Nhu cầu mô hình quản lý sinh viên

Một phần của tài liệu Nhu cầu về mô hình nhà ký túc xá của sinh viên đại học (Khảo sát tại một số trường đại học ở Hà Nội) (Trang 54 - 55)

- HVBC&TT còn thuê công ty bảo vệ chuyên nghiệp An Thắng (vòng ngoài), trong mỗi ca trực có một bảo vệ, bảo vệ phòng KTX của trường (vòng trong)

3.2.2. Nhu cầu mô hình quản lý sinh viên

Trước thực trạng điều kiện ở hiện nay, các khu KTX SV trên địa bàn Hà Nội đều đã và đang xuống cấp, chất lượng đời sống của SV không được đảm bảo,.. gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập và sinh hoạt của SV. Vậy, cần phải có những mô hình quản lý SV phù hợp để vừa đáp ứng được nhu cầu ở, vừa tạo cho các khu KTX trở thành môi trường thân thiện với những điều kiện sinh hoạt, rèn luyện và học tập lý tưởng nhất cho SV.

Theo khảo sát, có 41,4% SV cho rằng BQL KTX chịu sự chỉ đạo của mỗi trường ĐH, CĐ như hiện nay sẽ đạt hiểu quả cao nhất. Việc quản lý SV được phân về các cơ sở trường học sẽ làm tăng sự sát sao của nhà trường đối với SV của trường nhất. Không chỉ vậy, với đặc điểm về khối học, ngành học, sự khác nhau của mỗi trường, SV học trong trường cũng sẽ có những đặc điểm khác so với các SV trường khác. Do vậy, các SV được quản lý dưới sự quản lý của nhà trường sẽ thực hiện những quy định quản lý KTX riêng của trường và điều này cũng sẽ khiến cho các nội quy, quy định của nhà trường phù hợp với SV hơn (Biểu đồ 3.6)

Tuy nhiên, nhu cầu về sự quan tâm trực tiếp từ lãnh đạo các trường ĐH không dễ được thực hiện đối với các khu KTX chung hoặc các làng SV.

“Ở Hacinco có SV của khoảng 50 trường ĐH và CĐ trên địa bàn Hà Nội. Ban giám đốc các trường không có hỗ trợ gì cả. Chỉ có trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn dịp tết thường sang đây chúc tết. ĐH Thăng Long cũng có liên lạc. Ngoài ra, không có trường nào nữa quan tâm”.

Đại diện BQL Làng SV Hacinco

Như vậy, bên cạnh nhu cầu về nâng cao điều kiện ở như xây dựng diện tích phòng rộng hơn, số lượng SV trong một phòng ít hơn, SV ở KTX còn rất muốn có sự hiện diện, quan tâm thường xuyên của các lãnh đạo nhà trường.

Ngoài ra, nhu cầu về tăng diện tích môi trường không gian sống xung quanh nơi ở cũng chiếm tỷ lệ lớn (49,8%). Giải pháp có đội thanh niên xung kích tự quản theo nhóm, từng khu vực SV sống cũng được 27,1% SV lựa chọn. Giải pháp này là lấy nguồn nhân lực dồi dào, nhiệt huyết của thanh niên để thực hiện việc tự quản lý và giám sát SV.

Giải pháp nâng cao vấn đề quản lý sinh viên:

Không chỉ đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng điều kiện ở, SV được nghiên cứu cũng rất quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng quản lý KTX. Bởi có quản lý tốt, an ninh đảm bảo thì SV mới có thể yên tâm sống tại nơi ở của mình.

Nhìn vào bảng 3.4. Về các giải pháp để nâng cao việc quản lý SV. Ta có thể thấy rõ được tỷ lệ tán thành với các giải pháp đưa ra của nghiên cứu.

Bảng 3.4. Các giải pháp để nâng cao việc quản lý SV (%)

1. Mỗi phòng phải có người đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý 52.8

2. Xây dựng hòm thư góp ý, tố giác tội phạm 49.1

3. Phải có một ban quản lý SV độc lập 46.2

4. Luôn luôn cập nhật, bổ sung thông tin SV tại nơi ở 43.9

Một phần của tài liệu Nhu cầu về mô hình nhà ký túc xá của sinh viên đại học (Khảo sát tại một số trường đại học ở Hà Nội) (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w