100.000 đồng/ người/ tháng) có nhu cầu về chất lượng phòng ở cao hơn những SV đang phải đóng mức chi phí cao bằng việc sẵn sàng chấp nhận thanh toán từ từ 250.000-300.000đ.
(5) Với các mức chi phí thuê phòng khác nhau, thực trạng hiện tại và nhu cầu mong muốn của SV có sự khác nhau. Cụ thể, xu hướng ở mức giá càng cao thì sự lựa chọn của SV về diện tích bình quân trên đầu người càng tăng và tiện nghi sinh hoạt sẽ đầy đủ hơn, hiện đại hơn.
(6) Các trường ĐH đã cho thấy vai trò quan trọng đối với việc phát triển các KTX SV. Môi trường an toàn, tính tiện nghi, cộng với mức giá hợp lý, kèm những chính sách ưu đãi đã khẳng tính định trách nhiệm, hiệu quả và nỗ lực mà các nhà trường, cùng các BQL KTX đã và đang mang tới cho SV. Trong tương lai gần, tất cả các trường hay BQL các khu làng SV trong phạm vi khảo sát đều có kế hoạch tiếp tục nâng cấp, đầu tư xây mới các khu KTX cao tầng, khang trang, hiện đại cho SV. Tuy nhiên, lãnh đạo các trường ĐH còn chưa quan tâm đến mô hình làng SV ĐH nên chưa có hành động chăm lo đến những SV sống tại các khu KTX kiểu này.
(7) Các chủ trương chính sách của Nhà nước, các Bộ ban ngành đưa ra trong thời gian qua khá đồng bộ, kịp thời. Nhiều công trình nhà ở cho SV đang được triển khai với tiến độ nhanh và phản ánh được phần nào nhu cầu của SV như: mô hình KTX nhà cao tầng, khép kín; trang bị giường ngủ, bàn học, quạt điện riêng biệt cho từng SV; kết nối Internet; hình thức chi trả tiền điện nước trực tiếp, theo giá sinh hoạt chung; tổ chức quản lý thông qua ban đại diện SV; đẩy mạnh các hoạt động vui chơi, giải trí và rèn luyện thể chất thông qua các câu lạc bộ định kỳ hàng tuần, hàng tháng v.v.. Tuy nhiên, so một số tiêu chí và nội dung chi tiết (như quy định về diện tích tối thiểu 4m2/ người/ phòng khoảng 8 người) còn thấp hơn đáng kể nhu cầu ở của SV (7,6m2/ người/ phòng 4 người); hay như chưa đề cấp đến vấn đề có cho phép SV được nấu ăn trong phòng ở hay không…