Đánh giá độ tin cậy của KHTĐTC theo các phương án khác nhau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá độ tin cậy của kế hoạch tiến độ áp dụng cho tiến độ xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp tuyến phố thanh vị thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 94)

Để đánh giá độ tin cậy của bản KHTĐTC, ta dựa theo phương pháp PERT. Với thời gian trung bình mong muốn để hoàn thành công trình là Tx = 826 ngày, độ lệch chuẩn σ = 26,69 và phương sai υe = 712,42.

Với mỗi phương án thi công khác nhau, xác định giá trị Z = (Ts - Tx)/ σtx Sử dụng bảng tra 2.1 để tìm xác suất gặp Ts. Phương án 1: - Ts = 825 ngày - Z = 0 - Có xác suất p = 0.5 Phương án 2: - Ts = 867 ngày - Z = 1.536 - Có xác suất là p = 0.93. 3.6 Chọn KHTĐTC hợp lý cho công trình

So sánh 2 phương án, nhận thấy phương án 2 có xác suất lớn hơn. Tuy vậy, cần xét đến kế hoạch đưa vốn vào công trình của phương án 2 xem có hợp lý hay không (tiền vốn đưa vào công trình sao cho ứ đọng thấp nhất). Nếu hợp lý thì chọn KHTĐTC theo phương án 2 để áp dụng vào công trình.

Đánh giá sự hợp lý của kế hoạch sử dụng vốn cho công trình theo phương án đã chọn:

Vốn đầu tư là lượng tiền bỏ vào công trình. Tiền vốn là loại tài nguyên sử dụng một lần, nó chỉ sinh lợi khi công trình hoạt động. Vì vậy, việc đưa tiền vốn vào công trình là một chỉ tiêu quan trọng của bản kế hoạch tiến độ.

Có 3 hình thức đưa tiền vốn vào công trình, đó là:

- Đưa tiền vốn vào công trình đều đặn, từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc , lượng vốn đầu tư trong khoảng thời gian như nhau bằng nhau.

- Đưa tiền vào công trình tăng dần, lúc đầu chi phí ít sau tăng dần lên, lúc kết thúc đưa tiền vào công trình nhiều nhất.

- Đưa tiền vào công trình giảm dần, lúc đầu lớn nhất sau giảm dần, lúc kết thúc lượng tiền đưa vào ít nhất.

Hình 3.10 Đường tích phân vốn đầu tư vào công trình

Tổng vốn đưa vào công trình tại các thời điểm được thể hiện trên đường tích phân. Vì các hình thức đầu tư cho cùng một công trình nên giá trị cuối cùng đều bằng nhau. Diện tích phần giới hạn giữa đường tích phân và trục (T) thể hiện ứ đọng tiền vốn vào công trình. Xét về mặt kinh tế, chủ đầu tư và nhà thầu mong muốn việc ứ đọng vốn là bé nhất (khi diện tích giới hạn giữa đường tích phân và trục (T) bé nhất).

Căn cứ vào KHTĐTC đã lập, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công công trình, tiến hành lập kế hoạch đưa vốn vào công trình. Kết quả như sau:

Hình 3.12 Đường tích phân vốn đầu tư vào công trình

Như vậy, với KHTĐTC đề xuất có kế hoạch đưa vốn vào công trình tương đối hợp lý, có thể chọn theo phương án 2 để thi công công trình Cải tạo, nâng cấp tuyến phố Thanh Vị, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

Để có thể thi công theo đúng kế hoạch do nhà thầu lập (thi công trong 825 ngày, đạt độ tin cậy 50%), thì chủ đầu tư, nhà thầu thực hiện một số biện pháp như sau:

- Cần có biện pháp thi công khoa học để hạn chế việc ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, phân luồng giao thông: tập trung thi công đào, đắp nền đường trong mùa khô

- Tăng thêm các tổ đội, mũi thi công song song với nhau để rút ngắn thời gian, đặc biệt là các hạng mục thi công nền đường, móng đường, mặt đường, vỉa hè, cây xanh và hệ thống biển báo, cột mốc giao thông (các công việc nằm trên đường găng).

- Kiểm soát chặt chẽ số lượng, chất lượng các loại vật liệu đầu vào để không ảnh hưởng đến kế hoạch tiến độ thi công.

Kết luận chương 3

Trong chương 3 của luận văn, tác giả trình bày được tầm quan trọng và sự cần thiết cần phải đầu tư xây dựng công trình "Cải tạo, nâng cấp tuyến phố Thanh Vị thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội" và những hiệu quả của dự án mang lại. Đồng thời cũng trình bày được các thông số kỹ thuật chính, các nội dung công việc xây dựng chính của dự án và các biện pháp thi công chính áp dụng cho công trình.

Đối với các công trình Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông, đặc thù công trình có ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công như khối lượng giải phóng đền bù lớn, các công trình ngầm, nổi trong phạm vi công trình nhiều, vừa thi công vừa phải đảm bảo giao thông, khối lượng vật liệu đào đắp lớn. Đồng thời, cũng như các công trình khác, việc thi công công trình còn ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố chủ quan, khách quan như điều kiện thời tiết, điều kiện kinh tế - xã hội của địa điểm xây dựng, năng lực của chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị tư vấn, các thủ tục hành chính…

Để đánh giá độ tin cậy của bản KHTĐTC, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến chuyên gia, từ đó nhận biết, phân tích các yếu tố làm xuất hiện rủi ro có thể có trong quá trình thi công công trình, ước lượng thời gian thực hiện các công tác, hạng mục chính của công trình, sử dụng phần mềm Micorosoft Project 2010 lập kế hoạch tiến độ thi công cho công trình với thông số thời gian trung bình mong muốn. Trên cơ sở thời gian trung bình mong muốn để hoàn thành công trình, tác giả đã lập kế hoạch tiến độ thi công cho công trình với thời gian là 867 ngày. Theo phương án này, xác suất p = 0.97 và vốn đưa vào công trình tương đối hợp lý.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Những kết quả đạt được

Công tác lập kế hoạch tiến độ thi công có vai trò quan trọng trong thi công xây dựng và quản lý dự án. Khi bản KHTĐTC được lập phù hợp với điều kiện thực tế, có tính khả thi thì việc thi công đúng kế hoạch sẽ góp phần đảm bảo chất lượng công trình, giá thành công trình giảm.

Luận văn đã trình bày được mục đích, nguyên tắc, phương pháp lập kế hoạch tiến độ. Bên cạnh đó, luận văn đã trình bày được các cách kiểm tra tiến độ và sự ảnh hưởng của tiến độ đối với chất lượng công trình, giá thành công trình và hiệu quả đầu tư.

Đồng thời, luận văn cũng đã nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, các yếu tố rủi ro trong quá trình thi công công trình, phương pháp đánh giá độ tin cậy của kế hoạch tiến độ thi công.

Vận dụng kết quả nghiên cứu trong chương 2, tác giả đã áp dụng vào nghiên cứu đánh giá kế hoạch tiến độ thi công của Công trình Cải tạo, nâng cấp tuyến phố Thanh Vị, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Tác giả đã sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, từ đó tổng hợp, xác định được các thông số thời gian (thời gian lạc quan, thời gian có xác suất cao nhất, thời gian bi quan) đối với các công tác, hạng mục chính của công trình. Sau đó sử dụng phần mềm Microsoft Project 2010 để lập tiến độ thi công cho công trình với thông số thời gian trung bình mong muốn. Sau khi xác định được thời gian mong muốn hoàn thành công trình, tác giả tiến hành đánh giá bản kế hoạch tiến độ thi công do nhà thầu lập và đề xuất một kế hoạch có độ tin cậy cao hơn để chủ đầu tư lựa chọn.

2. Những tồn tại trong quá trình thực hiện luận văn

Do giới hạn của thời gian thực hiện luận văn, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến chuyên gia về các thông số thời gian thực hiện các công tác, hạng mục chính của công trình nhưng số lượng chưa đủ lớn để có thể thiết lập hàm xác suất thời gian thực hiện công việc. Luận văn mới chỉ nghiên cứu các công tác, hạng mục chính

của công trình; kế hoạch tiến độ được lập mới chỉ thể hiện về mặt thời gian, chưa xây dựng được biểu đồ nhân lực, tài nguyên.

3. Kiến nghị và hướng nghiên cứu tiếp theo

Để các công trình thi công theo đúng kế hoạch tiến độ đã đặt ra thì khi bản KHTĐTC do nhà thầu lập phải có độ tin cậy. Muốn vậy, khi lập KHTĐTC cho các công trình, đề nghị nhà thầu phải tiến hành nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng, các yếu tố rủi ro trong quá trình thi công để xác định thời gian thi công cho từng công việc hợp lý, có khả năng thực hiện tốt.

Nghiên cứu đánh giá độ tin cậy của kế hoạch tiến độ là đề tài có ý nghĩa thực tiễn, tất cả các công trình xây dựng đều cần có một bản KHTĐTC hợp lý, có độ tin cậy cao. Vì vậy, tác giả kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo là nghiên cứu, xây dựng hàm xác suất cho các công tác, hạng mục chính của công trình xây dựng để có thể áp dụng cho các công trình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lương Văn Cảnh, Hướng dẫn sử dụng MS Project 2010

2. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Hà Nội, Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công Công trình cải tạo, nâng cấp tuyến phố Thanh Vị.

3. Công ty cổ phần Vinaconex 21, Hồ sơ dự thầu Gói cấp thầu xây lắp công trình Cải tạo, nâng cấp tuyến phố Thanh Vị.

4. Lê Kiều, Giáo trình: Hướng dẫn lập kế hoạch tiến độ xây dựng, Trường đại học Xây dựng Hà Nội, 1985.

5. Phan Văn Khôi (2001), Cơ sở đánh giá độ tin cậy, NXB KHKT Hà Nội.

6. TS. Nguyễn Đình Thám, Ths. Nguyễn Ngọc Thanh, (2001), Lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thi công, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

7. Thị ủy Sơn Tây, Báo cáo Sơ kết 4 năm thực hiện Chương trình 02 - CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân” trên địa bàn thị xã Sơn Tây.

8. Trường Đại học thủy lợi, Bộ môn công nghệ và quản lý xây dựng, Bài giảng Kế hoạch tiến độ.

9. PGS.TS Nguyễn Trọng Tư ( 2012), Bài giảng kế hoạch tiến độ, trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội.

10. UBND thị xã Sơn Tây, Báo cáo kết quả 04 năm thực hiện chương trình số 07- CTr/TU ngày 18/10/2011 của Thành ủy Hà Nội về "Tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường giai đoạn 2011 – 2015" và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá độ tin cậy của kế hoạch tiến độ áp dụng cho tiến độ xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp tuyến phố thanh vị thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w