VAI TRÒ CỦA NHÀ TRƯỜNG ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ NHÀ KÝ TÚC XÁ CHO SINH VIÊN

Một phần của tài liệu Nhu cầu về mô hình nhà ký túc xá của sinh viên đại học (Khảo sát tại một số trường đại học ở Hà Nội) (Trang 27 - 32)

- “10”: là số tháng SV thuê nhà ở trong 1 năm

1.4.VAI TRÒ CỦA NHÀ TRƯỜNG ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ NHÀ KÝ TÚC XÁ CHO SINH VIÊN

XÁ CHO SINH VIÊN

Cùng với gia đình, các trường ĐH, CĐ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chăm lo cơ sở vật chất phục vụ học tập và sinh hoạt cho SV. Trước thực trạng khan hiếm chỗ ở KTX, các trường đều biết nhưng rất khó khắc phục. Phần lớn các trường ĐH, CĐ ở Hà Nội đều xây dựng cách đây mấy chục năm, quy mô đào tạo tăng liên tục trong khi quỹ đất hầu như không thay đổi. Diện tích các trường hiện nay phần lớn chỉ đủ cho quy mô đào tạo, không thể đáp ứng cho việc mở rộng diện tích KTX. Ngoài ra, trường hợp như ĐH Quốc gia Hà Nội với kế hoạch phát triển đến năm 2015 cũng ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch xây mới KTX cho SV. Hiện nay, do mục tiêu của trường vào năm 2015 là chuyển 40.000 SV lên khu công nghệ cao Hòa Lạc (Thạch Thất – Hà Nội) nên KTX hiện tại trong khuôn viên trường không quá chú trọng đầu tư xây mới, còn KTX ở Hòa Lạc thì mới bắt đầu được xây dựng. Do vậy, ở thời điểm hiện tại, nhà trường không thể đáp ứng chỗ ở cho số đông SV.

Trên thực tế, những điều kiện cơ bản để xây thêm KTX là phải có quỹ đất riêng, phải có ngân sách từ Chính phủ, các bộ/ ngành với vai trò là các đơn vị chủ quản; hay sự quan tâm của các doanh nghiệp hưởng ứng chủ trương xã hội hóa giáo dục về vấn đề nhà ở cho SV. Vấn đề này đang được triển khai như đã đề cập ở phần 1.3. Vậy, vai trò của nhà trường đối với vấn đề nhà ở cho SV hiện nay là như thế nào?

Thời gian qua, ngoài các dự án nhà ở do UBND thành phố chủ trì, một số trường ĐH trên địa bàn Hà Nội cũng đã nhiệt tình đăng ký tham gia chương trình xây dựng KTX, nhà ở cho SV như: ĐH Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ lợi, Bách khoa, Điện lực, Ngoại thương, Ngân hàng, Dược và hai học viện thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia. Tuy nhiên, một trong những vấn đề là quy hoạch xây dựng mạng lưới các trường ĐH, CĐ, trung học dạy nghề hiện nay chưa có. Vì vậy, việc có lập dự án và quyết định

đầu tư nhà ở cho SV hay không còn khiến lãnh đạo nhiều trường băn khoăn. Tại Hà Nội, có trường đã đệ trình phương án quy hoạch cho cơ quan chức năng, song khó được phê duyệt bởi hạ tầng kỹ thuật tại khu vực khó đáp ứng quy mô dự án…

Trước những khó khăn về quỹ đất và nguồn tài chính, các trường ĐH cũng đã có nhiều nỗ lực và giải pháp nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu ở KTX của SV. Nhiều trường đang từng bước phá bỏ dần các khu nhà KTX cũ, lấy mặt bằng xây dựng lại các tòa nhà cao tầng mới. Song song với đó là việc tăng cường các trang thiết bị mới, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của SV.

• Tổng diện tích KTX HVBC&TT là 23.081m2, tổng số phòng là 258/7 dãy nhà. Diện tích phòng ở 27-30m2. Có 2 loại nhà, đó là 3 nhà cấp 4 còn lại là nhà tầng. Đối với nhà tầng thì khép kín toàn bộ, mỗi phòng một nhà vệ sinh, còn khu cấp 4 thì chung nhà vệ sinh, 8phòng/ 2 nhà vệ sinh. Số SV được bố trí trong mỗi phòng từ 5-8 người.

• KTX ĐH Sư phạm Hà Nội có khuôn viên khoảng 12000m2, với 5 khu nhà, sắp tới có thêm một khu nhà 12 tầng. Diện tích phòng ở dựa trên quy định của Bộ Xây dựng về số mét vuông trên 1 SV. Quạt làm mát được trang bị đến 2/3 số lượng phòng, có 3 nhà ăn tập thể, 1 sân vận động rất lớn.

• KTX HVCNBCVT gồm 2 khu nhà 5 tầng. Mỗi khu có 62 phòng, mỗi phòng có 8

SV,diện tích phòng theo quy chế nội trú năm 2002. Công trình phụ khép kín. Trang bị giường sắt, gồm quạt trần, 2 quạt, 3 bóng điện. Có thùng chứa nước đề phòng khi mất điện, không bơm được nước. Nhà trường có tổ chức kết nối internet đến tất các phòng có nhu cầu sử dụng trong KTX, có cả sóng Internet không dây (wifi).

