Sự ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân sinh viên

Một phần của tài liệu Nhu cầu về mô hình nhà ký túc xá của sinh viên đại học (Khảo sát tại một số trường đại học ở Hà Nội) (Trang 66 - 81)

- Tổ chức giao lưu văn nghệ, hội thi thể dục thể thao, chiếu phim miễn phí, các buổi hướng nghiệp cho SV,…

4.1.Sự ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân sinh viên

Như đã minh họa ở sơ đồ khung lý thuyết, nhu cầu về mô hình nhà ở KTX của SV chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Trong đó, hai yếu tố chủ đạo được xác định là (1) đặc điểm, điều kiện của cá nhân SV; (2) đặc điểm, điều kiện kinh tế của gia đình; và một yếu tố tác động trung gian là (3) hiện trạng ở KTX của SV.

Việc tìm hiểu các yếu tố tác động, cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này không những giúp ta lý giải thực trạng nhu cầu nói chung, mà còn góp phần nhận diện chính xác nhu cầu khác nhau giữa các nhóm SV. Trên cơ sở đó, ta mới có thể đề xuất các khuyến nghị phù hợp cho việc xây dựng những mô hình ở và quản lý KTX phù hợp cho các đối tượng SV khác nhau.

Việc kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố tác động tới nhu cầu được căn cứ theo chỉ số kiểm nghiệp Chi-square (kiểm nghiệm mối quan hệ và

tương quan giữa các biến sử dụng trong bảng chéo) thông qua phần mềm

SPSS.

4.1.1. Ảnh hưởng từ đặc điểm và điều kiện của sinh viên

Để làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân SV, tác giả lựa chọn các chỉ báo sau: giới tính, năm học, ngành học, thu nhập và chi tiêu của cá nhân/tháng.

4.1.1.1. Ảnh hưởng của giới tính tới nhu cầu ở ký túc xá

Trong Dự thảo quy chế học sinh, SV nội trú các trường ĐH, CĐ, Trung

cấp chuyên nghiệp được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra (6/2010) đề xuất về 9

đối tượng học sinh, SV được xét ưu tiên ở nội trú. Trong đó, nữ SV là một nhóm đối tượng được đề cập. Kết quả khảo sát, thực tế, cho thấy hiện nay, tỷ lệ giới tính ở KTX của nam chiếm 45,7%, nữ chiếm 54,3%.

Về nhu cầu ở KTX, đối với vấn đề diện tích phòng, giữa nam và nữ SV hầu hết không có sự khác biệt. Tuy nhiên, về trang thiết bị phòng ở lại cho thấy nhu cầu khác nhau giữa nam và nữ.

Nếu như nam SV không quá chú trọng đến trang bị cá nhân trong phòng khi chỉ cần trang bị bàn học chung cho cả phòng thì với đối tượng nữ, bàn học cá nhân để trên giường trở thành một nhu cầu thiết yếu. Nhu cầu này phản ánh đặc điểm của nữ SV là thường thích được sở hữu các vật dụng cá nhân, mà không phải chung đụng với người khác, kể cả bạn cùng giới hay cùng môi trường sinh hoạt (Bảng 4.1).

Cũng với sự khác biệt về giới tính, nguyện vọng về hình thức sinh hoạt tiếp tục phản ánh sự khác biệt về nhu cầu giữa nam và nữ SV.

Nếu như nữ SV muốn được tự nấu ăn tại phòng thì nam SV lại có xu hướng ăn ở bên ngoài tại nhà ăn KTX hay bên ngoài khuân viên trường

(Bảng 4.2). Hay như nam SV không ngại tiếp khách trong phòng ở thì nữ SV

lại có nhu cầu về phòng tiếp khách riêng trong KTX (Bảng 4.3).

