- HVBC&TT còn thuê công ty bảo vệ chuyên nghiệp An Thắng (vòng ngoài), trong mỗi ca trực có một bảo vệ, bảo vệ phòng KTX của trường (vòng trong)
5. Đoàn thanh niên nhà trường lập tổ xung kích tự quản tại từng khu vực có SV ở, phân cán bộ theo dõi, quản lý theo nhóm, lớp.
khu vực có SV ở, phân cán bộ theo dõi, quản lý theo nhóm, lớp.
33.6
6. Dán ảnh của SV đang ở trong các phòng KTX để quản lý. 26.8
Đối với nhóm SV ở nội trú, mặc dù được sự kiểm tra sát sao của ban quản lý KTX và nhà trường nhưng thực tế vẫn còn nhiều vấn đề như SV đi chơi qua đêm không về phòng ở, việc SV uống rượu, gây gổ, đánh nhau làm
ảnh hưởng đến các SV khác, tình trạng mất trộm mất cắp vẫn xảy ra, … Chính vì vậy, các giải pháp cụ thể được gần ½ SV tán thành là xây dựng hòm thư góp ý, tố giác tội phạm, phải có một ban quản lý SV độc lập, luôn luôn cập nhật, bổ sung thông tin về SV,… Ngoài ra, cách thức tiến hành dán ảnh của SV đang ở trong các phòng KTX để quản lý cũng được nhiều bạn tán thành (thực tế đã có trường ĐH Bách Khoa tiến hành), mỗi phòng bầu ra một trưởng phòng chịu trach nhiệm với ban quản lý, tổ chức các hoạt động giải trí, thành lập các câu lạc bộ nhằm tăng sự liên kết giữa nhà trường, quản lý KTX và SV,..
“Theo mình nên triển khai theo hướng là phối hợp giữa nhà trường, ban quản lý KTX và SV. Để thực hiện sự phối hợp tốt thì nên tổ chức hoạt động cho SV KTX, thi thể thao, thành lập câu lạc bộ. Trong phòng ban quản lý KTX có hòm thư góp ý để SV có thắc mắc gì thì có thể gửi lên ban quản lý một cách dễ dàng…”
(Nữ, SV năm thứ 3, HVBC&TT)
• Giải pháp về hình thức quản lý ký túc xá
Có 76,2% SV được hỏi muốn ban quản lý KTX có sự có mặt của SV. Việc SV tham gia vào ban quản lý là một giải pháp hữu hiệu trong vấn đề quản lý SV. Các ý kiến của SV cho rằng trong ban quản lý SV nên cho SV tham gia vào bởi như vậy, khi có các vấn đề nảy sinh trong KTX thì sẽ có sự giải quyểt từ hai phía: phía quản lý và SV, SV có thể đưa ra những lời khuyên, giải pháp phù hợp cho ban quản lý để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Hơn thế nữa, SV nằm trong ban quản lý sẽ nắm được cụ thể tình hình điều kiện học tập, sống của SV trong KTX, những vấn đề khó khăn SV đang mắc phải để có thể đề xuất những quy định phù hợp với SV sống trong KTX, …
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 42% SV cho rằng SV trong ban quản lý KTX sẽ thực hiện nhiệm vụ tham gia giám sát theo nội quy, quy định của KTX và báo cáo cho ban quản lý KTX, 24,9% là tham gia vào giải quyết các vấn đề trong KTX cùng với ban quản lý KTX và chỉ có 9,3% cho rằng SV chỉ tham gia vào việc lập ra các nội quy, quy định KTX. Việc SV tham gia vào ban quản lý KTX sẽ là một giải pháp có lợi cho cả hai bên: về phía ban quản lý và phía SV.
Số SV này sẽ thực hiện các công việc quản lý KTX cùng ban quản lý, chiếm đa số từ 1 – 5 người là 45,1%. Nhóm SV cho rằng mỗi phòng cần có một SV trong ban quản lý sẽ có số lượng SV trên 15 người chiếm tỷ lệ 4,9%.
(Bảng 3.5)
Bảng 3.5. Số lượng SV tham gia vào Ban quản lý KTX
Số SV Tỷ lệ
Từ 1 - 5 người 45.1
Từ 6 - 10 người 44.7
Từ 11 - 15 người 5.3
Trên 15 người 4.9
Phạm vi mà SV thực hiện quản lý trong KTX được mong muốn nhiều nhất là trong mỗi phòng ở (20,2%). Nhìn vào biểu đồ 3.7 ta thấy, xu hướng lựa chọn SV thực hiện quản lý KTX trên phạm vi rộng thì số SV lựa chọn càng thấp. Điều này là dễ hiểu, bởi SV quản lý trên phạm vi hẹp sẽ thực hiện việc quản lý tốt hơn trên phạm vi rộng. Do vậy, hình thức quản lý SV lý tưởng trong KTX là trong mỗi phòng đều có một trưởng phòng, trưởng phòng thuộc ban quản lý SV, luôn thực hiện báo cáo thông tin về điều kiện sinh hoạt ở của SV và thực hiện giải quyết khi có vấn đề nảy sinh.
Sự lựa chọn của SV về mô hình phòng ở KTX
Nghiên cứu đã đưa ra những câu hỏi mở về diện tích phòng (m²), số lượng người/phòng và tiện nghi sinh hoạt trong phòng theo 6 mức giá tiền qua đó đáng giá, tổng hợp lại nhu cầu nhà ở của SV. 6 mức giá này được tổng hợp trên cơ sở các mức chi thực tế mà SV nội trú đang phải trả. Các mức giá cao là những phòng ở đặc biệt mà một số trường đã thí điểm cho làm dịch vụ nhưng không triển khai đại trà.
