niệm như sau: “Tiếng Hà Nội là vậy: là sự hội tụ của bốn phương, là tinh hoa của một nền văn hố, là yếu tố làm rạng rỡ cho Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến”. Chỉ cĩ điều khiến chúng ta phải băn khoăn là ở chỗ thế nào là sự “hội tụ” hay “kết tinh”. Cĩ thể diễn đạt theo một cách khác là tiếng Hà Nội là tiêu biểu cho tiếng Việt chứ khơng hẳn là hội tụ. Lịch sử tư tưởng ngành ngơn ngữ học chưa hề chứng minh được thế nào là sự hội tụ các tiếng địa phương trong một ngơn ngữ lại thành một tiếng địa phương tinh hoa và quá trình hội tụ đĩ diễn ra như thế nào. Nĩi tĩm lại đây là một phát biểu cĩ tính chất chung chung chứ khơng hề cĩ cơ sở thực tiễn nào.

+ Hướng quan niệm thứ tư cho rằng khái niệm “tiếng Hà Nội” chính là phương ngữ địa lí - xã hội. Tiêu biểu cho hướng quan niệm này là Nguyễn Văn Khang. Tác giả, xuất phát từ gĩc độ ngơn ngữ học xã hội, đã đưa ra một quan niệm riêng cĩ tính

30

chất lý thuyết như sau: “Cái gọi là “tiếng” ở đây chính là phương ngữ địa lí - xã hội...Theo thời gian - lịch sử, Hà Nội cĩ những thay đổi về địa lí. Như vậy nếu nhìn từ phương ngữ địa lí thì sẽ khơng cĩ một khái niệm tiếng Hà Nội chung chung mà chỉ cĩ một tiếng Hà Nội gắn với địa lí Hà Nội ở từng giai đoạn lịch sử “tiếng Hà Nội - địa lí theo phân kì của lịch sử”. Chẳng hạn như, khi nĩi tiếng Hà Nội ở thập kỉ cuối của thế kỉ 20 là phải gắn với địa lí - hành chính của giai đoạn này”.

Như vậy rõ ràng là quan niệm này so với các quan niệm trên đã cĩ tiến bộ hơn hẳn bởi nĩ đã giải quyết được một vấn đề quan trọng nhất của thổ ngữ chính là ranh giới địa lí của nĩ. Nhưng vấn đề ranh giới địa lí - hành chính khơng phải lúc nào cũng trùng với ranh giới của đường đồng ngữ trong ngơn ngữ.

Qua những điều đã được trình bày trên, chúng tơi cho rằng để đưa ra một quan niệm về tiếng Hà Nội thì cần phải đứng từ gĩc độ phương ngữ học và ngữ âm học. Và định nghĩa đĩ phải thoả mãn hai điều kiện: phản ánh được hệ thống - cấu trúc và chức năng của tiếng Hà Nội.

Đến đây, chúng tơi đưa ra một định nghĩa cĩ tính chất để làm việc về tiếng Hà

Nội như sau: Tiếng Hà Nội là tiếng nĩi của những người đã sinh ra và lớn lên ở địa

bàn địa lí - hành chính Hà Nội (ít nhất là thế hệ thứ hai) mà cái gốc ban đầu của nĩ là khu vực 36 phố phường quanh hồ Gươm.

1.9 Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, chúng tơi trình bày một số cơ sở lí thuyết cĩ liên quan đến đề tài.

Thứ nhất, luận văn trình bày một số nội dung về phương ngữ và đặc điểm ngữ âm của

một số vùng phương ngữ. Chúng tơi lựa chọn quan niệm về phương ngữ và thổ ngữ của Hồng Thị Châu để làm cơ sở lí luận cho những nghiên cứu của luận văn. Luận văn cũng đã trình bày một số nội dung cụ thể về vấn đề phân vùng phương ngữ tiếng

Việt, giới thiệu đặc điểm ngữ âm của 3 vùng phương ngữ Bắc, Trung, Nam. Thứ ba,

chúng tơi đã trình bày những khái niệm cần thiết về từ và từ địa phương để phục vụ

cho việc nghiên cứu của luận văn. Thứ tư, chúng tơi đã lựa chọn những nội dung về

đặc điểm âm tiết và lược đồ âm tiết tiếng Việt theo quan niệm của Đồn Thiện Thuật để làm cơ sở lí thuyết cho luận văn, miêu tả hệ thống các phụ âm (22 phụ âm đầu, 6

31

phụ âm cuối), nguyên âm (13 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đơi), thanh điệu (6 thanh