Bảng 4.3. Nhu cầu về địa điểm tiếp khách - xét theo giới tính (%) (P = 0,002)

Địa điểm muốn tiếp khách Giới tính Nam Nữ Trong phòng ở 62,6 47,6 Nhà (phòng) tiếp khách riêng trong KTX 9,2 19,7

Sở dĩ có sự khác biệt như vậy bởi những đặc điểm giới giữa nam và nữ. Phụ nữ thường được xem là tiết kiệm hơn nam giới, nhất là trong chuyện chi tiêu cho ăn uống. Do vậy, các nữ SV thường muốn chọn hình thức tự nấu ăn vừa là nhằm đảm bảo vệ sinh, tiện lợi, vừa là để tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, nấu ăn cũng là việc nội trợ quen thuộc ở gia đình của nữ giới.

Bảng 4.1. Nhu cầu về loại bàn học cần trang bị - xét theo giới tính (P = 0,001)

Loại bàn học Giới tính

Nam Nữ

Bàn nhỏ để trên giường 9,2% 20,9%

Ban chung 5,1% 1,3%

Bảng 4.2. Nhu cầu về hình thức ăn uống - xét theo giới tính (%) (P = 0,002)

Hình thức ăn

uống Giới tính

Nam Nữ

Tự nấu ăn 70,5 83,3

Ăn tại nhà ăn SV 20,2 12,4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với những dẫn chứng trên, có thể kết luận yếu tố giới tính có tác động đáng kể đến nhu cầu ở KTX của SV, đặc biệt là ở một số hình thức sinh hoạt của SV nữ. Như vậy, giả thuyết thứ hai đã được chứng minh là đúng.

4.1.1.2. Ảnh hưởng của ngành học tới nhu cầu ở ký túc xá

Kết quả kiểm nghiệm Pearson Chi-Square về sự tác động của yếu tố ngành học đến nhu cầu cho thấy mối quan hệ không mạnh nhưng những dữ liệu thu về cũng cho thấy đây là nhóm tác động không thể bỏ qua. Cụ thể:

Về mối liên quan giữa hai biến ngành học và nhu cầu về về số lượng người chỉ cho kết quả P=0,11 nhưng khi xét riêng hai nhóm nhu cầu 3-6 SV/ phòng và 7-9 SV/ phòng ta thấy rõ sự khác biệt qua bảng 4.4.

Bảng 4.4: Nhu cầu về số lượng người trong phòng – xét theo ngành học(%) (P=0,11)

Số lượng người (nhóm)

Ngành học

Tự nhiên Kỹ thuật Xã hội

Văn hóa/ Nghệ thuật

Từ 3 - 6 người 47,6 49,3 51,8 66,2

Từ 7 - 9 người 8,3 16,2 8,2 4,4

Nếu như SV khối tự nhiên, kỹ thuật không quá quan tâm đến số lượng người ở trong phòng thì SV học các ngành xã hội hay văn hóa/ nghệ thuật lại có nhu cầu giới hạn số SV trong phòng ít hơn, chủ yếu là từ 3 - 6 người. Điều này có thể giải thích bởi sự khác biệt về tâm lý giữa các nhóm SV. Thông thường, SV khối ngành kỹ thuật, tự nhiên thường bị coi là “khô khan”, ít cảm xúc, cứng rắn, ít chịu sự chi phối bởi hoàn cảnh. Trong khi đó, SV các ngành xã hội, đặc biệt là khối văn hóa/ nghệ thuật lại được coi là giàu cảm xúc, tâm lý hay bị hoàn cảnh sống tác động, chi phối. Thêm vào đó, các ngành văn hóa/ nghệ thuật là các ngành trình diễn nên nhu cầu về một không gian tập luyện cũng là điều đáng kể. Do vậy, giữa các nhóm ngành có nhu cầu khác nhau về không gian sống.

“Chúng mình cần một không gian sống đủ rộng để có thể tập luyện, cũng như sáng tác. Ở mà quá đông hay chật chội quá thì còn đâu hứng thú nữa”

Nữ, SV năm thứ 3, ĐH SKĐA

Tuy nhiên giữa hai ngành xã hội và văn hóa/ nghệ thuật cũng có những nhu cầu khác biệt.

Nếu như ngành văn hóa nghệ thuật là nhóm muốn thanh toán tiền điện, nước sinh hoạt theo kiểu dùng bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu thì nhóm ngành xã hội lại thích được trả trước một khoản cố định để không bi hạn chế định mức sử dụng (Bảng 4.5).