Với căn cứ tham chiếu là 6 mức giá, các số liệu mà SV cung cấp sẽ giúp ta có thể hình dung rõ nhất nhu cầu thực sự của SV về phòng ở. Mặc dù đây là những giả định đặt ra cho phần nhu cầu, SV có thể tùy ý bày tỏ mong ước nhưng các kết quả nghiên cứu cho thấy mẫu nghiên cứu đã khá nghiêm túc với các đề xuất của mình khi các mức tăng là khá đều đặn, hợp logic.
Bảng 3.2: Bình quân nhu cầu về diện tích và số lượng người trong phòng Mức giá (đồng/người/ tháng) Diện tích phòng Số người trong phòng Diện tích bình quân đầu người
Công trình phụ Tỷ lệ lựa chọn (%) 80.000 – 100.000 23,5 m 4 5,8 m²/ SV Chung 6.8 150.000 – 200.000 27,8 m² 4 6,9 m²/ SV Chung 9.0 250.000 – 300.000 30,4 m² 4 7,6 m²/ SV Khép kín 28.3 450.000 - 500.000 34 m² 4 8,5 m²/ SV Khép kín 17.6 650.000 – 700.000 39 m² 4 9,7 m²/ SV Khép kín 16.8 Trên 1 triệu đồng 46,5 m² 4 11,6 m²/ SV Khép kín 16.1
Bảng 3.2 phản ánh một xu hướng tất yếu là ở mức chi trả càng cao thì yêu cầu của SV về diện tích phòng cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận. Với diện tích tối thiểu là 23,5m² ở mức chi phí thấp nhất (từ 80 – 100 nghìn đồng) và tối đa là 46,5m² ở mức chi phí cao nhất (trên 1 triệu đồng), mỗi mức giá tăng lên thì nhu cầu về diện tích phòng tăng lên từ 3 – 5 m².
Một điều khá ngạc nhiên là tỷ lệ SV lựa chọn mức giá từ mức giá 250- 300 nghìn đồng trở lên, cho đến trên 1 trên đồng lại chiếm số lượng áp đáp so với mức giá từ 200.000đ trở xuống. Điều này cho thấy SV sẽ không ngại mức chi phí cao cho việc dành một suất ở trong KTX khi nhu cầu về diện tích phòng và công trình phụ được đáp ứng.
Một điều đặc biệt là nhu cầu về số lượng người trung bình trong mỗi phòng ở cả 6 mức giá là không đổi, trung bình 4 SV/phòng, ít hơn ½ số lượng người theo quy định của Bộ Xây Dựng là tối đa 8 người/phòng. Qua nghiên cứu định tính, nhiều SV được hỏi đều muốn được ở phòng chỉ có 4 người vì sẽ thoải mái hơn và dễ phân chia tiền sinh hoạt. Thực tế, KTX trường ĐH Công Nghiệp đã áp dụng hình thức số lượng 4 người/phòng và được nhiều SV tán thành.
“Mình thích được ở 4 người/phòng thôi, như thế sẽ thoải mái hơn, giống như ở trường Công Nghiệp ý”
(Nam, SV năm thứ 2, ĐH KTQD)
Số lượng người/phòng không đổi, diện tích phòng ở mức giá càng cao thì càng tăng lên khiến diện tích bình quân trên đầu người cũng tăng theo, khoảng hơn 1m²/người so với mức giá trước. Ở mức giá thấp nhất từ 80 – 100
nghìn/người/tháng có diện tích bình quân đầu người là 5,8m² đã cao hơn quy định 4m²/người của Bộ Xây Dựng. Ở mức giá cao nhất, phòng ở cao cấp là trên 1 triệu/người/tháng diện tích bình quân đầu người đã tăng lên gần 2m² so với mức giá trước từ 650 -700 nghìn/ người/ tháng là 11,6m².
Tóm lại, xu hướng nhu cầu của SV ở mức giá càng cao thì diện tích phòng càng rộng, diện tích tối thiểu là 23,5 m², với số lượng SV/phòng ở 6 mức giá là không đổi 4 SV/phòng và diện tích bình quân trên đầu người tối thiểu là 5,8m² .
3.3. Nhu cầu ở và sinh hoạt của sinh viên trong ký túc xá theo cácmức giá thuê phòng phổ biến mức giá thuê phòng phổ biến
Trên cơ sở các thông tin định tính bổ sung và sự đa dạng về điều kiện ở và sinh hoạt của SV ở Chương II, tác giả tiếp tục làm rõ sự khác biệt về nhu cầu của SV theo 04 mức giá phổ biến thông qua “Bảng so sánh nhu cầu về
So sánh nhu cầu về nhà ở KTX của SV tại 4 mức giá
Mức giá Mức giá 1 Mức giá 2 Mức giá 3 Mức giá 4
Dưới 200 nghìn/người/tháng 250 - 300 nghìn/người/tháng 450 – 700 nghìn/người/tháng Trên 1 triệu/người/tháng
Nơi áp dụng mức giá Hacinco, KTX BC&TT Hacinco KTX BC&TT Hacinco, KTX BC&TT
Diện tích phòng - Mở rộng diện tích: 30 - 35 m²