Phân tích doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu phòng giao dịch ngã bảy sài gòn (Trang 59 - 64)

Doanh số cho vay phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một khoản thời gian nhất định bao gồm tất cả các khoản đã thu hồi hay chưa thu hồi. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện sự tăng trưởng về quy mô tín dụng. Qua bảng số liệu 4.2 và 4.3 ở trên cho thấy doanh số cho vay cá nhân có nhiều biến động qua các năm.

Năm 2011 quy mô tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ, doanh số cho vay tăng nhanh từ 160.730 triệu đồng năm 2010 lên 313.718 triệu đồng. Đây là năm đạt được kết quả tích cực nhất từ khi thành lập đến nay. Tuy nhiên, đến năm 2012 thì doanh số cho vay sụt giảm 20,22% còn 250.288 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu do sự sụt giảm về doanh số cho vay bằng vàng. ACB là một trong những hệ thống ngân hàng có lượng dự trữ vàng huy động và cho vay vàng khá lớn so với các ngân hàng khác. Nên việc đóng cửa sàn vàng theo yêu cầu của ngân hàng Nhà Nước đã làm giảm đáng kể doanh số cho vay cũng như lợi nhuận của ngân hàng. Ngoài ra, do ảnh hưởng bởi tác động của nền kinh tế vĩ mô, sức hấp thụ của nền kinh tế vẫn còn thấp khi tổng cầu vẫn yếu, nhiều doanh nghiệp chưa có đầu ra với tồn kho tăng cao. Do đó, nhiều doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặt khác, khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp còn hạn chế. Các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nhưng không đáp ứng được điều kiện cho vay của ngân hàng. Năng lực tài chính yếu kém với báo cáo tài chính không minh bạch những dự án, phương án chưa khả thi nên có nhiều doanh nghiệp có nhu cầu nhưng chưa vay được. Bên cạnh đó, với tình hình nợ xấu của toàn hệ thống đang gia tăng các cán bộ tín dụng càng thận trọng hơn trong việc cho vay. Và việc bất động sản đóng băng đã gây khó khăn cho ngân hàng giải quyết tài sản đảm bảo cũng góp phần làm giảm quy mô tín dụng ngân hàng.

Sau sự suy giảm cuối năm 2012 thì đến quý 2 năm 2013 tình hình tín dụng khôi phục trở lại, doanh số cho vay tăng 20,39% so với cùng kỳ năm 2012 đạt 163.359 triệu đồng. Mặc dù lãi suất huy động vẫn giảm so với năm 2012, lãi suất hiện tại đối với kỳ hạn dưới 12 tháng của ngân hàng phổ biến 7%/năm và 8%/năm đối với kỳ hạn trên 12 tháng nhưng nguồn vốn huy động của PGD đã tăng lên. Trong khi giá vàng vẫn đang giảm, thị trường bất động sản còn đang đóng băng chưa có dấu hiệu phục hồi và tỷ giá đã ổn định thì đầu tư vào gửi tiết kiệm vẫn là kênh lựa chọn ưu tiên và an toàn đối với người dân vào thời điểm hiện tại. Việc lãi suất huy động giảm làm lãi suất cho vay giảm góp phần đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho các doanh

nghiệp và giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay nhiều hơn.

Để thấy rõ sự tăng giảm trong cơ cấu của doanh số cho cho vay đề tài đi vào phân tích doanh số cho vay theo thời hạn và theo mục đích sử dụng.

4.3.1.1 Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn

Bảng 4.4: Doanh số cho vay cá nhân theo thời PGD Ngã Bảy Sài Gòn theo thời hạn 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngã Bảy Sài Gòn, 2010, 2011, 2012)

