Mô hình quản lý sinh viên

Một phần của tài liệu Nhu cầu về mô hình nhà ký túc xá của sinh viên đại học (Khảo sát tại một số trường đại học ở Hà Nội) (Trang 39 - 42)

- “10”: là số tháng SV thuê nhà ở trong 1 năm

2.2.2.Mô hình quản lý sinh viên

Ngoài việc KTX trang bị cơ sở vật chất cho SV đáp ứng được nhu cầu ở và học tập thì đời sống sinh hoạt của SV cũng được chăm lo đến. Để tạo cho SV một môi trường sinh hoạt văn hóa, thể thao lành mạnh các KTX đã trang bị các loại hình vui chơi, giải trí, rèn luyện thể chất đáp ứng nhu cầu của SV, giúp SV phát triển cân bằng giữa cả trí tuệ và thể lực.

Bảng 2.4. Địa điểm nhà (phòng) dịch vụ (%)

1. Khác nhà 48.6

2. Cùng tầng 37.1

Nhìn vào biểu đồ 2.5, ta thấy rằng: một số loại hình phục vụ giải trí, rèn luyện thể chất cho SV còn thiếu thốn ở khá nhiều khu vực KTX. Chỉ có 18,7% khu vực KTX có phòng tập đa năng và hơn ½ có sân bãi luyện tập. Tuy nhiên, cũng phải ghi nhận một trong những nhu cầu khá “cao cấp” là bơi lội đã được 13,3% mẫu nghiên cứu cho biết được đáp ứng.

KTX SV cũng có căng tin để phục vụ nhu yếu phẩm cho SV. Tuy nhiên, hầu hết các căng tin đều không đáp ứng được nhu cầu của SV. Do vậy, SV vẫn phải thường xuyên mua hàng ở bên ngoài. Về giá cả, theo phản ánh của một số bạn thì giá cả nhà ăn SV tăng lên nhanh chóng, SV phải ăn bên ngoài KTX mới có thể có đủ tiền ăn cho cả tháng.

“Kí túc em có 2 căng tin, bán chủ yếu các vật dụng sinh hoạt hàng ngày và thức ăn cho SV. Nói chung những loại mặt hàng trong căng tin chưa đá ứng đủ nhu cầu cho SV, còn thiếu nhiều loại mặt hàng. Diện tích căng tin còn hơi hẹp. Em cũng chỉ thỉnh thoảng mua hàng trong căng tin, đa phần là mua ở ngoài”

(Nam, SV năm thứ 1, HVBC&TT)

“Ăn uống trong căng tin thì giá hàng ăn họ tăng hết lên, thấp nhất là 10 nghìn, tiền bố mẹ cho thì vấn thế. Phải đi ra ngoài cổng mới được ăn giá rẻ. Ở trong căng tin, chắc là ăn được 2 bữa thì 4 bữa phải nhịn”.

(Nam, SV năm thứ 2, HVBC&TT)

Với thực trạng cung cấp các loại hình dịch vụ, giải trí và rèn luyện ở trên của các KTX, 68,8% SV cho biết mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu cá nhân. Thậm chí có đến 21,0% SV cho rằng hoàn toàn không đáp ứng (chỉ 10,2% đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của bản thân)

Các hoạt động sinh hoạt văn hóa như: các giải thể dục thể thao, hội diễn văn nghệ cũng được các KTX tổ chức khá thường xuyên. Thậm chí hoạt động Chào đón SV mới hay chiếu phim miễn phí cho SV cũng đã được tổ chức định kì ở một số khu KTX. Ngoài ra còn có các hoạt động khác như Festival Việc làm, Hội chợ Xuân, sinh nhật Làng SV, chương trình Ngôi nhà tuổi trẻ của Thành đoàn trung ương… đã làm phong phú đời sống của SV. Như KTX của trưởng ĐH Bách khoa thường xuyên tổ chức các cuộc thi hát như Tiếng hát hay KTX, thi hát Karaoke, các buổi thuyết trình giới thiệu các kỹ năng nghề nghiệp, các kỹ năng phần mềm như giao tiếp ứng xử,…

Về tình hình an ninh trật tự trong các khu KTX: Qua khảo sát, 56,8% SV được hỏi đánh giá tình hình an ninh trật tự rất tốt và tốt, chỉ có 11,5%

