nhà nước và doanh nghiệp tư nhân kết hợp với nhau tham gia vào đầu tư dự án, với 69.1% cho rằng vốn của doanh nghiệp Nhà nước và đoanh nghiệp tư nhân theo tỷ lệ 50:50
Thông tư số 17/2009/TT-BXD Thông tư Hướng dẫn phương pháp xác định giá cho thuê nhà ở SV được đầu tư bằng nguồn
vốn ngân sách nhà nước: Các chi phí sử Hầu hết các SV đều muốn hình thức trả tiền điện, nước dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu.
dụng nhiên liệu, điện, nước và các dịch vụ khác (nếu có) của SV thuê nhà ở không tính trong giá cho thuê mà do SV trực tiếp chi trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ (nếu có hợp đồng riêng) hoặc trả cho đơn vị quản lý vận hành (nếu không có hợp đồng riêng) theo khối lượng thực tế tiêu thụ và các chi phí khác trong quá trình quản lý, vận hành nhưng phải đảm bảo nguyên tắc không nhằm mục đích kinh doanh. Riêng giá điện, nước được tính theo giá sinh hoạt, không tính giá kinh doanh.
Hình thức trả tiền này mang đến sự rõ ràng, độc lập cho các phòng ở của SV
Đề án Mô hình Trung tâm nội trú SV của ĐH Quốc gia Hà Nội tại Đô thị ĐH Hòa Lạc đã được Thủ tướng phê duyệt.
• Đại bộ phận các nhà ở SV là nhà 5 tầng được quy hoạch tổ hợp theo từng nhóm. Theo quy hoạch chi tiết và các giải pháp thiết kế cơ sở đang được tiến hành trước mắt có khoảng 80% tổng số SV được ở trong các phòng tiêu chuẩn cao khép kín từ 4 đến 6 SV/phòng. Mỗi SV được sử dụng riêng biệt một “đơn vị giường ngủ” độc lập với tầng trên để ngủ, phần dưới bố trí tủ, bàn ghế học tập cho chính SV đó.
• SV sẽ không phải ngồi học trên giường mà có bàn ghế học tập riêng và có thể sử dụng các trang thiết bị học tập hiện đại như máy vi tính cá nhân…
• Về trang thiết bị kỹ thuật và tiện nghi công trình, mỗi phòng ở SV được trang bị khu vệ sinh riêng biệt, khép kín bao gồm từ 1 - 2 nhà WC, 1- 2 chậu rửa, 1 khu tắm giặt, 1 ban công hay lôgic phơi quần áo.
• Trước mắt trong các phòng được bố trí
• Hơn ½ SV mong muốn được ở KTX cao
tầng. 31,3% muốn đươc ở diện tích phòng từ 21 – 30m². Số lượng người trong phòng từ 3 – 6 người/phòng, tối đa là 12 người/phòng. 100% SV muốn có một giường riêng biệt. Có 76,6% muốn có giá sách riêng, chủ yếu muốn giá sách làm bằng chất liệu gỗ, 47,3%) muốn có tủ quần áo 2 buồng và chủ yếu là tủ bằng gỗ.
• Có 96,9% SV muốn có bàn học riêng.
• 99% SV muốn có nhà vệ sinh khép kín.
• Trong tất cả các mức giá đưa ra, SV đều lựa chọn có 2 tiện nghi là tủ đựng cá nhân
quạt trần hoặc treo tường nhưng hệ thống đường điện trong mỗi phòng sẽ được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điều hòa không khí, bình nước nóng... tuỳ theo nhu cầu sử dụng trước mắt cũng như trong tương lai
• Các hoạt động phục vụ và dịch vụ cần phải được triển khai đồng bộ và dần chuyển đổi từ phục vụ sang dịch vụ để nâng cao chất lượng và đáp ứng kịp thời hơn nữa các yêu cầu của HSSV nói chung: hệ thống nhà ăn, nhà văn hóa, câu lạc bộ, phòng đa năng, …
• Phát triển điển hình như hoạt động ban đại diện SV, hoạt động của đài truyền thanh, câu lạc bộ điện ảnh
• Nâng cao chất lượng phục vụ như việc kết nối Internet vào ở cho SV, trang bị hệ thống điện thoại tự động, thực hiện chế độ chăm sóc đặc biệt, đa dạng hoá các trang thiết bị trong phòng ở và các lĩnh vực khác như mở các lớp nghiệp vụ sư phạm, liên kết cấp Giấy phép lái xe Mô tô
• Hình thành các câu lạc bộ yêu thích thể thao, đặc biệt chú trọng đến những thế mạnh vốn có như Bóng bàn, bóng đá, cầu lông, tennit và phải tính các môn thể thao thời thượng khác như, tennis, Bolling, golf..
và quạt điện.
• Có 44,2% SV muốn được tổ chức bên
ngoài KTX, chỉ có số ít SV muốn tổ chức trong căng tin của KTX và nhà (phòng) dịch vụ của KTX. Có 77,4% SV muốn được tự nấu ăn trong phòng sẽ rẻ hơn, đảm bảo vệ sinh hơn so với ăn bên ngoài.