Bảng 4.5: Nhu cầu về hình thức thanh toán tiền điện, nước sinh hoạt – xét theo ngành học (%)(P=0,02)

Muốn trả tiền Điện, Nước Ngành học

Xã hội Tự nhiên Kỹ thuật

Văn hóa/ Nghệ thuật

Dùng bao nhiêu,trả bấy nhiêu 57,5 71,1 78,6 80,9

Trả 1 khoản trước, dùng bao

nhiêu tùy thích 42,5 26,7 20,8 19,1

Ngoài ra, với SV ngành văn hóa, nghệ thuật, so với các ngành khác, đây là nhóm có ít nhu cầu về việc tự nấu ăn tại phòng, mà chuyển sang hình thức ăn tại nhà ăn SV (Bảng 4.6). Điều này cũng được giải thích bởi tâm lý của SV và đặc thù của ngành văn hóa, nghệ thuật cần không gian và cảm hứng sáng tác, biểu diễn nên những yếu tố như ăn, mặc, ở thường không phải là mối bận tâm.

Một điểm khác biệt nữa là nhóm ngành văn hóa, nghệ thuật lại là nhóm có nhu cầu tiếp khách tại phòng ở KTX cao nhất (Bảng 4.7). Ở đây, một lý do đặc biệt giải thích cho nhu cầu này là bởi vấn đề dịch vụ xung quanh khu KTX của SV ngành văn hóa/ nghệ thuật không đáp ứng được nhu cầu của họ. Quá trình quan sát

Bảng 4.6: Nhu cầu về hình thức ăn uống – xét theo ngành học(%) (P=0,06)

Nhu cầu về hình thức ăn uống

Ngành học

Xã hội Tự nhiên Kỹ thuật

Văn hóa/ Nghệ thuật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tự nấu ăn 80,5 82,2 76,6 66,2

Ăn tại nhà ăn sinh viên 12,6 11,1 16,9 30,8

Bảng 4.7: Nhu cầu về nơi tiếp khách – xét theo ngành học (%)

(P=0,01)

Địa điểm muốn tiếp khách

Ngành học

Xã hội Tự nhiên Kỹ thuật

Văn hóa/ Nghệ thuật

hiện trường thực tế đã giúp tác giả xác nhận điều này. ĐH SKĐA nằm cạnh khuân viên khu tập thể văn công Mai Dịch (đường Hồ Tùng Mậu – huyện Từ Liêm). Mặc dù hiện nay, đây là một khu vực tập trung đông dân cư nhưng trước đây, khu vực này được coi là khu vực xa trung tâm nội thành, ít phát triển về thương mại, dịch vụ. Mặc dù hiện nay, các cửa hàng dịch vụ giải khát ở đây khá nhiều nhưng diện tích chủ yếu là nhỏ, hẹp, không gian chật chội, người qua lại đông đúc. Do vậy, với SV khối ngành nghệ thuật, biểu diễn, sáng tác, những địa điểm giải trí như vậy trở nên kém hấp dẫn. Điều này khiến họ có nhu cầu tiếp khách tại phòng ở cho thuận tiện.

Tóm lại, giữa các nhóm ngành khác nhau, nhu cầu của SV về điều kiện sinh hoạt trong KTX là khác nhau. Do đặc thù của môi trường sáng tác và trình diễn, nhóm SV ngành văn hóa, nghệ thuật thường có sự khác biệt so với các ngành khác. Các dẫn chứng đưa ra cũng đã chứng minh giả thuyết thứ ba

“SV khối ngành khoa học xã hội, văn hóa, nghệ thuật có nhu cầu về điều kiện phòng ở cao hơn khối ngành kỹ thuật, khoa học tự nhiên” là đúng.

4.1.1.3. Ảnh hưởng của năm học tới nhu cầu ở ký túc xá

Khi xem xét yếu tố năm học tác động như thế nào đến nhu cầu ở của SV, tác giả chỉ ghi nhận được một sự khác biệt về địa điểm muốn tiếp khách.

