- “10”: là số tháng SV thuê nhà ở trong 1 năm
2.1.1. Về phòng ở
Hệ thống KTX của hầu hết các trường trên địa bàn Hà Nội đã có “tuổi thọ” gần 50 năm (xây dựng từ những năm 1960) hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, chất lượng, điều kiện ở rất kém. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng sống của SV trong KTX, gây tâm lý bức xúc và lo lắng về chất lượng nhà ở không an toàn. Qua khảo sát, phần lớn các tòa nhà KTX dành cho SV đều đã cũ, chủ yếu là nhà cao tầng đã đưa vào sử dụng trên 15 năm, nhà cấp bốn hay nhà mái bằng 1 tầng. Chỉ 35,3% SV được ở trong các khu nhà cao tầng mới. Cụ thể, xem biểu đồ 2.1.
Hiện nay, trong hệ thống các khu KTX trên địa bàn Hà Nội, khu KTX của trường Bách Khoa nổi tiếng là KTX chất lượng tốt cho SV, được trang bị tiện nghi sinh hoạt đầy đủ, các loại hình dịch vụ phục vụ tốt cho nhu cầu sống và học tập của SV. Chính vì vậy, Bách Khoa thuộc trong khối các trường ngành kỹ thuật có tỷ lệ cao nhất có chất lượng nhà cao tầng mới, đạt 13,2% trong tổng số; nhóm trường thuộc ngành xã hội có tỷ lệ cao nhất có chất lượng nhà cấp 4, đạt 4,5% trong tổng số. Vụ sập trần sáng 8/6/2010 tại KTX Học viện Ngân hàng (Hà Nội) khiến hàng trăm SV hốt hoảng khi mảng trần rộng cả chục m2 ở hành lang tầng 3 bất ngờ sập xuống. Đây là một trong hai khu KTX có sức chứa 400 SV, được xây từ hơn 40 năm trước.
Thực tế, việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu nhà ở cho SV đối với mỗi trường là điều rất khó khăn. Do quỹ đất của mỗi trường đều hạn hẹp, nguồn đầu tư xây dựng không dồi dào, để phục vụ chỗ ở cho nhiều SV nên mô hình diện tích phòng ở các KTX được mở rộng diện tích để có thể sắp xếp nhiều SV trong một phòng.
Với số liệu điều tra cho thấy diện tích thực tế của các phòng KTX chủ yếu nằm trong khoảng từ 16 – 30 m² (chiếm 65,1%). Tuy nhiên, số lượng phòng có diện tích trên 30m² cũng chiếm một số lượng đáng kể với 28,1% (Bảng 2.1).
Từ việc tính diện tích phòng trung bình là 29,2m² và số lượng người trong phòng tại các KTX trung bình là 8 SV/ phòng. Ta có thể tính được diện tích bình quân m²/người là 3,65m²/người, gần xấp xỉ 4m²/người (đúng theo tiêu chuẩn mà Bộ Giáo dục đề ra cho các đơn vị xây dựng nơi ở cho SV).
Số tiền trung bình thuê phòng ở mà sinh viên phải trả là 158 nghìn đồng/người/tháng.
• Về tiện nghi sinh hoạt: Nghiên cứu đã tìm hiểu 4 loại tiện nghi sinh hoạt cơ bản là Giường, Bàn học, Giá sách, Tủ quần áo.
Về Giường: Tiện nghi này không thể thiếu trong mỗi phòng ở của SV.
Với số lượng SV trung bình/phòng là 8 người thì loại giường tầng được coi là phù hợp nhất (96,8%) nhằm tiết kiệm diện tích không gian ở. Với mục đích tạo sự an toàn, bền chắc, chống mối mọt,… các KTX SV đa số được chất liệu làm bằng sắt (94,6%), chiếm tỷ lệ rất nhỏ là giường đơn, chất liệu giường làm bằng gỗ, v.v.. Bảng 2.1. Diện tích phòng ở của SV (%) Diện tích phòng ở Tỷ lệ (%) Dưới 10m² 1.7 Từ 11 - 15m² 5.1 Từ 16 – 20 m² 30.1 Từ 21 – 30 m² 35.0 Từ 31 – 40 m² 14.2 Từ 41 – 50 m² 8.3 Trên 50 m² 5.6 Phòng ở của SV nữ trong KTX HVBCTT
Về Bàn học: Tỷ lệ phòng được trang bị bàn học chung chỉ đạt 10,9%.
Phổ biến nhất là kiểu bàn nhỏ để trên giường do SV tự trang bị (57,3%) với mục đích tạo sự tiện lợi cho việc học của mỗi một cá nhân, cũng là để tiết kiệm không gian sinh hoạt, chất liệu chủ yếu là bàn học làm bằng gỗ.
Về Giá sách: Số phòng có giá sách chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 3,5%, còn lại
là loại giá sách riêng và giá sách nhỏ để trên giường của mỗi SV chiếm tỷ lệ là 94,8%, chủ yếu làm bằng sắt. Điều này cũng là hợp lý, bởi nhu cầu riêng của mỗi cá nhân trong việc học tập và giá thành của các loại giá sách nhỏ chỉ tầm từ 15 – 20 nghìn đồng/chiếc tùy theo kích cỡ giá sách.
