Trình tự lập kế hoạch tiến độ cho một dự án

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá độ tin cậy của kế hoạch tiến độ áp dụng cho tiến độ xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp tuyến phố thanh vị thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 63)

2.6.3.1 Cung cấp thông tin tóm lược về dự án.

Khởi động chương trình, sau đó bắt đầu một file mới bằng lệnh File New, trên màn hình sẽ hiển thị hộp thoại Summary Info. Dùng hộp thoại này để ghi các thông tin cơ bản về một dự án, gồm:

- Tên dự án;

- Tên công ty thực hiện dự án;

- Tên của giám đốc và người quản lý dự án; - Các ghi chú về dự án;

- Ngày bắt đầu thực thi dự án.

Sau đó phải thiết lập lịch công tác cho dự án và Microsoft Project sẽ sử dụng lịch này làm cơ sở để phân chia thời gian cho dự án. Lịch ngầm định trong Microsoft Project 2010 là 1 tuần làm việc 5 ngày từ thứ 2 đến thứ 6, với 8 giờ làm việc cho một ngày và 1 giờ nghỉ ăn trưa, giờ làm việc cụ thể như sau:

+ Sáng từ 8:00 AM đến 12:00 PM + Chiều từ 1:00 PM đến 5:00 PM

Có thể thay đổi lịch làm việc, ngày làm việc, giờ làm việc tùy ý, theo quy định của dự án, bằng cách tạo ra một lịch mới từ lịch đã có. Để thay đổi lịch làm việc trong tuần của mỗi tháng hãy chọn Working để đánh dấu những ngày làm việc và chọn Nonworking để đánh dấu những ngày nghỉ. Lịch cơ sở này có thể dùng cho tất cả các loại tài nguyên hoặc có thể đặt cho mỗi loại tài nguyên một lịch khác nhau.

2.6.3.2 Nhập công việc vào dự án

Trong phần bên trái của Gantt Chart là bảng Gantt chứa: tên, thời gian mỗi công việc, đồ thị Gantt bao gồm các đường thanh ngang biểu diễn chiều dài của các công việc.

Trường đầu tiên sẽ được chọn và có thể bắt đầu ghi tên từng công việc vào dự án; Microsoft Project 2010 sẽ sử dụng ngày hiện tại, để làm ngày bắt đầu cho dự án và là ngày bắt đầu cho công việc đầu tiên của dự án.

Lịch cơ sở cho dự án là lịch chuẩn Standard Calendar. Phân chia thời gian theo ràng buộc.

As soon as possible (càng sớm càng tốt).

Nếu muốn, ta có thể hiệu chỉnh lại chúng sau khi nhập xong các công việc. Nhập công việc từ View nhìn Task Sheet, bắt đầu Task Sheet đưa ra một bảng Entry để nhập các công việc cơ sở trong nó. Bảng Entry bao gồm các trường sau:

Chỉ số thứ tự (ID), tên công việc (Task name), thời gian công việc (Duration), Ngày bắt đầu(Start), ngày kết thúc (Finish), các công việc đứng trước (Predecessors), tên tài nguyên sử dụng (Resource Names).

2.6.3.3 Nhập tài nguyên cho các công việc

Tài nguyên chính trong xây dựng là công nhân, thiết bị, máy móc, vật liệu… được sử dụng để hoàn thành những công việc trong dự án.

Khi nhập một loại tài nguyên, Microsoft Project 2010 sẽ ghi nó vào một vùng tài nguyên (Resource pool). Vùng tài nguyên là một vùng chứa các tài nguyên được sử dụng không chỉ cho một dự án đó, mà có thể cho nhiều dự án đang cùng làm việc.

* Nhập tài nguyên bằng một số cách như sau:

- Khi bắt đầu phần mềm Microsoft Project 2010, vùng nhìn đầu tiên là Task Entry. Đây là vùng nhìn kết hợp, giữa Gantt Chart và Task Form. Gantt Chart ở trên ghi các công việc. Task Form ở dưới để nhập tài nguyên ấn định cho các công việc đó.

Nếu có một loại tài nguyên mới, không có trong vùng tài nguyên, Microsoft Project 2010 sẽ hỏi để thông báo rằng có muốn thêm tài nguyên này vào vùng tài nguyên hay không. Nếu muốn nhập thêm tài nguyên này, Microsoft Project 2010 sẽ hiển thị hộp hội thoại: Resource Edit Form để có thể nhập các tài nguyên mới này.

- Nhập tài nguyên trong vùng nhìn Resource Sheet, bắt đầu Resource Sheet đưa ra bảng Entry.

