Nhu cầu về công trình phụ

Một phần của tài liệu Nhu cầu về mô hình nhà ký túc xá của sinh viên đại học (Khảo sát tại một số trường đại học ở Hà Nội) (Trang 51 - 52)

- HVBC&TT còn thuê công ty bảo vệ chuyên nghiệp An Thắng (vòng ngoài), trong mỗi ca trực có một bảo vệ, bảo vệ phòng KTX của trường (vòng trong)

3.1.2.Nhu cầu về công trình phụ

Về phòng vệ sinh:

Qua khảo sát 6 mức giá thuê phòng nhận thấy: hầu hết các SV đều có nhu cầu có nhà vệ sinh khép kín ở cả 6 mức giá. Tỷ lệ rất ít lựa chọn sẽ sử dụng công trình phụ chung với các phòng khác. Trong đó, ở mức giá từ 80 – 100 nghìn đồng/người/tháng có tỷ lệ SV chọn nhà vệ sinh chung là cao nhất (15,4%) và ở mức giá trên 1 triệu đồng/người/tháng thì không có trường hợp nào chọn công trình phụ chung với các phòng khác.

Hầu hết các SV chọn nhà vệ sinh khép kín đạt 99% với diện tích trung bình mong muốn về công trình phụ khép kín là 8m². Điều này cũng là xu hướng phát triển tiến bộ về nhà ở cho SV. Đây là một cơ sở để giúp các nhà thầu xây dựng có kế hoạch vạch ra mô hình phòng ở SV có vệ sinh khép kín để tạo sự thuận tiện, an toàn và đáp ứng được nhu cầu hiện nay của SV.

“Em muốn có nhà vệ sinh khép kín. Theo em, công trình phụ khép kín hiện nay là rất cần thiết trong mỗi phòng ở của SV. Như vậy thì nhà vệ sinh sẽ sạch sẽ hơn và chúng em dùng cũng thoải mái hơn và theo em biết thì xu hướng hiện nay, các phòng KTX xây cho SV ở đều có nhà vệ sinh khép kín trong phòng.”

(Nữ, SV năm thứ 3, HVBC&TT)

Về tiện nghi trong công trình phụ, có rất nhiều ý kiến cho rằng:

“Nhà vệ sinh nên có thêm chậu rửa mặt không nên chỉ có cái bệ xí và cái vòi hỏng như thế, nhìn không thích tý nào, vòi hoa sen mà toàn dùng dể xịt nước để giặt.”

(Nam, SV năm thứ 4, ĐH Kiến Trúc)

“Nhà vệ sinh có vòi hoa sen, vòi nước, bình nóng lạnh, bồn rửa mặt, gương.”

Nhìn chung, các tiện nghi trong công trình phụ mà SV đều mong muốn những tiện nghi cao cấp hơn trước kia như: vòi hoa sen, lavabo, bình nóng lạnh,… để phục vụ nhu cầu của cá nhân. Những tiện nghi này hiện nay đã xuất hiện trong các công trình phụ tại phòng ở của SV. Đây cũng là một đòi hỏi thiết thực và hợp lý với nhu cầu sống hiện đại ngày nay.

Về khu vực phơi quần áo:

Trước vấn đề tưởng chừng rất nhỏ nhưng lại rất cấp thiết này, phần lớn SV, đặc biệt là nữ SV đều mong muốn được bố trí hoặc thiết kế lại chỗ phơi quần áo cho từng phòng. Hầu hết SV cho rằng ban công phơi phần áo ở phía sau phòng ở là thuận tiện nhất. Diện tích ban công tổi thiểu là 4m2 với chiều ngang thoáng khí là 3-4 mét trở lên.

“Ở thì cũng sướng rồi đấy! Nhưng làm sao cái ban công phía sau phải đủ thoáng để phơi dquần áo. Chiều ngang tối thiểu phải 3-4 mét. Có được mảnh lưới phía dưới thì tốt để đề phòng gió thổi bay”

Nữ, SV năm thứ ba ĐH Khoa học tự nhiên, Làng SV Hacinco

3.2. Nhu cầu về mô hình sinh hoạt và quản lý của sinh viên

Một phần của tài liệu Nhu cầu về mô hình nhà ký túc xá của sinh viên đại học (Khảo sát tại một số trường đại học ở Hà Nội) (Trang 51 - 52)