Thực trạng phân tích môi trường bên ngoà

Một phần của tài liệu “ Hoàn thiện phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Dịch Vụ Phú Sĩ (Trang 33 - 38)

- Không thể thay thế

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CHIẾN

2.4.2. Thực trạng phân tích môi trường bên ngoà

Việc phân tích, đánh giá thực trạng phân tích môi trường chiến lược của công ty TNHH Dịch vụ Phú Sĩ được thể hiện trên phiếu điều tra đã phát cho cán bộ công nhân viên tại công ty

- Số lượng phiếu phát ra: 10 phiếu - Số lượng phiếu thu về: 10 phiếu - Số lượng phiếu hợp lệ: 10 phiếu

Qua việc thu thập thông tin từ phỏng vấn bằng phiếu điều tra và phỏng vẫn trực tiếp chuyên gia, mô hình hóa bằng excel, các kết quả thu được được biểu diễn bằng đồ thị và từ đó ta thấy được thực trạng phân tích môi trường chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH Dịch vụ Phú Sĩ cụ thể như sau:

Việc phân tích môi trường bên ngoài của công ty được thể hiện trên phiếu điều tra đã phát cho cán bộ công nhân viên tại công ty. Kết quả từ phiếu điều tra cho thấy mức độ quan trọng của các yếu tố cơ hội của công ty được đánh giá qua biểu đồ sau:

Hình 2.1. Biểu đồ đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố cơ hội

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Thông qua kết quả phỏng vấn tại Công ty cho thấy công ty nhận dạng các nhân tố bên ngoài mới chỉ là nhận dạng sơ bộ, mà chưa lượng hóa cụ thể sự tác động của các yếu tố này. Cụ thể các yếu tố mà Công ty nhận định là cơ hội bao gồm:

Việt Nam gia nhập WTO

Xu hướng sử dụng dịch vụ gia tăng

Việt Nam có nhiều cơ chế hỗ trợ hoạt động ngành Ngành kinh doanh tăng trưởng nhanh

Tuy nhiên thông qua kết quả điều tra trắc nghiệm tại công ty cho thấy, hiện nay một trong những nhân tố mà các nhân viên trong công ty chỉ ra và kỳ vọng là cơ hội của Công ty không hoàn toàn là 4 yếu tố nêu trên. Cụ thể như sau:

Hành lang pháp lý được các nhân viên đánh giá là yếu tố cơ mang lại cơ hội cao nhất cho công ty đạt 3.1 điểm và tiếp đó là yếu tố rào cản ra nhập ngành được đánh giá 2.6 điểm. Phần lớn công nhân viên trong công ty nhận định rằng rào cản gia nhập ngành của công ty đó chính là yếu tố quy mô vốn và quy mô sản xuất bên

cạnh đó còn có các yếu tố khác như chất lượng dịch vụ cũng như giá cả dịch vụ. Khi được phỏng vấn về rào cản gia nhập ngành, ông Nguyễn Ngọc Linh (Giám đốc công ty) cũng cho rằng: Rào cản gia nhập ngành là tương đối lớn, trước hết là nguồn vốn cho lĩnh vực sản xuất với nguồn nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu, như vốn điều lệ của công ty là 12 tỷ đồng, các công ty khác ít nhất vốn ít nhất cung trên 20 tỷ đồng. Đây là một điều không dễ dàng cho các doanh nghiệp có ý định gia nhập ngành . Hơn nữa yêu cầu về trình độ, công nghệ không phải dễ dàng có thể tiếp cận.Do đó, trong những năm tới doanh nghiệp vẫn có nhiều tiềm năng phát triển và nâng cao vị thế trên thương trường, đặc biệt trong giai đoạn chuyển giao và nhu cầu xây dựng ngày càng gia tăng.

Sản phẩm có khả năng thay thế cũng là yếu tố được đánh giá là cơ hội cho doanh nghiệp khi đươc các nhân viên trong công ty đánh giá ở mức điểm là 1.9 (Rất quan trọng). Các nhân viên trong công ty cho rằng khó hoặc không có sản phẩm có thể thay thế được dịch vụ.

Việt Nam ra nhập WTO được nhân viên trong công ty đánh giá là yếu tố cơ hội với mức điểm trung bình là 1.9 (Quan trọng), bởi dịch vụ vệ sinh công nghiệp là một trong dịch vụ lớn nhưng mấy năm qua do gặp một số khó khăn khách quan lẫn chủ quan, ngành dịch vụ Việt Nam đã trải qua những bước thăng trầm. Tuy nhiên từ đầu năm 2010 đến nay, do được thụ hưởng một số biện pháp kích thích kinh tế, ngành đang có những dấu hiệu hồi phục và phát triển.Trước những khó khăn chung của nền kinh tế, cùng với sự nỗ lực của cán bộ, công nhân viên chức trong ngành và sự hỗ trợ của các giải pháp kích thích kinh tế của Chính phủ đã tạo điều kiện cho ngành dịch vụ vượt qua khó khăn.

