Biện pháp tổ chức thi công công trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá độ tin cậy của kế hoạch tiến độ áp dụng cho tiến độ xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp tuyến phố thanh vị thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 71 - 79)

Nhà thầu thi công tổ chức thi công công trình theo phương pháp dây chuyền, với hình thức thi công cơ giới kết hợp với thủ công.

3.1.4.1 Công tác chuẩn bị

- Xác định mặt bằng cần thi công (khôi phục mốc giới, kiểm tra cao độ, xác

định ranh giới san nền…)

- Dọn dẹp mặt bằng, rà phá chướng ngại vật nguy hiểm cho con người trên toàn bộ mặt bằng công trình theo ranh giới đã xác định.

- Lên ga, cắm cọc xác định ranh giới san nền, khu vực đường, phạm vi đào, đắp. - Xây dựng hệ thống mốc ranh giới thi công và vị trí các cột mốc.

- Tập kết máy thi công, vật liệu xây dựng Các công việc chủ yếu bao gồm:

- Xác định vị trí mặt bằng cần thi công, định vị vị trí dựng lán trại, bãi tập kết vật liệu, máy móc (diện tích 40x20=800m2), bố trí 01 tổ công nhân 10 người;

- Tập kết các máy móc, vật liệu chính, bố trí 02 tổ công nhân, mỗi tổ 05 người; - Sản xuất các cấu kiện đúc sẵn: Bó vỉa dải phân cách kích thước 53x18x15cm dài 1m: 5.458 cái (BTXM mác 250: 475m3); Bó vỉa hè kích thước 26x23x8cm dài 1m: 5.907 cái (BTXM mác 250: 266m3).

3.1.4.2 Thi công hệ thống kè đá

Các công việc chủ yếu bao gồm: - Đào móng kè: 268m3;

- Đóng cọc tre D6-8cm: 4.077md; - Đá dăm đệm móng kè: 26m3;

- Xây kè đá hộc VXM mác 75: 579m3;

- Trát tường kè VXM mác 75 dày 2cm: 549m2.

Tổng chiều dài kè xây là 210m. Kết cấu đá hộc xây vữa XM mác 75, cứ 6m để khe phòng lún nhồi đay tẩm nhựa đường. Đệm móng kè đá dăm có đường kính Dmax < 6cm, dày 10cm. Trát tường kè vữa xi măng mác 75.

Đào và sửa móng kè bằng thủ công, dùng máy kết hợp với thủ công để đóng cọc gia cố móng kè. Các công tác thi công lớp đệm móng, xây tường kè bằng đá hộc, trát tường kè, lấp đất hoàn trả bằng thủ công.

3.1.4.3 Thi công nền mặt đường, nền vỉa hè

Các công việc chủ yếu bao gồm: - Đào nền đất cấp II: 1.630m3;

- Đào nền, khuôn hè, khuôn đường đất cấp III: 70.380m3; - Đắp nền hè, đường đất cấp III độ chặt K95: 49.950m3; - Đắp nền đường đất cấp III độ chặt K98: 18.340m3.

Thi công nền đường chủ yếu sử dụng bằng máy, kết hợp thủ công và hoàn thiện các hạng mục khác.

Trên cơ sở hồ sơ thiết kế, tiến hành khôi phục tuyến, đo đạc và cố định vị trí tim đường, các mốc cao độ dọc tuyến và bố trí thêm các mốc phụ, bổ sung các loại cọc chi tiết các vị trí đường cong, các vị trí đặc biệt, kiểm tra đối chiếu lại chiều dài tuyến.

Xác định giới hạn của đường, lên tim đường dựa vào cọc tim và hồ sơ thiết kế để đánh dấu mép nền đường ở các vị trí chân taluy nền đắp để định hình dạng nền đường, mép nền đường được đánh dấu trên thực địa bằng các cọc gỗ. Việc lên ga định vị nền đường được tiến hành đồng thời với việc định vị rãnh dọc để đảm bảo độ chính xác.