đánh giá an ninh khu KTX đang ở trong tình trạng không tốt và rất kém. Những nguyên nhân dẫn đến tình hình an ninh không đảm bảo được xác định bởi 2 nguyên nhân chính là SV gây ồn ào (cãi nhau, đánh nhau,..), các tệ nạn xã hội (rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, lừa đảo, ăn cắp,…). Ngoài 2 nguyên nhân trên, còn có nguyên nhân khác là nội bộ trong phòng ở xích mích với nhau, quản lý KTX chưa chặt,…

“KTX đông, việc quản lí cũng gặp nhiều khó khăn, những hiện tượng như ăn trộm, ăn cắp thường xuyên. Việc kiểm tra người ngoài vào trong KTX thì có thể hình thức bên ngoài, người ngoài nhìn thấy rất là nghiêm, là quy củ, nhưng mình thấy hiện tượng trộm cắp vẫn còn, có thể do trong nội bộ ký túc, cũng có thể bên ngoài vào.”

(Nữ, SV năm thứ 3,HVBC&TT)

Các KTX luôn có một bộ phận quản lý, bảo vệ và giải quyết các vấn đề liên quan đến nội quy, quy định của cả KTX. Để thực hiện giám sát, bảo vệ chặt chẽ SV trong KTX, hầu hết các KTX đưa ra các nội quy, quy định quản lý như về thời gian mở cửa là 6h, thời gian đóng cửa là 22h30, ra vào phải xuất trình giấy tờ, thẻ, người thân, bạn bè vào thăm trong thứ 7, chủ nhật thì phải có giấy tờ để lại cổng bảo vệ,… Một số KTX còn thực hiện mô hình quản lý gắt gao hơn như Hacinco ngoài ban quản lý KTX thì mỗi phòng ở phải cử ra một người làm trưởng phòng, có nhiệm vụ báo cáo tình hình nhân sự trong phòng, thay mặt cả phòng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quả trình ở, Học viện Báo chí và Tuyên truyền còn thuê công ty bảo vệ chuyên nghiệp An Thắng (vòng ngoài), trong mỗi ca trực có một bảo vệ, bảo vệ phòng KTX của trường (vòng trong). Nhìn vào biểu đồ 2.6 ta thấy vẫn có tỷ lệ nhỏ 7% SV đánh giá vấn đề quản lý KTX còn chưa tốt và kém.

Khi được hỏi về ban quản lý KTX có tích cực tham gia vào giải quyết các vấn đề nảy sinh trong KTX thì đa số SV đều trả lời là Có (chiếm 78,4%). Chứng tỏ, hầu hết các ban quản lý KTX đã thực hiện đúng nhiệm vụ, chức năng của mình về việc giải quyết các mâu thuẫn, vấn đề nảy sinh trong KTX. Có 89,1% trong tổng số SV được hỏi trả lời rằng ban quản lý SV thực hiện giảm sát SV

theo đúng nội quy, quy định của KTX. Tuy nhiên, vẫn còn 21,6% SV đánh giá ban quản lý KTX còn chưa chặt, chưa đi sâu sát vào những vấn đề tồn tại trong KTX, có quan tâm thì cũng chỉ ở bề nổi, không triệt để vấn đề.

“Tuy nhiên, do mức độ quản lý chưa thật sát sao, hợp lý nên hiệu quả của nó chưa cao. Người lạ lên phòng này lại nghĩ là người của phòng kia nên hay xảy ra việc mất đồ. Việc duy nhất là đi qua cầu thang và bảo cháu chào chú là xong.”

(Nam, SV năm thứ 1, ĐH KTQD)

Về nội quy, quy định trong KTX: 14,9% SV cho rằng nội quy, quy định của KTX chưa phù hợp với SV. Thực tế vẫn tồn tại những bất cập như: không được nấu ăn, đun nước trong phòng; không cho lắp mạng Internet; không cho người thân, bạn bè vào thăm, thời gian đóng cửa quá sớm (22h30) gây bất tiện cho những SV phải học buổi tối, đi làm tối; …

Hướng giải quyết các vấn đề bất cập trên được SV đề ra là: bạn bè được phép lên chơi, chỉ cần để lại giấy tờ tùy thân (chứng minh thư) ở cổng bảo vệ, ban quản lý KTX liên kết với nhà cung cấp dịch vụ mạng cho KTX, giãn thời gian đóng cổng lên 23h,…

Một phần của tài liệu Nhu cầu về mô hình nhà ký túc xá của sinh viên đại học (Khảo sát tại một số trường đại học ở Hà Nội) (Trang 39 - 42)