• KTX Hacinco (làng SV) có tất cả 5 tòa nhà. Khu nhà A mới 21 tầng với 2 loại phòng 25m2 có 6 người và 32 m2 cho 8 người.. Các khu nhà cũ có loại căn hộ đơn 40m2 cho khoảng 10 người; căn hộ đôi 50m2 chia 2 phòng; và căn hộ 3. Tất cả các phòng đều có thiết bị vệ sinh, chiếu sang, quạt, hệ thống rèm cửa, có bình nóng lạnh. Trang thiết bị của các phòng như nhau.

• Diện tích của KTX Mễ Trì khoảng hơn 2 ha, với 300 phòng ở. Số lượng SV là gần 2000. Khu KTX MT là một cụm công trình với nhà văn hóa, khu phòng tự học, khu sân thể thao đa năng và các phòng ăn. Số lượng SV thường từ 8 đến 10 SV một phòng. Có 3 loại phòng chính. Thứ nhất là phòng chuẩn bao gồm giường, tủ cá nhân, móc áo, quạt đảo trần, đèn, điện thoại nội bộ cho từng phòng không mất tiền (nếu gọi ra ngoài thì tính theo giá chung). Loại thứ hai lắp thêm bình nóng lạnh. Loại thứ ba chiếm rất ít, khoảng từ 2 đến 5%, phục vụ chủ yếu cho các lưu học sinh nước ngoài, các chuyên gia đến giảng dạy… Ngoài ra, KTX MT còn cung cấp internet, mạng Internet không dây (wifi) khi SV có nhu cầu có thể mua thẻ trả tiền trước như giá quy định chung. Trong KTX có căng tin phục vụ các món ăn tự chọn, có khu tiếp khách, thư viện và các phòng tự học…

Nhằm tạo điều kiện cho SV ở trọ trong KTX, hầu hết các trường đều áp dụng mức chi phí trên dưới 100.000đ/ người/ phòng/ tháng chưa kể các chi phí phụ như tiền điện, nước, điện thoại, Internet v.v..

• Mức tiền phòng theo quy định của ĐH Quốc gia áp dụng cho KTX MT năm học 2008- 2009 là 85.000đ/ SV/ tháng

• Giá trung bình mỗi SV ở KTX Hacinco là 100.000đ/ tháng chưa kể điện nước. Tiền điện, tiền nước tính theo quy định nhà nước đóng tiền 3 tháng/1 lần. SV được phép tự nấu ăn trong phòng.

• Mức phí ở HVBC&TT được đóng theo học kỳ: Đối với nhà cao tầng mỗi kì là 800.000đ đã tính cả điện nước; nhà cấp 4 là 500.000đ; còn nhà dành cho SV nước ngoài thì 2 triệu đồng/ tháng

Nhìn chung, việc chăm lo cơ sở vật chất cho KTX đều được lãnh đạo các trường ĐH quan tâm, đầu tư trong khả năng của trường.

“Bên phía nhà trường rất quan tâm, KTX đặc biệt quan trọng, giúp nhà trường ổn định. Nhà trường rất chú ý tạo điều kiện. Tất cả những chương trình KTX lập ra, nhà trường đều ký duyệt hết. Ví dụ như năm 2008 có đề nghị trang bị hệ thống vô tuyến, lập tức ký 1 cái hơn 200 triệu,100 cái máy vô tuyến cấp vào các phòng SV”.

Đại diện Ban quản lý KTX ĐH Bách Khoa Hà Nội

Đối với công tác quản lý sinh viên ở ký túc xá

Đây là nhiệm vụ của các Ban quản lý KTX SV. Thông thường, chức năng chủ yếu của ban quản lý KTX bao gồm: tham mưu cho ban giám hiệu về các hoạt động của KTX; quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà ăn, nhà để xe, hệ thống điện nước, trang thiết bị các phòng; quản lý SV nội trú: quản lý hộ khẩu, sắp xếp bố trí chỗ ở, theo dõi đánh giá việc rèn luyện của SV; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn và vệ sinh môi trường…

Sau khi được cải tạo, nâng cấp, các khu KTX mới đều có phòng sinh hoạt khép kín, điện nước đầy đủ…. Trong hoặc xung quanh các tòa nhà, các khu KTX mới, mô hình sinh hoạt của SV trở nên đa dạng với việc được đáp ứng rất nhiều nhu cầu như: căng tin phục vụ các món ăn tự chọn, có khu tiếp khách, thư viện và các phòng tự học…

“Chúng tôi có 3 cái nhà ăn tập thể. Đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm, khang trang sạch đẹp. Thậm chí, với mô hình nhà ăn này, chúng tôi đang xây dựng để phục vụ cho những em có hoàn cảnh khó khăn. Hàng tháng chúng tôi cấp gần 100 cái vé ăn cho những em có hoàn cảnh khó khăn nhất. Mỗi vé trị giá 10 000đ, rất ý nghĩa”