1. Thi công đào nền đường, nền hè

- Tại những vị trí thi công rộng, khối lượng đào đất lớn, thi công bằng dây chuyền tổ hợp máy ủi, máy xúc, ô tô tự đổ. Dùng máy ủi ủi gom đất, sau đó dùng

máy xúc xúc vật liệu lên ô tô vận chuyển về vị trí quy định. Cao độ mặt nền đường được sửa sang phù hợp với những yêu cầu của quy trình thi công hoặc theo các chỉ tiêu kỹ thuật đã chỉ ra trong hồ sơ thiết kế.

- Tại những vị trí hẹp không đủ diện tích thi công bằng máy, khối lượng nhỏ thì cho nhân công đào. Vật liệu thải sẽ được vận chuyển gom đống để xúc lên ô tô đổ đúng nơi quy định.

2. Thi công đắp nền đường

Sau khi hoàn thành mọi công tác đào đất theo hồ sơ thiết kế và được nghiệm thu bề mặt hoàn thiện, Nhà thầu sử dụng ô tô tự đổ để vận chuyển vật liệu từ mỏ đến khu vực đắp và đổ từng mô theo tính toán.

Đất đắp nền đường được tận dụng một phần từ đất đào, phần còn lại được mua tại các mỏ trên địa bàn thị xã Sơn Tây và các khu vực lân cận. Mỏ đất Nhà thầu sử dụng phải có đầy đủ các thí nghiệm về các chỉ tiêu cơ lý thành phần của đất và được Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư chấp nhận mới được đưa vào sử dụng.

Sau khi đổ vật liệu đắp trên bề mặt đã hoàn thiện, Nhà thầu sẽ tiến hành san vật liệu đắp thành các lớp ngang: sử dụng máy ủi để san vật liệu đắp thành từng lớp, chiều dày 20 cm cho một lớp sau khi lu lèn hoàn thiện. Kết hợp với việc hoàn thiện bề mặt của các lớp đắp bằng máy san tự hành để tạo độ phẳng cho các lớp nền đắp, độ dốc dọc, độ dốc ngang theo đúng yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ. Đội khảo sát sẽ cắm các cọc gỗ tại các vai đường, tim đường, trên mỗi mặt cắt ngang và khống chế cao trình bề mặt cho mỗi lớp san.

San đắp vật liệu xung quanh các kết cấu được thực hiện bằng thủ công, chiều dày không vượt quá 10cm cho 1 lớp và tiến hành san đồng đều theo các phía của kết cấu.

Việc đầm nén đất đắp được tiến hành theo dây chuyền từng lớp với trình tự đổ, san và đầm sao cho thi công có hiệu suất cao nhất, chiều dày của lớp đầm phụ thuộc vào điều kiện thi công từng loại đất, loại máy.

Lu lèn nền đường: Nhà thầu sử dụng lu bánh thép và lu rung, trình tự như sau: - Lu giai đoạn đầu bằng lu bánh thép 8,5 – 10T.

- Lu giai đoạn sau bằng lu 16T.

- Lu hoàn thiện bằng lu bánh thép 8,5 – 10T.

Lu tiến hành dọc theo vệt đắp, lu tiến dần từ vị trí thấp đến vị trí cao, vệt bánh lu sau chồng lên vệt bánh lu trước 1/3 vệt bánh lu.

Đầm vật liệu đắp kết cấu: nhà thầu sử dụng đầm cóc, điều chỉnh độ ẩm bằng thủ công sẽ đảm bảo việc đầm vật liệu đắp kết cấu đạt độ chặt theo tiêu chuẩn kỹ thuật.

Yêu cầu của công tác đào đắp nền đường:

+ Trước khi tiến hành đào, đắp nền trên mỗi đoạn tuyến đều tiến hành kiểm tra lại hướng tuyến, cắm cọc xác định phạm vi đắp đất. Trước khi đắp lớp đất sau tiến hành kiểm tra độ chặt của lớp đất trước (theo phương pháp hiện trường) và được Tư vấn giám sát nghiệm thu nếu đạt yêu cầu thì mới thi công lớp đắp tiếp theo.