Hoạt động cho vay chủ yếu của PGD là cho vay trung và dài hạn. Doanh số cho vay trung và dài hạn bình quân chiếm tới 70% trong tổng doanh số cho vay. Trong khi doanh số cho vay ngắn hạn chiếm khoảng 30%. Có thể nói PDG đang đẩy mạnh hoạt động cho vay trung và hạn. Đồng thời khẳng định khả năng cạnh tranh và sự vững mạnh của ngân hàng. Bởi vì, đối với các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng chủ yếu là vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh. Hoạt động kinh doanh chính của PGD là cho vay thương mại và dịch vụ chủ yếu là cho vay tiêu dùng như mua bán sữa chữa nhà, cho vay du học, mua xe ô tô và các khoản tiêu dùng khác. Các khoản cho vay tiêu dùng này có kỳ hạn tương đối dài và luôn chiếm tỷ trọng cao. Mặt khác, khả năng thanh khoản của ngân hàng cao với nguồn vốn huy động được khá lớn, PGD không cần sử dụng nguồn vốn điều chuyển hay vốn vay để đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng. Và tiền gửi trung và dài hạn của khách hàng đang có xu thế tăng. Đây là lợi thế giúp PGD đẩy mạnh hoạt động cho vay trung và dài hạn mà không phải e ngại rủi ro thanh khoản. Năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 36.968 triệu đồng, sang năm 2011 doanh số cho vay đã tăng khá nhanh 118,20% lên mức 80.664 triệu đồng. Doanh số cho vay trung và dài hạn có tốc độ tăng trưởng khá cao tăng 88,31% so với năm 2010 đạt mức 233.054 triệu đồng. Với nguồn vốn huy động tăng góp phần đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng làm tăng doanh số cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên, đến năm 2012 do tình hình kinh tế khó khăn khiến đồng loạt các kỳ hạn đều giảm xuống. Trong đó, sụt giảm nhiều nhất là cũng là cho vay trung và dài hạn giảm 35,56% so với 2011 còn 150.173 triệu đồng, kế đến cho vay ngắn hạn giảm 24,11% còn 100.115 triệu đồng. Nguyên nhân, sau lạm phát tăng nhanh trở lại

CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011

Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 36.968 80.664 100.115 43.696 118,20 19.451 24,11 Trung & Dài hạn 123.762 233.054 150.173 109.292 88,31 (82.881) (35,56) Doanh số cho

vay

trong năm 2011 Chính phủ thực hiện quán triệt chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất liên tục giảm trong năm 2012, mặt bằng lãi suất huy động VNĐ giảm 3- 6%/năm và lãi suất cho vay giảm 5-9%/năm. Lãi suất kém hấp dẫn không thu hút nhiều khách hàng gửi tiền, nguồn vốn huy động giảm làm giảm khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng. Nguyên nhân thứ hai, nguồn tín dụng ngoại tệ giảm mạnh so với 2011, với chủ trương chống tình trạng đô la hóa của chính phủ bằng cách siết chặt đối tượng cho vay ngoại tệ chỉ còn 2 đối tượng cho vay thay vì 10 đối tượng như trước đây khiến hoạt động cho vay ngoại tệ giảm đáng kể so với năm 2011. Và nguồn huy động bằng ngoại tệ cũng giảm (huy động ngọai tệ giảm 50,87%) tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Thêm vào đó, hoạt động cho vay bằng vàng giảm mạnh do việc đóng cửa sàn vàng chấm dứt việc huy động và cho vay bằng vàng đã làm cho doanh số cho vay giảm đi trong năm 2012.

Sau sự sụt giảm doanh số cho vay năm 2012 đến quý II năm 2013 nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc, doanh số cho vay khôi phục và tăng trở lại. Nguồn vốn huy động tăng góp phần đẩy mạnh hoạt động cho vay. Tình hình doanh số cho vay cá nhân được thể hiện cụ thể ở bảng sau:

Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo thời hạn PGD Ngã Bảy Sài Gòn theo thời hạn 6_2013

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU 6T_2012 6T_2013 6T_2013-6T_2012 Số tiền (%) Ngắn hạn 34.974 54.346 19.372 55,39 Trung & Dài hạn 77.844 66.424 (11.420) (14,67) Doanh số cho vay 112.818 120.770 7.952 7,05

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngã Bảy Sài Gòn, 6_2013)