Đại diện Ban quản lý KTX ĐH Sư phạm Hà Nội

Về vấn đề an ninh trong KTX, kể cả những trường có khu vực KTX rộng, xen lẫn với khu vực dân cư như ĐH Bách khoa, phần lớn các KTX đều có cả bảo vệ vòng ngoài và vòng trong. Hầu hết mỗi tòa nhà, dãy nhà đều có

một cán bộ của BQL phụ trách trông coi tất cả mọi mặt. Nhiều trường vẫn thường xuyên tiến hành kiểm tra giấy tờ thẻ SV, đi tuần tra cả ngày và đêm nên an ninh của KTX tương đối tốt. Hầu hết các KTX đều cấm tổ chức sinh nhật trong phòng ở để tránh làm ảnh hưởng đến không gian học tập và nghỉ ngơi của SV nhưng bù vào đó, lại phát triển các hình thức sinh hoạt văn hóa tập thể như văn nghệ trên đài phát thanh của trường (HVBC&TT), tạo điều kiện cho SV tập văn nghệ, múa hát, sinh hoạt các chuyên đề sức khỏe, giới tính… tại sân các KTX, cũng như lồng các nội dung tuyên truyền về đường lối và chính sách của Đảng và nhà nứơc vào các hoạt động, sự kiện diễn ra tại KTX.

Qua tìm hiểu, một xu hướng đang được lãnh đạo các nhà trường và các ban quản lý KTX nhìn nhận là hiện nay nhiều KTX đang chuyển từ mô hình quản lý áp đặt sang phục vụ, dịch vụ.

“Chúng tôi xem SV là một khách hàng thực sự và tạo ra những dịch vụ để cung cấp các nhu cầu cho các em. Trước đây, thời tôi đi học “ông” KTX bảo ngồi đâu thì phải ngồi đấy nhưng nay tình hình đã khác. Phải xem SV là một khách hàng thì mới phục vụ, tạo nhiều điều kiện tốt cho các em được…”.

Đại diện Ban quản lý KTX ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Đặc biệt, việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong công tác quản lý KTX đã bắt đầu được triển khai. Từ việc cho phép đăng kí phòng ở qua mạng, cho kiểm soát việc ra vào của SV thông qua thẻ in mã vạch, hay SV thực hiện thanh toán tiền KTX qua ngân hàng cho thấy mô hình quản lý KTX hiện đại đã bắt đầu được quan tâm.

(Giao diện trang chủ Website của Ban quản lý KTX ĐH Bách khoa TPHCM) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp không thể phủ nhận của BQL các KTX, một vấn đề được coi là nguyên nhân của sự hiệu quả hay không hiệu quả trong công tác quản lý KTX được thẳng thắn

chỉ ra là: “Cán bộ làm công tác tại KTX hầu như không được đào tạo các

nghiệp vụ giao tiếp với SV- trí thức tương lai. Hiện tại cán bộ tại các KTX hiện nay còn nhiều người “tay ngang” (trích ý kiến Hội thảo “Công tác SV ở

KTX” tổ chức tại ĐH Quốc gia TP.HCM với đại diện của BQL KTX 23 trường ĐH trong cả nước, tháng 11/2009). Như vậy, điều này cho thấy hiện nay, công tác cán bộ tại các KTX vẫn chưa thực sự được các trường coi trọng. Một vấn đề cần đề cập nữa là mô hình cơ chế phối hợp giữa BQL KTX và ban giám hiệu/ lãnh đạo các trường ĐH. Qua khảo sát, ban quản lý KTX hoặc phòng quản lý KTX thường trực thuộc các ban giám hiệu/ ban giám đốc nên công việc quản lý không linh hoạt và chủ động. Như vậy, có thể xem xét cơ chế phối hợp chỉ đạo - thực hiện như của KTX ĐH Quốc gia, do tách biệt nên mọi công việc được chủ động cao hơn. Ví dụ như việc phòng ở của SV bị hỏng bóng điện, quạt, vòi nước hay những thứ lặt vặt… ở các KTX khác thường mất thời gian khá lâu mới được sửa chữa, thay thế nhưng trong KTX Mễ Trì, vấn đề này thường được khắc phục ngay trong ngày.

Tóm lại, mặc dù còn một số hạn chế nhưng vai trò của nhà trường và BQL là rất quan trọng đối với các KTX SV. Môi trường an toàn, tính tiện nghi, cộng với mức giá hợp lý, kèm những chính sách ưu đãi đã khẳng tính định trách nhiệm, hiệu quả và nỗ lực mà các nhà trường, cùng các BQL KTX đã và đang mang tới cho SV. Trong tương lai gần, tất cả các trường hay BQL các khu làng SV trong phạm vi khảo sát đều có kế hoạch tiếp tục nâng cấp, đầu tư xây mới các khu KTX cao tầng, khang trang, hiện đại cho SV.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Nhu cầu về mô hình nhà ký túc xá của sinh viên đại học (Khảo sát tại một số trường đại học ở Hà Nội) (Trang 27 - 32)