Sự khác biệt rõ rệt ở chỗ nếu như các SV năm thứ nhất có nhu cầu tiếp khách ở trong phòng khá cao thì những SV năm cuối lại có nhu cầu ngược lại. Họ chỉ muốn tiếp bạn bè, người thân bên ngoài khuôn viên của KTX.

Lý giải cho điều này là bởi sự giới hạn về các yếu tố như không gian sinh hoạt, kinh ngiệm cuộc sống, các mối quan hệ xã hội… của SV năm thứ nhất so với những SV năm cuối. Do vậy, nếu như nhu cầu của SV năm đầu về

Bảng 4.8: Nhu cầu về nơi tiếp khách – xét theo năm học (%) (P=0,16)

Địa điểm muốn tiếp khách

Năm học Năm đầu

Những năm

tiếp theo Năm cuối

Trong phòng ở 63,3 53,4 48,8

môi trường sinh hoạt chủ yếu là tại KTX thì SV năm cuối lại có nhu cầu ngoài phạm vi KTX.

4.1.1.4. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế tới nhu cầu ở ký túc xá

Để xem xét ảnh hưởng của điều kiện kinh tế tới nhu cầu ở KTX, tác giả nghiên cứu mối tương quan giữa thu nhập và chi tiêu của SV với một số nhu cầu cụ thể. Tuy nhiên, do mức thu nhập hay chi têu bình quân của SV là khoảng ước lượng hoàn toàn do cảm tính của người trả lời, do vậy, kết quả thu về khó phản ảnh chính xác con số thực tế. Điều này cũng đã được chứng minh khi các kết quả kiểm nghiệm thống kê, đa số, không phản ánh mối quan hệ giữa yếu tố kinh tế với các nhu cầu của SV.

Hai chỉ báo liên quan đến tác động của mức chi là nhu cầu về hình thức trả tiền phòng ở và nhu cầu về tần suất tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí.

Bảng 4.9 : Tương quan giữa tổng chi tiêu với nhu cầu về hình thức trả tiền phòng ở (%) (P=0,035) Hình thức trả tiền phòng ở Tổng chi tiêu (nghìn đồng/tháng) Dưới 700 Từ 700-1400 Từ 1400 - 2100 Từ 2100 - 2800 Trên 2800 Trả tiền 1 lần 100,0 86,7 88,0 83,3 40,0 Trả tiền nhiều lần ,0 10,0 10,0 ,0 60,0

Kết quả bảng 4.9 cho thấy, đối với những SV có điều kiện kinh tế khá giả, họ sẵn sang trả tiền thành nhiều đợt. Trong khi đó, những SV có điều kiện kinh tế khó khăn lại có nguyện vọng được thanh toán gói gọn trong một lần/ năm. Điều này có thể giải thích là do sự hạn hẹp về tài chính, những SV nghèo thường muốn thanh toán dứt điểm một trong khoản chi phí thiết yếu nhất là tiền phòng ở để có thể yên tâm sinh hoạt trong KTX. Trong khi đó, những SV có điều kiện tài chính khá giả do không phải lo lắng điều này nên chọn cách thanh toán thành nhiều lần trong năm học.

Bảng 4.10 : Tương quan giữa tổng chi tiêu với nhu cầu về tần suất tổ chức các hoạt động giải trí (P=0,066) Tần suất tổ chức hoạt động Tổng chi tiêu (nghìn đồng/tháng) Dưới 700 Từ 700-1400 Từ 1400 - 2100 Từ 2100 - 2800 Trên 2800 Hàng tuần 40,0% 33,5% 43,1% 40,0% 62,5% Hàng tháng ,0% 45,7% 42,6% 33,3% 25,0%

Bảng 4.10 : Tương quan giữa tổng chi tiêu với nhu cầu về tần suất tổ chức các hoạt động giải trí (P=0,066)

Hàng quý 40,0% 8,1% 6,4% 13,3% 12,5% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 lần/ học kì ,0% 3,5% 4,3% 6,7% ,0%

1 lần/ năm 20,0% 9,2% 3,7% 6,7% ,0%

Sự rủng rỉnh về tiền bạc còn cho phép những SV có điều kiện kinh tế sẵn sàng tham gia các hoạt động giải trí do nhà trường tổ chức (Bảng 4.10)

Tóm lại, dù các kết quả kiểm nghiệm thống kê cho thấy mối quan hệ “yếu” giữa vai trò của yếu tố kinh tế với các nhu cầu đa dạng của SV trong KTX nhưng thực tế đã chứng minh đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến những nguyện vọng, mong muốn về điều kiện sinh hoạt của SV trong KTX.