Để nhập các thông tin cơ bản của tài nguyên các giá trị ngầm định trong các trường hợp này là:

Max Unit 1

Std Rate: Lương chuẩn cho tài nguyên tính theo giờ Ovt Rate: Tỉ lệ chi phí làm ngoài giờ.

Các bước thực hiện

2. Nếu muốn chỉ ra một nhóm tài nguyên, khai tên của nhóm tài nguyên trong trường Group

3. Trong Max Unit khai số đơn vị tài nguyên có thể sử dụng được (mức tối đa về tài nguyên)

4. Ghi thông tin vào những trường khác nếu cần.

Sau khi nhập các tài nguyên cho công việc, sẽ thiết lập mối quan hệ giữa các công việc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.6.3.4 Mối quan hệ giữa các công việc

Khi nhập các công việc, Microsoft Project 2010 sẽ hiểu là tất cả các công việc đều bắt đầu từ cùng một ngày và xuất hiện bên lề trái của Gantt Chart. Điều này không sát với thực tế thi công, chính vì vậy ta phải thiết lập được mối quan hệ giữa các công việc, để Microsoft Project 2010 tự động tính ngày bắt đầu của các công việc, với giả thiết không có ngày nghỉ giữa các công việc đó. Có 4 loại quan hệ phụ thuộc sau:

FS (Finish – to – Start) Ngày kết thúc công việc trước sẽ xác định ngày bắt đầu của công việc sau.

FF (Finish – to – Finish) Ngày kết thúc công việc trước sẽ xác định ngày kết thúc của công việc sau.

SF (Start – to Finish) Ngày bắt đầu công việc trước sẽ xác định ngày kết thúc của công việc sau.

SS (Start – to – Start) Ngày bắt đầu công việc trước sẽ xác định ngày bắt đầu của công việc sau.

Nhưng đơn giản nhất là quan hệ “các công việc đi trước” (Presecessors). Nếu nắm vững công nghệ xây dựng, ta dễ dàng chỉ ra các công việc phải đi trước công việc đang xét.

Từ mối quan hệ này Microsoft Project 2010 sẽ tự động tính thời gian của từng công việc và lập được sơ đồ mạng hiển thị dưới dạng Gantt Chart hay Network Diagram.

2.6.3.5 Thời gian trong dự án (Duration)

Thời gian của một công việc là khoảng thời gian từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc công việc. Microsoft Project 2010 có thể tính toán lại thời gian của các công việc trên cơ sở khối lượng của công việc, số đơn vị tài nguyên được ấn định cho nó. Nếu muốn thời gian là cố định, tức là tài nguyên phải thay đổi, phải ghi thời gian biểu cố định trong Task Form.

Cách kí hiệu thời gian trong Microsoft Project: + Phút: m

+ Giờ : h

+ Ngày:d + Tuần: w

Thời gian hoàn thành dự án là thời gian kết thúc của công việc cuối cùng.

2.6.3.6 In và vẽ các tư liệu

Microsoft Project 2010 cho phép in và vẽ các tư liệu của dự án theo 2 cách:

- Có thể in ra các View là Giantt Chart, Network Diagram, Task Sheet, Resource Sheet, Resource Graph và Resource Usage.

- Có thể in ra các mẫu báo cáo cơ bản gồm: + Báo cáo về các công việc chính

+ Báo cáo về các công việc và tài nguyên

+ Sử dụng bộ lọc, để gửi ra các thông tin của các công việc hay tài nguyên riêng biệt

+ Báo cáo lịch làm việc hàng tháng được in ra mỗi tháng một trang với lịch làm việc của các công việc được đánh dấu trên nó.

Báo cáo về các lịch khác.

Kết luận chương 2

Để công trình xây dựng có chất lượng cao, giá thành hạ, hiệu quả đầu tư cao thì cần thiết phải lập một bản KHTĐTC có độ tin cậy. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kế hoạch tiến độ, các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thi công như điều kiện khí tượng thủy văn, địa chất, điều kiện kinh tế - xã hội địa điểm xây

dựng, năng lực của nhà thầu thi công, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, thiết kế, kế hoạch bố trí vốn, các thủ tục hành chính… Khi lập KHTĐ, nếu nhà thầu nhận biết, phân tích đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng, các yếu tố rủi ro, có biện pháp quản lý rủi ro thì ngoài việc căn cứ vào các tài liệu, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, nhà thầu cần có kế hoạch bố trí, đưa thời gian dự trữ vào thời gian thực hiện các công tác, hạng mục công trình bản KHTĐTC sẽ có tính khả thi, phù hợp với thực tế.