Ngoài ra lãi suất có lợi cho doanh nghiệp và tốc độ thành thị hóa được công nhân viên đánh giá ở mức điểm 1.7

Ngoài nhận định được các yếu tố cơ hội, công ty còn xác định được các yếu tố thách thức đặt ra cho chính doanh nghiệp mình. Điều này được phản ánh qua phiếu điều tra và được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 2.2. Biểu đồ đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố thách thức

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Cũng như việc nhận định cơ hội phía trên. Qua kết quả phỏng vấn tại công ty, công ty cũng nhận định được các thách thức sau:

Suy thoái kinh tế

Khủng hoảng thị trường trong nước

Cường độ cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Tuy nhiên thông qua kết quả điều tra trắc nghiệm tại công ty cho thấy hiện nay một trong những nhân tố mà công nhân viên trong công ty chỉ ra là các thách thức đối với công ty không chỉ là 3 yếu tố trên mà còn các yếu tố khác như:

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp cũng được các nhân viên trong công ty đánh giá là yếu tố thách thức có mức độ quan trọng, với điểm trung bình đánh giá là 1.6 (Quan trọng). Hiện nay, thị trường đang dần bão hòa thì mức độ cạnh tranh trong ngành lại càng trở nên gay gắt hơn để giành thị phần. Theo kết quả từ phiếu điều tra trắc nghiệm về các tiêu chí đánh giá về nhóm đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành, phần lớn các nhân viên đều cho rằng đối thủ cạnh tranh trực tiếp mạnh là những doanh nghiệp có sản phẩm uy tín, có thương hiệu và có mức giá cạnh tranh hơn các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó là số lượng các đối thủ, mức độ cạnh tranh

giữa các doanh nghiệp, quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm cũng khiến cho thị trường cạnh tranh ngành càng khắc nghiệt hơn. Hiện nay ngành dịch vụ vệ sinh công nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, bên cạnh những tác động của chính phủ về chính sánh tài khóa, chính sách cắt giảm đàu tư công…thì số lượng các doanh nghiệp mới cũng ngày càng gia tăng.

Ngoài ra hai yếu tố nữa được đánh giá là yếu tố thách thức có mức độ quan trọng với mức điểm đánh giá trung bình là 4 (Quan trọng), là quyền thương lượng của nhà cung ứng tăng và giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng. Sở dĩ nhân viên trong công ty có đánh giá như vậy là do đối với bất kì doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải lựa chọn và thiết lập mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng nguyên liệu, sản phẩm hay các yếu tố đầu vào để doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Công ty TNHH Dịch Vụ Phú Sĩ không ngoài quy luật đó, để tiến hành kinh doanh công ty đã phải nhập nguyên liệu trong nước và ngoài nước để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình. Công ty đã thiết lập được mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng tại thị trường Nhật, Đông Nam Á như Singapore, Malaysia…Nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu là nhập khẩu nên công ty gặp không ít khó khăn khi tỷ giá biến động. Do đó công ty không chỉ có mối quan hệ với các nhà cung ứng tại nước ngoài, mà còn có mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng trong nước trong các lĩnh vực vận tải, quảng cáo, kết cấu xây dụng, đầu tư hạ tầng... Giúp công ty triển khai các hoạt động đầu tư và sản xuất với chi phí thấp. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, giá các nguyên liệu nhập khẩu tăng mạnh gặp khó khăn nên công ty đã chủ động lựa chọn, tìm kiếm các nhà cung ứng trong nước để giảm chi phí, tiết kiệm được thời gian và giảm giá thành.

Suy thoái kinh tế cũng là yếu tố thách thức được nhân viên trong công ty đánh giá là yếu tố có mức độ ảnh hưởng khá quan trọng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngành dịch vụ đã và đang bị ảnh hưởng tiêu cực của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhu cầu thị trường giảm sút nghiêm trọng, tồn kho lớn. Bên cạnh đó, các DN trong có sức cạnh tranh không cao do quy mô còn khiêm tốn, trình độ công nghệ đa phần ở mức trung bình, và nhất là chi phí vốn vay trong vài năm

gần đây thường cao hơn nhiều so với các nước xuất khẩu phôi thép, thép thành phẩm vào nước ta.

Các yếu tố thách thức như khủng hoảng thị trường trong nước và hạ tầng công nghệ Việt Nam cũng được các nhân viên trong công ty đánh giá với mức độ trung bình 2.4, 2.3 điểm Tuy nhiên ảnh hưởng và những thách thức của các yếu tố này đặt ra với doanh nghiệp là không ít, do đó công ty cũng cần phải chú trọng tới các yếu tố này.

Một phần của tài liệu “ Hoàn thiện phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Dịch Vụ Phú Sĩ (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w