Nhu cầu về phòng ở

Một phần của tài liệu Nhu cầu về mô hình nhà ký túc xá của sinh viên đại học (Khảo sát tại một số trường đại học ở Hà Nội) (Trang 49 - 51)

- HVBC&TT còn thuê công ty bảo vệ chuyên nghiệp An Thắng (vòng ngoài), trong mỗi ca trực có một bảo vệ, bảo vệ phòng KTX của trường (vòng trong)

3.1.1. Nhu cầu về phòng ở

Thực tế có nhiều mô hình KTX đang được triển khai, trong đó mô hình nhà ở cao tầng thu hút được khá nhiều sự quan tâm của SV. Có tới ½ mẫu nghiên cứu mong muốn được ở KTX cao tầng. Trong đó, hầu như không có sự khác biệt về giới tính nam – nữ đối với các mô hình được đưa ra. Điều này cũng phù hợp với định hướng phát triển nhà ở KTX cao tầng của Nhà nước ta hiện nay.

Về diện tích phòng ở, theo quy định của Bộ Xây Dựng về nhà ở cho SV có điều khoản: diện tích bình quân là 4m²/người, tối đa là 8 SV/phòng. Từ đó, ta có thể tính được diện tích tối thiểu về phòng ở cho SV là 32m².

Qua khảo sát, nhu cầu về diện tích phòng từ 21 – 30m² chiếm tỷ lệ cao nhất (Bảng 3.1). Lý giải cho điều này, 31,3% SV cho rằng đây là mức không gian vừa đủ, “vừa tạo cảm giác thoáng

mát, vừa tạo cảm giác ấm cúng” cho người ở. Như vậy, quy định của Bộ Xây

dựng về diện tích phòng tối thiểu đã chạm đến đúng mức mong muốn của SV

Nhu cầu về tiện nghi sinh hoạt

Nghiên cứu vẫn tiến hành khảo sát nhu cầu của SV về 4 tiện nghi sinh hoạt cơ bản trong mỗi phòng ở. Tỷ lệ SV trả lời muốn có 4 tiện nghi sinh hoạt luôn đạt xấp xỉ 100%. Với tỷ lệ đạt gần 100% ở trên cũng là điều hiển nhiên, bởi 4 tiện nghi sinh hoạt này là những loại tiện nghi thiết thực trong đời sống của SV. Thêm vào đó, tỷ lệ về tiện nghi không cần có trong phòng cao nhất của SV là Tủ quần áo (5,7%), sau đó là Giá sách (3,8%).

Bảng 3.1. Nhu cầu về diện tích phòng ở của SV Diện tích Tỷ lệ (%) Từ 10 - 20 m² 25.8 Từ 21 - 30 m² 31.3 Từ 31 - 40 m² 13.8 Từ 41 - 50 m² 15.3 Trên 50 m² 14.0

Về Giường: có 69,8% chọn loại giường đơn, 1 – 2 SV/ giường đơn vì ý

muốn thích rộng rãi và thoải mái về chỗ ngủ. Việc SV thích chọn chất liệu giường là bằng gỗ là vì cảm giác ấm cúng vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè. Tuy nhiên, tỷ lệ chọn loại giường tầng cũng vẫn chiếm 28,4% và chọn chất liệu giường bằng sắt là 21,6%. Những SV này chỉ có nhu cầu giữ nguyên mô hình kiểu phòng KTX hiện nay với kiểu thiết kế giường tầng cho từ 4 SV/phòng trở lên.

Về Bàn học: Tỷ lệ thích bàn học chung chỉ có 3,1%, còn lại là thích có

bàn riêng cá nhân và bàn nhỏ để trên giường vì muốn có khoảng riêng học tập của cá nhân trong phòng ở nhiều người và chất liệu bàn được chọn chủ yếu là bàn bằng gỗ. Lý do vì bàn nhỏ bằng gỗ để trên giường hiện nay đang rất phổ biến trong các phòng KTX của SV vì giá cả của một bàn nhỏ bằng gỗ có giá từ 15 – 20 nghìn/ chiếc và sự thuận tiện của chiếc bàn nhỏ đó là dùng xong có thể gấp vào, cất đi nhằm tiết kiệm diện tích không gian trong phòng.

Về Giá sách: Cũng tương tự như bàn học, tỷ lệ mong muốn có giá sách

chung chỉ đạt 3,9%. Còn lại hầu hết SV đều mong muốn mình có giá sách riêng và giá sách nhỏ để trên giường, trong đó giá sách riêng chiếm ưu thế với tỷ lệ 76,6% và chủ yếu là giá sách làm bằng chất liệu gỗ.

Về Tủ quần áo: Trong các loại tủ 1 buồng, 2 buồng, 3 buồng, 4 buồng

thì loại tủ quần áo 2 buồng chiếm tỷ lệ cao nhất (47,3%) và chủ yếu là tủ bằng gỗ. Mỗi SV (từ 1 -2 SV) có thể dùng riêng hoặc dùng chung với nhau/tủ.

“Mình muốn mỗi phòng ở KTX trang bị cho SV những vật dụng tối thiểu nhất cho cuộc sống, gồm có giường ngủ, tủ quần áo, bàn học hay bàn uống nước. Những thứ khác như ti vi, tủ lạnh, vật dụng sinh hoạt khác, tùy điều kiện của SV họ sẽ tự trang bị”

Nữ, SV năm thứ 3, HV BC&TT

Nhu cầu về điều kiện điện, nước:

Hầu hết các SV đều muốn hình thức trả tiền điện, nước dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu. Hình thức trả tiền này mang đến sự rõ ràng, độc lập cho các phòng ở của SV. Mỗi SV có thể tự mình kiểm soát được số điện, nước mình dùng. Tuy nhiên, thực tế với 25,2% SV được hỏi vẫn lựa chọn loại hình dùng khoán. Tức là trả một khoản tiền trước sau đó dùng điên, nước tùy thích (Thực tế này tồn tại ở KTX trường HV BC&TT). Một số khác vẫn đưa ra

hình thức nhà trường bao cấp cho SV dùng bao nhiêu số điện, nước và nếu dùng quá thì phải đóng tiền (Ví dụ thực tế ở trường ĐH Sân khấu điện ảnh, ĐH Kinh tế Quốc dân, , ĐH Hà Nội,… ) (Biểu đồ 3.2)

Một phần của tài liệu Nhu cầu về mô hình nhà ký túc xá của sinh viên đại học (Khảo sát tại một số trường đại học ở Hà Nội) (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w