Đánh giá độ tin cậy của bản KHTĐ theo phương pháp phân bố xác suất dựa trên ước lượng những giá trị thời gian thực hiện công việc (thời gian lạc quan, thời gian có xác suất cao nhất, thời gian bi quan) khi đã lường trước những khó khăn thuận lợi, xác định thời gian trung bình mong muốn hoàn thành công việc. Thời gian trung bình hoàn thành dự án mong muốn là tổng thời gian trung bình mong muốn của các công việc nằm trên đường găng. Xác suất gặp thời gian mong muốn hoàn thành dự

án được xác định thông qua bảng tra xác suất.

Tác giả sử dụng phương pháp này để đánh giá độ tin cậy của KHTĐ cho công trình Cải tạo, nâng cấp tuyến phố Thanh Vị, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, được trình bày trong chương 3 luận văn.

CHƯƠNG III

VẬN DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẢI TẠO, NÂNG CẤP (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TUYẾN PHỐ THANH VỊ, THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1 Giới thiệu dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến phố Thanh Vị, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

3.1.1 Mục tiêu của dự án

Tuyến phố Thanh Vị là tuyến đường nằm trong mạng lưới giao thông của thị xã Sơn Tây, là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh, khu du lịch nổi tiếng như Ao Vua, Hồ Suối Hai, khu du lịch sinh thái Đầm Long… Việc đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến phố Thanh Vị góp phần làm thay đổi bộ mặt thị xã Sơn Tây, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh việc đô thị hóa thị xã Sơn Tây nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung.

Dự án đầu tư xây dựng công trình Cải tạo, nâng cấp tuyến phố Thanh Vị thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội nhằm đưa ra các chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế xây dựng hoàn chỉnh các hạng mục nền mặt đường, hè đường, bó vỉa, dải phân cách, hệ thống thoát nước, kè, chiếu sáng, cây xanh và tổ chức giao thông góp phần làm cho bộ mặt thị xã Sơn Tây ngày càng khang trang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và đi lại của nhân dân trong khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự an toàn giao thông đô thị trên địa bàn thị xã Sơn Tây.

Tạo ra một tuyến phố giao thông có hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh trong khu vực nối liền tuyến đường tỉnh lộ 414 với quốc lộ 21, đường tránh quốc lộ 32 và tuyến đường quốc lộ 32 đã được xây dựng hoàn thiện, góp phần hoàn thiện quy hoạch chung của thị xã Sơn Tây.

Tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội nâng cao trình độ dân trí của nhân dân trong vùng nơi có tuyến đường đi qua. Đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân trong khu vực nói riêng và giao lưu hàng hóa với các khu vực khác nói chung.

3.1.2 Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình

- Cấp công trình: Cấp III (QCVN 03:2009/BXD của Bộ xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 33/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 9 năm 2009)

- Dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến phố Thanh Vị thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội thiết kế theo Đường phố khu vực; Vận tốc thiết kế V=60km/h, cơ cấu mặt cắt ngang quy hoạch 35m bao gồm: Chiều rộng mặt đường hai bên x 11.25m; Dải phân cách giữa 1.5m; Hè đường hai bên x 5.5m = 11.0m.

Bảng 3.1 Các chỉ tiêu kỹ thuật chung của tuyến đường

TT Nội dung Đơn vị Trị số

1 Mặt cắt ngang quy hoạch m 35,00

Mặt đường m 2 bên x 11,25

Dải phân cách m 1,5

Hè đường m 2 bên x 5,5

2 Loại tầng mặt Cấp A1

3 Tốc độ thiết kế Km/h 60

4 Độ dốc siêu cao ismax % 4

5 Bán kính R đường cong tối thiểu m 125

6 Chiều dài tầm nhìn tối thiểu một chiều m 75

7 Chiều dài tầm nhìn tối thiểu hai chiều m 150

8 Độ dốc dọc imax % 6.0

9 Chiều dài dốc dọc tối thiểu m 100

10 R đường cong lồi nhỏ nhất m 1400

11 R đường cong lõm nhỏ nhất m 1000

12 Mặt đường cấp cao A1, Môđun đàn hồi yêu

cầu Eyc MPA 155

13 Tải trọng thiết kế áo đường trục xe sau daN 10000

14 Độ dốc ngang mặt đường xe chạy % 2.0

3.1.3 Các hạng mục chính của công trình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thi công hệ thống kè đá

- Thi công nền đường - Thi công móng đường - Thi công mặt đường

- Thi công hệ thống cống dọc, ngang - Thi công vỉa hè, cây xanh

- Thi công hệ thống biển báo, cột mốc giao thông

3.1.4 Biện pháp tổ chức thi công công trình

Nhà thầu thi công tổ chức thi công công trình theo phương pháp dây chuyền, với hình thức thi công cơ giới kết hợp với thủ công.

