- “10”: là số tháng SV thuê nhà ở trong 1 năm
2.1.2. Về diện tích phụ
• Phòng vệ sinh:
Hầu hết các KTX SV hiện nay đều có nhà vệ sinh khép kín cho từng phòng ở. 84,1% SV được sử dụng diện tích buồng vệ sinh trung bình là 6.6 m²
Bảng 2.2. Trang bị trong công trình phụ (%)
1. Vòi hoa sen 40.4
2. Lavabô (bồn rửa tay) 45.0
3. Bệ cầu bệt 41.0
4. Bệ ngồi 60.2
5. Bình nóng lạnh 23.0
Đây là một sự thay đổi đáng kể so với thời gian cách đây không lâu khi tình trạng phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng chung với các phòng khác (ở cùng tầng, cùng tòa/dãy nhà) và chung với các phòng khác ở cách xa phòng là phổ biến. Điều này đã gây ra không ít những khó khăn, phiền toái cho SV.
“Một số khó khăn là vì nhà vệ sinh lại chung với mấy phòng nên mất nước nhiều lúc còn phải chờ mới đến lượt tắm giặt cũng mệt lắm”.
(Nam, SV năm thứ 3, ĐH Bách Khoa)
Việc thiết kế và trang bị những tiện nghi trong nhà tắm hay phòng vệ sinh đã phản ánh mức đầu tư trang thiết bị trong phòng ở của nhà trường, của
Nhà nước ta nhằm nâng cao chất lượng sống của SV trong các KTX. Các tiện nghi trong nhà tắm được hiển thị trong Bảng 2.2 ở trên.
Như vậy, công trình phụ trong phòng ở KTX của SV hiện nay được trang bị khá hiện đại. Thậm chí có tới 41,0% phòng ở được trang bị bệ cầu bệt và 23,0% có bình nóng lạnh.
• Khu vực phơi quần áo:
Một chi tiết nữa cũng được nhiều SV phản ánh, đặc biệt là SV nữ. Đó là những vấn đề liên quan đến chỗ phơi quần áo. Nhiều công trình KTX, kể cả trước đây lẫn hiện nay khi thiết kế, lại dường như không quan tâm đến vấn đề này.
Thông thường, các ban công phía trước hoặc sau của các phòng chính là chỗ để SV phơi quần áo. Tuy nhiên, nhiều công trình KTX lại bỏ qua chi tiết quan trọng này trong đời sống sinh hoạt của SV. Qua quan sát và phản ánh của các SV nội trú, tác giả ghi nhận những dạng vấn đề sau đối với chỗ phơi quần áo:
- Nhiều KTX cũ, được xây dựng trước đây không thiết kế ban công phía sau nên SV phải căng dây, phơi quần áo ra mặt tiền trước phòng. Điều này gây ra sự rất mất mĩ quan cho cả khu KTX.
- Nhiều KTX mới, có ban công đằng sau nhưng diện tích quá nhỏ, có khi chưa đến 4m2, nên việc phơi quần áo rất khó khăn. Thậm chí có những ban công, vì yếu tố thẩm mỹ, nên được quây khá kín, khoảng không rất hạn chế.
Chính những bất cập về chỗ phơi quần áo đang tồn tại như trên của nhiều khu KTX dẫn đến những khó khăn cho SV.
cảnh phơi phóng cẩu thả này. Tuy nhiên, có ở KTX như tụi em mới hiểu, thèm có chỗ phơi phóng sạch sẽ cho hợp vệ sinh cũng không có”
(Nữ, SV năm thứ ba, KTX Mễ trì)
- “Bọn mình là SV nữ thỉnh thoảng gặp phải những tình huống rất tế nhị. Quần áo đượcphơi ở hành lang chung, đặc biệt là "đồ nhỏ" được phơi ở tầng trên, nếu lỡ bay xuống tầng phơi ở hành lang chung, đặc biệt là "đồ nhỏ" được phơi ở tầng trên, nếu lỡ bay xuống tầng dưới hay xuống đất, thuộc "lãnh địa" của các bạn nam thì coi như bỏ vì không ai dám nhặt
(Nữ, SV năm thứ nhất, ĐH Bách khoa Hà Nội)