Về Tủ quần áo: Là tiện nghi sinh hoạt cần thiết của mỗi cá nhân. Thực
tế, tỷ lệ phòng được trang bị tủ quần áo chỉ đạt 44,0%. Nguyên nhân là do diện tích phòng KTX nhỏ, trung bình 8 SV trong một phòng thì việc mỗi cá nhân có một tủ quần áo riêng cũng là một điều xa sỉ. Chủ yếu mỗi SV phải đựng quần áo, tư trang của mình trong những hòm sắt được để ở dưới gầm giường hoặc treo quần áo trên mắc quần áo riêng.
Ngoài những tiện nghi sinh hoạt cơ bản được trang bị trong phòng, SV tự mua sắm những tiện nghi sinh hoạt hiện đại để phục vụ theo nhu cầu của bản thân mình.
Nhìn vào biểu đồ 2.2, ta thấy trong 9 tiện nghi sinh hoạt được hỏi thì 3 tiện nghi sinh hoạt tự trang bị chiếm tỷ lệ cao là mạng Internet đứng đầu (81,3%), máy tính để bàn (60,1%) và Laptop (42,8%). Điều này cho thấy, nhu cầu phổ biến nhất của SV hiện nay là sử dụng máy tính và Internet. Nguyên nhân là do sự phát triển vượt bậc của mạng Internet tại nước ta. Sau hơn 10 năm phát triển, kể từ ngày 19/11/1997 dịch vụ Internet chính thức có mặt tại
Việt Nam, sự phát triển nhanh chóng của mạng Internet đã đưa Việt Nam lên đứng thứ 5 Châu Á về số lượng người sử dụng Internet, sau Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonexia. “Theo tổng cục thống kê Việt Nam nói con số người đăng ký dịch vụ Internet băng thông rộng năm 2009 là 3,1 triệu người, tăng 46% so với năm 2008. Một trong các lý do là chương trình khuyến mại hấp dẫn của các nhà cung cấp dịch vụ, khiến giá cả sử dụng hợp lý hơn”3. Cùng với đó, giá thành cho một máy tính đã giảm đi đáng kể, phù hợp hơn với túi tiền của người tiêu dùng, trong đó có nhóm SV. Lợi ích của việc sử dụng Internet đã rất rõ ràng, SV sử dụng máy tính để phục vụ cho việc học tập, tìm kiếm thông tin, liên kết với gia đình, người thân và bạn bè, giải trí, vui chơi,… Vì vậy, Internet thực sự là một nhu cầu thiết yếu của mỗi người.
• Điều kiện điện, nước:
Hình thức trả tiền điện, nước của các trường cũng có sự khác nhau. Ví dụ như trường ĐH Bách Khoa thì tiền điện nước miễn phí; trường HVBC&TT thì mỗi SV chỉ cần trả 40 nghìn đồng/tháng sẽ được dùng điện, nước thoải mái. Một số trường như trường ĐH Sân khấu điện ảnh, ĐH Kinh tế Quốc dân, CĐ Du lịch Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Hà Nội... thì bao cấp cho SV 10 số điện/tháng, 1 khối nước/tháng, nếu sử dụng nhiều hơn thì trả thêm tiền, được tính với giá điện là 1.200 đồng/số và tiền nước: 4 ngàn đồng/khối. Làng Hacico, CĐ Tài Nguyên và Môi trường có đồng hồ điện, nước riêng được trả tiền điện nước với hình thức dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu.
Có 85,6% SV được hỏi trả lời là điện phòng ở có đủ sáng, có 72,5% trả lời phòng ở có đủ nước. Tuy nhiên, tỷ lệ trả lời có tình trạng mất điện thường xuyên là 14,1% và thường xuyên mất nước là 32,6%. Nguyên nhân là do cắt điện luân phiên trên toàn địa bàn Hà Nội, do sự cung ứng điện, nước của nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của SV, do máy bơm nước hỏng hay ý thức của SV,… Tần suất mất điện, mất nước có khi lên đến 7 ngày/tuần. Qua khảo sát cho thấy, trung bình một tuần xảy ra tình trạng mất điện là 2
3
lần/tuần, mất nước là 5 lần/tuần. Vấn đề thường xuyên mất điện, mất nước cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập và đời sống của SV.
“Dãy nhà A4 bọn em đang ở thiếu trầm trọng nước. Từ khi KTX sửa, bể chứa nước đã được bỏ đi, thay vào đó là một cái téc nước rất lớn trên đó. Nhưng đồng nghĩa với việc SV dùng trực tiếp, các phòng cứ thế mà xả, đến khi nào hết nước thì thôi. Hết nước thì bọn em sẽ thiếu nước. Trường vẫn giữ nguyên lịch bơm nước như vậy. Lượng người sử dụng khá là lớn. 5-10 phòng chung một cái téc nước. Hơn nữa buổi sáng KTX bơm nước khá muộn, các bạn học sáng rất bất tiện. Thỉnh thoảng máy bơm bị tắc hay có vấn đề gì đấy, những bạn học sáng bức bối với chuyện phải xuống dưới dãy nhà B2, rất mệt mỏi. Nếu như muốn sáng không bị muộn học, tối hôm trước bọn em phải khiêng nước từ dưới đó lên”
(Nam, SV năm thứ 2, HVBC&TT)