• Nhiều ý kiến SV đều cho rằng cần có ban đại diện SV, có SV trong ban quản lý KTX. 45,1% SV muốn có từ 1 – 5 SV trong ban quản lý KTX
• Nhu cầu về mạng Internet của SV rất cao, nhiều SV nói rằng cuộc sống của mình không thể thiếu Internet
• Hầu hết SV đều muốn tại nơi ở của mình có các hoạt động vui chơi, giải trí và rèn luyện thể chất được tổ chức hàng tháng và hàng tuần (với tỷ lệ lần lượt là 41,5% và 39,7%).
Bảng so sánh trên cho thấy các chủ trương chính sách của Nhà nước, các Bộ ban ngành đưa ra đã phản ánh được phần nào nhu cầu của SV như mô hình KTX nhà cao tầng, khép kín; trang bị giường ngủ, bàn học, quạt điện riêng biệt cho từng SV; kết nối Internet; hình thức chi trả tiền điện nước trực tiếp, theo Giá sinh hoạt chung; nhà vệ sinh khép kín; tổ chức quản lý thông
qua ban đại diện SV; đẩy mạnh các hoạt động vui chơi, giải trí và rèn luyện thể chất thông qua các câu lạc bộ định kỳ hàng tuần, hàng tháng v.v..
Tuy nhiên, so một số tiêu chí và nội dung chi tiết còn có một khoảng cách khá xa giữa nhu cầu của SV và chỉ đạo của nhà nước.
Trước hết là vấn đề diện tích phòng ở: Nếu như các văn bản nhà nước mới chỉ giới hạn mức tối thiểu về diện tích bình quân cho SV là 4m2/ người và không quá 8 SV/ phòng, tức khuân mẫu chung sẽ là 32m2 cho một phòng 8 người (bao gồm cả công trình phụ). Trong khi đó, với diện tích gần tương tự là 30,4m2 (không bao gồm công trình phụ), phần lớn SV chỉ mong muốn có 4 người/ phòng, tức diện tích bình quân đạt 7,6m2/ người. Như vậy, sự chênh lệch là khá lớn.
Một chi tiết khác là vấn đề diện tích phụ để phơi quần áo, chưa có một văn bản Nhà nước nào đề cập tới. Hay như vấn đề có đến ¾ SV muốn được nấu ăn, sinh hoạt trong phòng ở cho tiết kiệm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì phần lớn các chủ trương chỉ đề cập tới việc xây dựng các khu căng tin chung.
Tóm lại, phần lớn các chủ trương xây dựng mô hình KTX cao tầng của nhà nước hiện nay đã đảm bảo được các yêu cầu tối thiểu về không gian sống và môi trường sinh hoạt cho SV. Tuy nhiên, để bộ phận trí thức trẻ của đất nước có điều kiện học tập, rèn luyện và phát triển toàn diện, nhà nước cần lưu ý và dần từng bước nâng cao các tiêu chuẩn phục vụ cho SV tốt hơn. Cần phải có lộ trình có lộ trình như việc trong thời gian 5 năm tới, trước mắt giải quyết vấn đề thiếu hụt nghiêm trọng chỗ ở nội trú cho SV các trường; 5 năm tiếp theo; nâng dần các tiêu chí về điều kiện ở; để đến năm 2020 có thể từng bước hiện thực hóa chỉ số 4 SV/phòng 30m2 (chưa kể diện tích phụ).
VÀ MÔ HÌNH NHÀ Ở KÝ TÚC XÁ ĐỀ XUẤTI. KẾT LUẬN I. KẾT LUẬN
Với những chứng cứ trung thực và khách quan thu được từ quá trình khảo sát tại nhiều trường ĐH trên một phạm vi rộng, nghiên cứu về “Nhu cầu về mô hình nhà ở KTX của SV Hà Nội” thu được một số kết quả sau đây:
(1) KTX của các trường ĐH mới chỉ đáp ứng được từ 20 - 30% nhu cầu ở của SV. Các KTX đều đã xuống cấp, chủ yếu được xây dựng trên từ 10 đến 20 năm. Mặc dù đã được đầu tư sửa chữa, nâng cấp nhưng SV vẫn phải ở trong tình trạng thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị trong phòng. Thực tế vẫn còn nhiều SV phải ở với số lượng người trên 10 người/ phòng gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập, đời sống sinh hoạt.
(2) Bên cạnh thực tế nhiều nội quy KTX vẫn còn có những điều không phù hợp với SV, vấn đề quản lý SV trong KTX cũng còn nhiều bất cập. Nhất là việc khó quản lý SV ra vào trong KTX. Tình hình an ninh trật tự đã được cải thiện đáng kể nhưng tình trạng mất trộm mất cắp trong KTX vẫn còn diễn ra khiến cho SV có tâm lý hoang mang.
(3) Những nhu cầu cơ bản của SV về nhà ở KTX bao gồm:
- Nâng diện tích phòng ở rộng hơn, chủ yếu trong khoảng từ 20-30m2; - Bố trí số lượng người/ phòng ít hơn, tốt nhất là khoảng 4 SV/ phòng; - Xây dựng nhà vệ sinh khép kín cho từng phòng ở;
- Tăng cường các hoạt động sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao để làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho SV
(4) Những đặc điểm về về giới tính, năm học, ngành học, điều kiện kinh tế của bản thân hay các điều kiện ở hiện tại trong và ngoài KTX đều là những yếu tố tác động đến nhu cầu về phòng ở và mô hình sinh hoạt trong KTX của SV. Cụ thể: