Thực trạng công tác quản lý tiến độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá độ tin cậy của kế hoạch tiến độ áp dụng cho tiến độ xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp tuyến phố thanh vị thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 35 - 38)

Quản lý tiến độ xây dựng là một trong những nội dung của công tác quản lý thi công xây dựng (bao gồm quản lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình, quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng, quản lý môi trường xây dựng). Nội dung chủ yếu của công tác quản lý tiến độ trong giai đoạn thi công xây dựng như sau:

- Lập kế hoạch tiến độ, điều khiển kế hoạch tiến độ phù hợp với công trình. - Điều phối (thời gian, chi phí, nguồn lực) bản kế hoạch tiến độ với tình hình thực tế.

- Kiểm tra, theo dõi, đánh giá cập nhật các thông tin.

- Đo lường tiến trình thực hiện và lập báo cáo tiến độ thực hiện (các chỉ tiêu chi phí, thời gian, nguồn lực và chất lượng).

- Điều chỉnh kế hoạch tiến độ khi có sự thay đổi.

Hiện nay, công tác quản lý tiến độ thi công đang tồn tại một số hạn chế sau:.

- Chưa xác định, tổ chức thực hiện và theo dõi quá trình thi công theo kế hoạch đã lập và theo thực tế công trường.

- Ở một số công trình trong giai đoạn thi công vẫn có nhiều sai hỏng phải sửa chữa hoặc đập đi làm lại gây mất thời gian, ảnh hưởng tới các công việc liên quan khác.

- Năng lực cán bộ phụ trách thi công thiếu linh hoạt.

- Tài chính huy động cho công trường còn thiếu (cũng có nguyên nhân do chủ đầu tư chậm thanh toán)

- Các công trình thi công không huy động được công nhân có tay nghề tốt, hoặc có đông công nhân nhưng điều hành không hợp lý làm cho năng suất lao động thực tế kém đi.

- Điều chỉnh thiết kế, chưa chủ động trong việc thi công cũng góp phần làm chậm tiến độ thi công

- Vẫn xảy ra một số hư hỏng nhẹ là do trình độ tay nghề của công nhân không đều, do các đội và xí nghiệp thuê lao động mùa vụ nhưng không kiểm soát được chất lượng công nhân.

1.5 Đánh giá độ tin cậy của kế hoạc tiến độ

Công tác lập và quản lý tiến độ hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế, do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy của KHTĐ là hết sức cần thiết, có ý nghĩa thiết thực trong đảm bảo thi công công trình đúng tiến độ đã đề xuất. Cơ sở để đánh giá độ tin cậy là lý thuyết độ tin cậy và phân tích rủi ro trong lập KHTĐ.

Lý thuyết độ tin cậy đã được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở lý thuyết xác suất thống kê và sớm được ứng dụng vào kiểm tra chất lượng sản phẩm công nghiệp. Hiện nay, lý thuyết này đã và đang được phát triển trong các ứng dụng vào lĩnh vực công trình xây dựng như thiết kế công trình theo lý thuyết ngẫu nhiên và phân tích rủi ro, ứng dụng lý thuyết độ tin cậy để phân tích ổn định công trình ngầm, đánh giá kết cấu cống, thiết kế tối ưu hệ thống đê…

Phân tích rủi ro nhằm dự kiến ngăn ngừa và đề xuất các biện pháp kiểm soát rủi ro để loại bỏ, giảm nhẹ hoặc chuyển rủi ro sang chủ thể khác. Hiện nay, công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho Ngân hàng. Trong lĩnh vực thi công xây dựng, vấn đề về rủi ro chưa có những nghiên cứu đầy đủ mang

tính hệ thống để có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá, đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro, đảm bảo an toàn.

Kết luận chương 1

Thi công xây dựng công trình là một quá trình phức tạp, diễn ra trong khoảng thời gian tương đối dài và phần lớn công trình xây dựng đều thi công ở ngoài trời, chịu tác động của điều kiện tự nhiên, thời tiết, các điều kiện kinh tế - xã hội tại địa điểm xây dựng… Vì vậy, để xây dựng một công trình phải có một mô hình khoa học điều khiển các quá trình – tổ chức và chỉ đạo việc xây dựng. Mô hình đó chính là tiến độ thi công.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều công trình bị chậm tiến độ, trong đó có một phần là do chất lượng của các bản kế hoạch tiến độ thi công do nhà thầu lập chưa cao. Nhiều bản kế hoạch tiến độ không được sử dụng trong quá trình thi công do không có tính khả thi hoặc chưa phù hợp với điều kiện thực tế thi công. Việc chậm tiến độ của các công trình xây dựng diễn ra khá phổ biến, nó là nguyên nhân dẫn chất lượng công trình bị giảm, hiệu quả đầu tư thấp. Vì vậy, việc đánh giá độ tin cậy của kế hoạch tiến độ thi công là rất cần thiết.

CHƯƠNG II

CƠ SỞ KHOA HỌC SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá độ tin cậy của kế hoạch tiến độ áp dụng cho tiến độ xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp tuyến phố thanh vị thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 35 - 38)