Việc kết quả kiểm nghiệm liên quan đến các số liệu tài chính không như suy nghĩ thực tế có thể là một hạn chế đáng tiếc nhất của nhóm nghiên cứu trong quá trình thu thập thông tin

4.1.2. Ảnh hưởng từ đặc điểm và điều kiện kinh tế của gia đình

Với ba chỉ báo (1) nơi ở của gia đình, (2) thành phần gia đình và (3) mức sống gia đình, kết quả khảo sát hầu như ít tìm thấy mối liên quan của gia đình đến nhu cầu về điều kiện vật chất và mô hình sinh hoạt của SV trong KTX.

4.1.3. Ảnh hưởng từ hiện trạng ở ký túc xá của sinh viên

Trên thực tế, nhu cầu của con người thường nảy sinh từ hoàn cảnh hiện tại. Do vậy, những nhu cầu của SV đều bắt nguồn từ hoàn cảnh, điều kiện sống hiện tại trong các KTX. Để làm rõ sự tác động của hiện trạng cuộc sống trong KTX đến những nhu cầu của SV về mô hình sinh hoạt tại KTX trong tương lai, tác giả xem xét sự ảnh hưởng của ba yếu tố sau: (1) điều kiện phòng ở; (2) điều kiện công trình phụ; (3) mô hình sinh hoạt hiện tại trong KTX của SV.

Kết quả phân tích tương quan giữa thực tế sử dụng và nhu cầu về diện tích phòng ở cho ta thấy hầu như SV đều có nhu cầu mở rộng diện tích ở so với hiện tại. Bức xúc nhất là nhóm SV hiện đang sử dụng mức diện tích nhỏ, dưới 15m2, đều có nhu cầu cao về mở rộng diện tích phòng ở của mình lên mức 16 - 30m2 (Bảng 4.12).

Bảng 4.12: Tương quan giữa thực tế sử dụng và nhu cầu về diện tích phòng ở

Thực tế diện

tích phòng Nhu cầu về Diện tích phòng

Tổng 10 - 20 m2 21 - 30 m2 31 - 40 m2 41 - 50 m2 Trên 50 m2 Dưới 10 m2 Số lượng 5 0 0 1 1 7 Thực tế diện tích 71,4% ,0% ,0% 14,3% 14,3% 100,0%

Nhu cầu diện tích 5,1% ,0% ,0% 1,6% 1,8% 1,8%

11 - 15 m2 Số lượng 10 6 1 1 1 19

Thực tế diện tích 52,6% 31,6% 5,3% 5,3% 5,3% 100,0%

Nhu cầu diện tích 10,1% 5,0% 1,8% 1,6% 1,8% 4,9%

16 - 20 m2 Số lượng 38 52 12 11 6 119

Thực tế diện tích 31,9% 43,7% 10,1% 9,2% 5,0% 100,0%

Nhu cầu diện tích 38,4% 43,3% 21,8% 18,0% 10,7% 30,4%

21 - 30 m2 Số lượng 26 44 26 22 19 137

Thực tế diện tích 19,0% 32,1% 19,0% 16,1% 13,9% 100,0%

Nhu cầu diện tích 26,3% 36,7% 47,3% 36,1% 33,9% 35,0%

31 - 40 m2 Số lượng 8 9 15 14 12 58

Một phần của tài liệu Nhu cầu về mô hình nhà ký túc xá của sinh viên đại học (Khảo sát tại một số trường đại học ở Hà Nội) (Trang 66 - 81)