sản xuất.
Khi lập tiến độ bằng SĐM ngoài việc chú ý đến tiêu chí thời hạn xây dựng công trình, người ta còn chú ý đến vấn đề phân phối và sử dụng tài nguyên cho sản xuất. Vì ngoài việc hoàn chỉnh công trình đúng thời hạn cần phải chú ý đến hiệu quả kinh tế của phương án tổ chức thi công. Tài nguyên sử dụng cho sản xuất xây dựng gồm nhiều loại khác nhau. Chúng có thể là nhân lực lao động, cán bộ kỹ thuật, máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng, kết cấu chế tạo trước, năng lượng, tài chính... Khi làm việc với SSĐM, người ta thường phân loại chúng theo đặc tính của các loại tài nguyên sử dụng trong quá trình xây dựng. Đó là nó có hay không thay đổi khối lượng khi được sử dụng.
Theo tiêu chí này người ta chia tài nguyên ra làm hai loại: tài nguyên thu hồi được và tài nguyên không thu hồi được sau sử dụng.
- Loại thứ nhất, tài nguyên thu hồi là tài nguyên không biến đổi số lượng trong quá trình sử dụng. Trong loại này gồm nhân lực, cán bộ kỹ thuật, máy móc, thiết bị, cơ sở sản xuất phụ trợ. Người ta còn gọi loại này là tài nguyên không xếp kho được. Số lượng của chúng không thay đổi trong quá trình sản xuất, nó chỉ thay đổi khi có sự trao đổi với các đơn vị xây lắp khác.
Điều kiện ràng buộc của tài nguyên thu hồi trong phân phối cho sản xuất là: Ri(t) ≤ Hi(t) (2.7)
Trong đó: Ri(t) – cường độ sử dụng tài nguyên i tại thời điểm t Hi(t) – khối lượng hiện có của tài nguyên i tại thời điểm t
Ý nghĩa của công thức trên là không lập kế hoạch tiêu thụ tài nguyên vượt quá mức hiện có của đơn vị thi công. Nếu làm ngược lại thì dự án không thực hiện được hoặc sẽ làm tăng chi phí thực hiện dự án.
- Loại thứ hai là tài nguyên thay đổi khối lượng trong quá trình sử dụng. Khối lượng biến đổi tỷ lệ thuận với khối lượng công việc hoàn thành (không kể đến mọi sự hao mòn trong bảo quản, vận chuyển), do biến thành sản phẩm. Trong nhóm này điển hình là vật liệu, nhiên liệu bán thành phẩm, cấu kiện và đặc biệt là tiền vốn.
Điều kiện ràng buộc liên quan đến loại tài nguyên này khi lập kế hoạch sản xuất là: 0 0 ( ) ( ) i i R t dt t dt τ τ ϕ ≤ ∫ ∫ (2.8)
Trong đó: Ri(t) – cường độ sử dụng tài nguyên i tại thời điểm t theo kế hoạch
( )
i t
ϕ – mức độ cung cấp tài nguyên i tại thời điểm t
Vế trái của công thức (2.8) thể hiện tổng tài nguyên đã sử dụng từ đầu đến thời điểm đang xét. Nếu có nhiều công việc cùng sử dụng một loại tài nguyên i thì Ri(t) là tổng mức tiêu thụ của tất cả các công việc đó. Vế phải công thức trên thể hiện tổng tài nguyên i công trường được cung cấp từ đầu đến thời điểm đang xét.
1 2 3 0 1 2 3 4 5 1 2 3 0 1 2 3 4 5 a) Ri b) 1 2 3 0 1 2 3 4 5 4 5 6 7 8 9 10 c)
Hình 2.5 Mối quan hệ giữa cung và tiêu thụ tài nguyên
∫φi(t)dt
∫Ri(t)dt φi
Cần chú ý là tài nguyên không thu hồi có thể dự trữ trong kho nên cường độ tiêu thụ không phải lúc nào cũng nhỏ hơn mức cung cấp. Hình vẽ 2-2 trên thể hiện tính chất này.
Trong lập kế hoạch, vấn đề tổ chức sản xuất sao cho việc sử dụng tài nguyên hợp lý là mục đích theo đuổi của các nhà tổ chức cũng như kinh tế. Trong lý thuyết cũng như thực tế, nhiều tài liệu đã đi sâu nghiên cứu những bài toán tối ưu về sử dụng tài nguyên, nhưng vì tính đa dạng của nó người ta chỉ giải quyết những bài toán với một vài chỉ tiêu cụ thể. Còn bài toán tổng thể thì hầu như còn bỏ ngỏ.