3.1.4.1 Công tác chuẩn bị

- Xác định mặt bằng cần thi công (khôi phục mốc giới, kiểm tra cao độ, xác

định ranh giới san nền…)

- Dọn dẹp mặt bằng, rà phá chướng ngại vật nguy hiểm cho con người trên toàn bộ mặt bằng công trình theo ranh giới đã xác định.

- Lên ga, cắm cọc xác định ranh giới san nền, khu vực đường, phạm vi đào, đắp. - Xây dựng hệ thống mốc ranh giới thi công và vị trí các cột mốc.

- Tập kết máy thi công, vật liệu xây dựng Các công việc chủ yếu bao gồm:

- Xác định vị trí mặt bằng cần thi công, định vị vị trí dựng lán trại, bãi tập kết vật liệu, máy móc (diện tích 40x20=800m2), bố trí 01 tổ công nhân 10 người;

- Tập kết các máy móc, vật liệu chính, bố trí 02 tổ công nhân, mỗi tổ 05 người; - Sản xuất các cấu kiện đúc sẵn: Bó vỉa dải phân cách kích thước 53x18x15cm dài 1m: 5.458 cái (BTXM mác 250: 475m3); Bó vỉa hè kích thước 26x23x8cm dài 1m: 5.907 cái (BTXM mác 250: 266m3).

3.1.4.2 Thi công hệ thống kè đá

Các công việc chủ yếu bao gồm: - Đào móng kè: 268m3;

- Đóng cọc tre D6-8cm: 4.077md; - Đá dăm đệm móng kè: 26m3;

- Xây kè đá hộc VXM mác 75: 579m3;

- Trát tường kè VXM mác 75 dày 2cm: 549m2.

Tổng chiều dài kè xây là 210m. Kết cấu đá hộc xây vữa XM mác 75, cứ 6m để khe phòng lún nhồi đay tẩm nhựa đường. Đệm móng kè đá dăm có đường kính Dmax < 6cm, dày 10cm. Trát tường kè vữa xi măng mác 75.

Đào và sửa móng kè bằng thủ công, dùng máy kết hợp với thủ công để đóng cọc gia cố móng kè. Các công tác thi công lớp đệm móng, xây tường kè bằng đá hộc, trát tường kè, lấp đất hoàn trả bằng thủ công.

3.1.4.3 Thi công nền mặt đường, nền vỉa hè

Các công việc chủ yếu bao gồm: - Đào nền đất cấp II: 1.630m3;

- Đào nền, khuôn hè, khuôn đường đất cấp III: 70.380m3; - Đắp nền hè, đường đất cấp III độ chặt K95: 49.950m3; - Đắp nền đường đất cấp III độ chặt K98: 18.340m3.

Thi công nền đường chủ yếu sử dụng bằng máy, kết hợp thủ công và hoàn thiện các hạng mục khác.

Trên cơ sở hồ sơ thiết kế, tiến hành khôi phục tuyến, đo đạc và cố định vị trí tim đường, các mốc cao độ dọc tuyến và bố trí thêm các mốc phụ, bổ sung các loại cọc chi tiết các vị trí đường cong, các vị trí đặc biệt, kiểm tra đối chiếu lại chiều dài tuyến.

Xác định giới hạn của đường, lên tim đường dựa vào cọc tim và hồ sơ thiết kế để đánh dấu mép nền đường ở các vị trí chân taluy nền đắp để định hình dạng nền đường, mép nền đường được đánh dấu trên thực địa bằng các cọc gỗ. Việc lên ga định vị nền đường được tiến hành đồng thời với việc định vị rãnh dọc để đảm bảo độ chính xác.

1. Thi công đào nền đường, nền hè

- Tại những vị trí thi công rộng, khối lượng đào đất lớn, thi công bằng dây chuyền tổ hợp máy ủi, máy xúc, ô tô tự đổ. Dùng máy ủi ủi gom đất, sau đó dùng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá độ tin cậy của kế hoạch tiến độ áp dụng cho tiến độ xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp tuyến phố thanh vị thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 63)