điệu) của tiếng Việt, biểu diễn các phụ âm, nguyên âm dưới dạng chữ viết. Thứ năm,

chúng tơi giới thiệu tổng quan khu vực Hà Nội mới và nêu ý nghĩa, tính thời sự của luận văn này. Ngày 1/8/2008, địa giới Hà Nội chính thức được mở rộng, diện tích là của khu vực Hà Nội mới là hơn 3.300 km2. Đây là một trong những cơng trình đầu tiên nghiên cứu về đặc trưng ngữ âm, từ vựng của một số thổ ngữ Hà Nội mới, ứng

dụng vào việc giám định nhận dạng tiếng nĩi. Thứ sáu, luận văn trình bày các nội

dung như chuẩn ngơn ngữ và một số hiện tượng lệch chuẩn trong tiếng Việt, khái niệm “tiếng Hà Nội” hay “giọng Hà Nội” để phục vụ cho việc nghiên cứu.

32

CHƯƠNG 2. MƠ TẢ CÁC ĐẶC TRƯNG NGỮ ÂM- TỪ VỰNG CỦA MỘT SỐ THỔ NGỮ Ở HÀ NỘI

2.1 Mơ tả theo hình thức ghi âm bảng từ

2.1.1 Hiện tượng biến đổi /l/-/n/ và /n/-/l/

Theo hình thức ghi âm bảng từ, chúng tơi thu được 1101 từ cĩ hiện tượng biến đổi ở 5 huyện. Trong đĩ, số từ mà người dân phát âm từ /l/ thành /n/ là 999 từ. Tổng số từ mà người dân phát âm từ /n/ thành /l/ là 102 từ.

Ở xã Kim Lũ- Sĩc Sơn, các từ cĩ sự biến đổi từ phụ âm /l/ thành /n/ là 220 từ. Trong 5 xã được khảo sát, Kim Lũ cĩ số lượng các từ cĩ sự biến đổi từ /l/ thành /n/ cao nhất. Các từ cĩ hiện tượng biến đổi này cĩ số lượng nhiều thứ hai là Cát Quế- Hồi Đức: 215 từ. Xã cĩ chỉ số này ở vị trí thứ ba là Ngọc Tảo- Phúc Thọ và Canh Nậu- Thạch Thất. Cuối cùng là xã Phương Đình- Đan Phượng: cĩ 168 từ cĩ hiện tượng biến đổi từ /l/ thành /n/.

So sánh hiện tượng biến đổi từ /l/ thành /n/ và từ /n/ thành /l/ ở 5 xã, cĩ thể nĩi, hiện tượng biến đổi từ /l/ thành /n/ nhiều hơn gấp 9,7 lần so với hiện tượng biến đổi từ /n/ thành l. Trong 5 xã, chỉ cĩ 3 xã cĩ hiện tượng /n/ biến đổi thành l, cịn 2 xã Kim Lũ- Sĩc Sơn và Cát Quế-Hồi Đức khơng cĩ hiện tượng này. Xã Ngọc Tảo- Phúc Thọ cĩ số lượng các từ biến đổi từ /n/ thành /l/ nhiều nhất: 52 từ. Hai xã Phương Đình- Đan Phượng và Canh Nậu- Thạch Thất cĩ chỉ số này ở vị trí thứ hai: 25 từ.

Như vậy, hiện tượng biến đổi phụ âm từ /l/ thành /n/ cĩ ở cả 5 xã nhưng hiện tượng biến đổi từ /n/ thành /l/ chỉ cĩ ở 3 xã. Điều này cũng cho thấy sự khác biệt của thổ ngữ ở 2 xã Kim Lũ- Sĩc Sơn, Cát Quế- Hồi Đức so với 3 xã cịn lại: Ngọc Tảo- Phúc Thọ, Phương Đình- Đan Phượng và Canh Nậu- Hồi Đức. Trong cơng tác giám định tiếng nĩi, dựa vào sự khác biệt này mà chúng tơi cĩ thể loại trừ bớt đối tượng nghi vấn (tất nhiên là cịn phải dựa vào việc kết hợp với những đặc điểm ngữ âm khác của các thổ ngữ nữa).

33

Bảng 2.1 Bảng thống kê về sự biến đổi /l/-/n/ và /n/-/l/ theo hình thức đọc bảng từ ở 5 xã

Thổ ngữ /l/-/n/ /n/-/l/

Kim Lũ (Sĩc Sơn) 220 0

Phương Đình (Đan Phượng) 168 25

Ngọc Tảo (Phúc Thọ) 198 52

Cát Quế ( Hồi Đức) 215 0

Canh Nậu (Thạch Thất) 198 25

Tổng cộng 999 102

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ về sự biến đổi /l/-/n/ và /n/-/l/ theo hình thức đọc bảng từ ở 5 xã

0 50 100 150

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc trưng ngữ âm, từ vựng của một số thổ ngữ ở hà nội, ứng dụng trong việc giám định nhận dạng tiếng nói (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)