+ Trong suốt quá trình thi công, nền đường có dốc ngang, dọc thích hợp để đảm bảo không bị ứ nước khi trời mưa. Cần thi công các rãnh tiêu hai bên để tránh nền đường bị ẩm ướt và bị xói mòn.

+ Lắp đặt các thiết bị quan trắc lún và theo dõi độ lún của lớp đất đắp nền theo yêu cầu thiết kế.

3.1.4.4 Thi công móng cấp phối đá dăm

Các công việc chủ yếu bao gồm:

- Móng cấp phối đá dăm loại 2 (0/37,5) dày 20cm: 8.180m3; - Móng CPĐD loại 2 (0/37,5) dày 18cm: 7.360m3;

- Móng CPĐD loại 1 (0/25) dày 18cm: 7.360m3; Sử dụng máy thi công là chủ yếu, kết hợp thủ công.

Thi công lớp móng cấp phối đá dăm được chia làm 3 lớp có chiều dày lớp trên H = 18cm, 2 lớp dưới H = 38cm.

Dùng ô tô tự đổ vận chuyển vật liệu đến hiện trường, dùng máy rải cấp phối đá dăm. Tùy thuộc bề rộng của mặt đường để bố trí số vệt rải thích hợp, kết hợp nhân lực bù phụ những chỗ lồi lõm.

Thi công thí điểm: trước khi thi công đại trà phải tiến hành lu thí điểm trên chiều dài 50m để xác định số lần lu lèn với từng loại thiết bị lu và quan hệ giữa độ ẩm, số lần lu, độ chặt với trình tự lu:

- Lu sơ bộ: Dùng lu tĩnh 6 – 8T lu 3 – 4 lượt/điểm, vận tốc lu 2 – 3km/h - Lu chặt: dùng lu rung 16 – 18T lu 6 – 8 lượt/điểm, vận tốc lu 2 – 4km/h. - Lu bánh lốp 16 – 18T lu 10 – 12 lượt/điểm, vận tốc lu 2 – 4km/h.

- Lu hoàn thiện: dùng lu tĩnh 6 – 8T lu 3 – 4 lượt/điểm, vận tốc lu 2 – 6km/h. Lu lèn được tiến hành theo các mép dần dần đi vào tim theo phương dọc. Trên các đoạn cao phải lu lèn bắt đầu từ cạnh thấp đến cạnh cao, phải tiếp tục lu lèn cho đến khi không còn các lớp bánh xe lu và lớp móng lu lèn đã đồng đều các hạt liên kết chặt. Trong quá trình lu lèn, những chỗ không bằng phẳng, gợn sóng phải tiến hành sửa chữa ngay.

Vì cấp phối đá dăm có thành phần hạt nhỏ hơn 1mm, trong quá trình lu lèn, loại hạt này thường hay trồi lên và khô đi vì vậy phải tưới ẩm để ổn định lớp hạt nhỏ này. Việc thi công lớp cấp phối đá dăm được tiến hành cuốn chiếu theo từng đoạn, vì vậy, khi thi công xong kiểm tra nếu đạt yêu cầu kỹ thuật được kỹ sư tư vấn giám sát chấp thuận thì sẽ tiến hành tưới lớp dính bám sau đó thi công ngay lớp bê tông nhựa.

3.1.4.5 Thi công mặt đường

Các công việc chính bao gồm:

- Tưới nhựa thấm bám 1kg/m2: 41.460m2; - Bê tông nhựa hạt thô dày 7cm: 6.740 tấn; - Tưới nhựa dính bám 0,5kg/m2: 68.850m2; - Bê tông nhựa hạt mịn dày 5cm: 8.345 tấn.

