Vị thế của ACB và định hướng phát triển của ACB

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu phòng giao dịch ngã bảy sài gòn (Trang 31 - 34)

3.1.4.1 Vị thế của ACB trong hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2012

Để thấy được một cách tổng quan về vị thế của ACB trong ngành, ta so sánh ACB với một số ngân hàng thương mại khác. Đây là những ngân hàng lớn có quy mô lớn năng lực tài chính vững mạnh, ổn định và có kết quả hoạt động kinh doanh khá tốt trong những năm vừa qua. Trong đó, Sacombank và Eximbank là hai ngân hàng có quy mô tương đương khá giống với ACB.

ACB là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, hoạt động năng động tạo ra nhiều sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng và kinh doanh an toàn hiệu quả.

Nhìn chung, nếu so với quy mô với các Ngân hàng thương mại quốc doanh vừa được cổ phần thì ACB chưa thể sánh bằng nhưng so với các ngân

hàng thương mại cổ phần khác thì ACB hơn hẳn. Về vốn huy động và dư nợ cho vay ACB đứng sau chỉ đứng sau 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và tiếp tục đứng đầu khối các ngân hàng thương mại cổ phần. Về tổng tài sản ACB đạt 176.308 tỷ đồng thấp hơn 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (Vietcombank 414.475 tỷ đồng và Vietinbank 503. 530 tỷ đồng). Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần có cùng quy mô như Eximbank, Techcombank, Sacombank thì ACB chỉ đứng sau Techcombank (13.290 tỷ đồng). Tổng tài sản của ACB đã giảm 37% so với năm 2011. Nguyên nhân do ACB gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ bị lỗ hơn 1.863 tỷ đồng (thực hiện việc tất toán vàng theo yêu cầu của ngân hàng Nhà nước chấm dứt hoạt động huy động và cho vay bằng vàng) nên không còn dẫn đầu khối các ngân hàng TMCP nữa.

Về tỷ lệ nợ xấu, với xu hướng chung tình hình nợ xấu đang gia tăng thì ACB (2,46%) và Vietcomabank (2,40%) là hai ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu khá cao so với các ngân hàng còn lại, chỉ thấp Techcombank là 2,69%.

Về lợi nhuận trước thuế với con số 1.202 tỷ đồng giảm đáng kể so với năm 2011 giảm đến 75% khiến cho ACB tuột hạng thấp hơn Sacombank (1.315 tỷ đồng) và Eximbank (2.851 tỷ đồng) nhưng vẫn cao hơn so với Techcombank (1.018 tỷ đồng).

Bảng 3.3: So sánh vị thế của ACB với một số NHTM khác

(Nguồn: Tổng từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các Ngân hàng, 2012) Chú thích: ĐL: điều lệ; CSH: chủ sở hữu; TS: tài sản; VHĐ: vốn huy động; TL: tỉ lệ; LN: lợi nhuận; ACB: ngân hàng Á Châu, VCB ngân hàng ngoại thương, CTG ngân hàng công thương, EIB ngân hàng xuất nhập khẩu Eximbank, STB ngân hàng Sài Gòn Thương tín sacombank, Tecombank ngân hàng kỹ thương.

CHỈ TIÊU ĐVT ACB VCB CTG EIB STB Techcom

bank Vốn ĐL Triệu đồng 9.377 23.174 26.218 12.355 10.740 8.788 Vốn CSH Triệu đồng 12.764 41.553 33.625 15.812 13.414 13.290 Tổng TS Triệu đồng 176.308 414.475 503.530 170.156 151.282 179.934 VHĐ Triệu đồng 140.735 303.942 460.082 85.517 123.453 77.056 Dư nợ Triệu đồng 102.815 241.163 333.356 74.922 98.728 68.261 TL nợ xấu (%) 2,46 2,40 1,46 1,32 1,97 2,69 ROE (%) 8,50 12,61 19,90 13,30 7,15 5,58 ROA (%) 0,50 1,13 1,70 1,20 0,68 0,42 LN trước thế Triệu đồng 1.202 5.764 8.168 2.851 1.315 1.018

3.1.4.2 Định hướng phát triển của ACB

Ngay từ đầu ACB đã định hướng phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Năm 2011, ACB bắt đầu triển khai sâu rộng kế hoạch định hướng chiến lược phát triển giai đoạn năm 2011- 2015.

ACB tận dụng các thời cơ trong giai đoạn phát triển mới để tiếp tục cũng cố, nâng cao vị thế và xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính ngân hàng hàng đầu Việt nam, thực hiện thành công sứ mệnh “Ngân hàng của mọi nhà” cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm dịch vụ hàng đầu. Với phương châm hoạt động” Tăng trưởng nhanh- Quản lý tốt- Hiệu quả cao” ACB nỗ lực phấn đấu đến năm 2015 trở thành một trong bốn ngân hàng có quy mô lớn nhất, hoạt động an toàn và hiệu quả. Hiện nay, mảng ngân hàng bán lẻ đang có nhiều ngân hàng thương mại khác cạnh tranh và bứt phá, trong khi đó ACB không còn nhiều lợi thế trong lĩnh cho vay liên ngân hàng, huy động và cho vay bằng vàng như trước đây và cuộc khủng hoảng thế giới kéo dài ảnh đến hoạt động đầu tư, giúp ACB nhìn nhận lại xây dựng chiến lược phù hợp 2013- 2017. Bởi vì, môi trường pháp lý thay đổi thì chiến lược kinh doanh cũng thay đổi ACB đề ra các giải pháp tiếp tục phát triển tốt hơn trên thị trường ngân hàng bán lẻ. Cũng cố lại mạng lưới hoạt động, năng suất hóa đội ngũ nhân viên, ưu tiên hơn cho nhân viên kinh doanh để giảm chi phí cố định. Tăng nguồn vốn huy động thời đồng đi kèm cung cấp dịch vụ khách hàng, nâng cấp các dịch vụ thanh toán. Phân khúc chi tiết, đa dạng hóa các sản phẩm phù hợp với các nhu cầu khác nhau của khách hàng, xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp cao để khách hàng đến với ngân hàng dễ dàng hơn.

Với những chiến lược xây dựng tăng trưởng bền vững, mục tiêu của ACB tiếp tục dẫn đầu khối ngân hàng thương mại cổ phần và kéo gần khoản cách đối với 4 ngân hàng thương mại Nhà nước, mà trước hết là nguồn vốn huy động là mục tiêu quan trọng nhất của ngân hàng. Tăng trưởng đối với ACB là nắm bắt thị phần mục tiêu bao gồm dân cư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi các thành phần kinh tế này có tiềm năng thu nhập và tăng trưởng cao và đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc tăng trưởng kinh tế. Dự kiến đến năm 2015, tổng tài sản của ACB sẽ đạt 34,5 tỷ USD. Với quy mô như vậy ACB có thể có đủ năng lực cạnh tranh sau khi ngành tài chính ngân hàng Việt Nam hoàn toàn mở cửa.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu phòng giao dịch ngã bảy sài gòn (Trang 31 - 34)