1. Thi công tưới thấm bám và dính bám bằng nhũ tương

Công tác tưới thấm bám và dính bám nhũ tương được triển khai thi công sau khi Kỹ sư tư vấn giám sát nghiệm thu lớp cấp phối đá dăm loại I (tưới dính bám 1kg/m2).

Trình tự thi công:

- Vệ sinh bề mặt sạch sẽ (bằng máy quét, hơi ép và nhân lực quét sạch bụi bẩn và vật liệu rời rạc ra khỏi mặt đường).

- Chuẩn bị nhũ tương, xe phun.

- Phun nhựa trên bề mặt cấp phối đá dăm, bê tông hạt trung trên cơ sở tốc độ xe, áp lực phun để có lượng nhựa phù hợp thiết kế (công tác này phải thông qua thí điểm trước).

- Đảm bảo giao thông, bảo dưỡng: cấm đường không cho xe chạy trên lớp nhựa thấm bám, nhựa dính bám.

2. Thi công mặt đường bê tông nhựa

Trước khi rải đại trà, nhà thầu bố trí rải thí điểm một đoạn 50m để xác định công nghệ đầm lèn thích hợp. Nếu kết quả thi công thí điểm được Kỹ sư tư vấn giám sát chấp nhận thì nhà thầu sẽ tiến hành áp dụng đại trà.

Thi công thí điểm lớp bê tông nhựa: tiến hành định vị các cọc chi tiết khống chế phạm vi rải, sử dụng các ván khuôn thép ghim cố định theo đúng tuyến đường và giữ được trong quá trình đầm nén.

- Rải bê tông nhựa bằng máy rải, dùng nhân lực bù phụ.

- Lu lèn: máy rải bê tông nhựa đi đến đâu lu ngay đến đấy để tranh thủ bê tông nhựa còn nóng trên 70oC.

Lu sơ bộ bằng lu bánh lốp 16T, lu 15-20 lượt/điểm, tốc độ lu trong 6-8 lượt đầu là 2km/h, sau tăng dần 3-5km/h.

Thi công xong mỗi vệt chuyển sang vệt tiếp theo, sau mỗi ca phải thi công xong toàn bộ chiều rộng của mặt đường.

Việc thi công thí điểm được tiến hành cho đến khi nhà thầu và Kỹ sư tư vấn giám sát đạt được thỏa thuận cần thiết về chủng loại lu, trình tự lu, số lần lu và chiều dài mỗi vệt rải. Các số liệu này làm cơ sở để nhà thầu tiến hành thi công đại trà. Công nghệ thi công của nhà thầu sẽ được kỹ sư tư vấn kiểm tra và chấp nhận thi công đại trà tại hiện trường.

3.1.4.6 Thi công hệ thống thoát nước dọc, ngang đường

Các công việc chính bao gồm:

- Đào đất móng cống, hố ga: 10.920m3; - Đệm móng cống đá dăm 4x6 dày 10cm: 826m3; - Mua và lắp đặt đế cống D800: 4.109 đế; - Mua và lắp đặt ống cống D800, dài 2,5m: 822 ống; - Mua và lắp đặt đế cống D1.000: 6.256 đế; - Mua và lắp đặt ống cống D1.000, dài 2,5m: 1.251 ống; - Xây dựng 116 hố ga bằng gạch chỉ VXM mác 75: 436m3; - Đắp đất mang cống: 4.350m3. 1. Đào đất móng cống:

Trước khi đào móng cống tiến hành kiểm tra cao độ dọc tuyến đào, giới hạn phạm vi đào theo mặt cắt ngang. Sau đó dùng máy đào kết hợp với thủ công tiến hành đến cao độ thiết kế. Tận dụng đất tốt để tiến hành thi công nền đất đắp.

Hố móng được đào mở rộng so với móng cống mỗi bên là 30cm đủ rộng để chống vách hố móng và đào đến một độ sâu, độ rộng cần thiết để đặt ống cống, làm các mối nối và bê tông chèn làm tầng phủ bao quanh.

2. Lắp đặt đế cống

Trước khi tiến hành thi công lắp đặt đế cống, Nhà thầu dùng thủ công vệ sinh sạch bề mặt hố móng.

Dùng thủ công kết hợp máy xúc san rải lớp đá dăm đệm theo đúng cao độ, trắc ngang và độ dốc của cống.

Dùng máy đào, cẩu tự hành và nhân công cẩu và lắp đặt ống cống đảm bảo đúng vị trí, đúng hướng, đúng độ dốc và cao độ.

3. Lắp đặt ống cống

Cống D800, D1000 nhà thầu mua tại các xưởng sản xuất cống và vận chuyển đến công trình bằng ô tô chuyên dùng. Trước khi lắp đặt, cống được cán bộ tư vấn giám sát kiểm tra nghiệm thu tại hiện trường. Lắp đặt ống cống bằng máy xúc kết hợp thủ công.

4. Lấp đất lưng cống

Công tác đắp đất trả lại chỉ được tiến hành khi đã nghiệm thu kết cấu hoàn thành, vẽ hoàn công và cho phép lấp đất theo yêu cầu của tư vấn giám sát. Vật liệu đắp trả lại được đổ thành lớp dày không quá 20cm (sau khi lu lèn) và phải phù hợp với năng lực đầm nén của thiết bị, đắp cân bằng theo cách sao cho chênh lệch độ cao hai bên không quá 2 lớp đắp, vật liệu đắp phải đảm bảo độ ẩm tối ưu để đạt hiệu quả đầm nén cao nhất, sử dụng đầm cóc tại các góc cạnh chật hẹp bề rộng nhỏ hơn 3m và lu rung 8 – 12T đối với bề rộng lớn hơn 3m.

Đầm chặt bằng đầm cóc, máy lu. Khi đầm, lu đảm bảo không để máy đi sát vào thành cống, tại ví trí sát cống phải sử dụng đầm cóc.

Đắp đất trả lại mang cống phải đạt độ chặt K98 theo tiêu chuẩn. 5. Công tác xây ga thu, ga thăm

Móng hố ga là đá dăm Dmax<=6cm đầm chặt. Lớp bê tông đáy hố ga M200 đá 2x4cm dày 20cm. Đổ bê tông đáy hố ga được đổ tại chỗ. Tường ga xây gạch chỉ vữa XM M75.

Công tác đổ bê tông đáy hố ga được đổ tại chỗ. Phần cổ ga được bố trí cốt thép. Nắp hố đậy bằng nắp gang đúc.

3.1.4.7 Thi công hệ thống vỉa hè, cây xanh Các công việc chính bao gồm:

- Đệm cát vàng vỉa hè dày 5cm: 1.344m3; - Lát hè gạch Terrazzo 30x30cm: 26.877m2; - Lắp đặt bó vỉa hè: 5.907 cái;

- Đào đất trồng cây: 673m3;

- Đắp đất màu trồng cây: 1.160m3; - Trồng cây xanh vỉa hè: 556 cây;

- Lắp đặt bó vỉa dải phân cách: 5.458 cái;

- Trồng hoa Ngâu dải phân cách: 540 cây; Trồng cỏ lá tre: 3.578m2.

3.1.4.8 Thi công hệ thống biển báo, cột mốc giao thông

Các công việc chính bao gồm:

- Sơn gờ giảm tốc dày 6mm: 703m2;

- Cột biển báo: 90 cột; Biển báo tam giác: 35 biển; Biển báo chữ nhật: 35 biển; Biển báo tròn: 16 biển; Cột km: 4 cột.

Thi công phần biển báo hiệu: công tác đào, chôn cột, lắp đặt biển báo phải tuân thủ thiết kế bản vẽ thi công được Kỹ sư tư vấn giám sát chấp nhận.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá độ tin cậy của kế hoạch tiến độ áp dụng cho tiến độ xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp tuyến phố thanh vị thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w