Phòng giao dịch có sự chuyển dịch cơ cấu cho vay rõ rệt đã giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn và chuyển sang tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro. Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn của quý II năm 2012 chiếm tỷ lệ khá cao 70% trong tổng doanh số cho vay nên đến quý II năm 2013 đã giảm xuống 55% và chuyển sang đẩy mạnh cho vay ngắn hạn từ 30% lên 45%. Cụ thể, cho vay ngắn hạn tăng nhanh hơn 55,39% so với cùng kỳ năm 2012 (tương ứng từ 34.974 triệu đồng lên 54.346 triệu đồng). Bởi vì, mặt bằng lãi suất cho vay đã điều chỉnh giảm so với trước, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay nhiều hơn. Cộng thêm chính sách ưu đãi về lãi suất để khuyến khích khách hàng vay vốn của ngân hàng. Ngược lại với sự tăng trưởng của hoạt động cho vay ngắn hạn doanh số cho vay trung và dài hạn giảm từ 77.844 triệu đồng xuống còn 66.424 triệu đồng. Trong điều kiện kinh tế vẫn còn khó khăn hoạt

động cho vay tiêu dùng chưa có nhiều chuyển biến tích cực. Mặc dù lãi suất giảm nhưng sức mua của người dân vẫn còn yếu do đó nhiều người dân vẫn chưa sẵn lòng để vay vốn. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa giải quyết được tồn kho, nhiều đơn vị phải đóng cửa khiến nhiều lao động phải thất nghiệp không có lương nên không có cơ sở để đi vay.

4.3.1.2 Phân tích doanh số cho vay theo mục đích sử dụng

Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng phân thành hai nhóm chính: sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Mục đích cho vay sản xuất kinh doanh chủ yếu là vay bố sung vốn lưu động. Đối với cho vay tiêu dùng có nhiều sản phẩm đa dạng như cho vay du học, cho vay mua nhà, sữa chữa nhà, đất, cho vay mua xe ô tô,…

Hoạt động cho vay chủ yếu của PGD là cho vay theo lĩnh vực phi sản xuất cho vay tiêu dùng (chiếm khoảng 71% trong tổng doanh số cho vay). Trong khi cho vay sản xuất kinh doanh chiếm khoảng hơn 29%. Bởi vì cho vay tiêu dùng có các sản phẩm đa dạng phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Thu nhập của người dân thành phố tăng đời sống của họ ngày càng cải thiện. Vì thế, nhu cầu tiêu dùng của họ càng nhiều, nhất là tầng lớp thanh niên. Bảng 4.6 dưới đây thể hiện cụ thể sự biến trong cơ cấu cho vay theo mục đích sử dụng.

Bảng 4.6: Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngã Bảy Sài Gòn,6_2013) Chú thích: SXKD: sản suất kinh doanh,DS: doanh số

Nhìn chung hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đang có nhiều biến động. Doanh số cho vay năm 2011 từ 33.753 triệu đồng năm 2010 tăng lên 52.005 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2012 thì doanh số cho vay này giảm xuống 28,74% so với năm 2011. Nguyên nhân, do bối cảnh nền kinh tế khó khăn khả năng đáp ứng điều kiện vay vốn của khách hàng đã giảm đi như điều kiện về tài sản đảm bảo, phương án sản xuất kinh doanh kém đi, hạn chế lượng khách hàng vay vốn nên ngân hàng không thể đẩy mạnh hoạt động cho vay này. Tính đến thời điểm quý II năm 2013 thì con số này vẫn tiếp tục giảm mạnh 41,61% so với cùng kỳ năm 2012 (bảng 4.7). Nguyên nhân do nhu cầu CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Số tiền (%) Số tiền (%) 1. SXKD 33.753 52.005 37.061 18.252 54,08 (14.944) (28,74) 2. Tiêu dùng 126.977 261.713 213.227 134.736 106,11 (48.486) (18,53) + Mua nhà 38.093 88.982 61.836 50.889 133,59 (27.146) (30,51) + Khác 88.884 172.731 151.391 83.847 94,33 (21.340) (12,35) DS cho vay 160.730 313.718 250.288 152.988 95,18 (63.430) (20,22)

vay vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân giảm. Theo thống kê cuối năm 2012 tình trạng các doanh nghiệp giải thể phá sản tăng rất nhiều so với năm 2011. Do hoạt động kinh doanh không hiệu quả, thêm tồn kho gia tăng nên các doanh nghiệp không nhu cầu gia tăng sản xuất. Đến thời điểm hiện tại, tình hình hoạt động kinh doanh cũng chưa có nhiều chuyển biến tích cực. Thêm vào đó, trước tình hình nợ xấu của toàn hệ thống đang gia tăng các cán bộ tín dụng càng sàng lọc kỹ lưỡng hơn trong việc lựa chọn khách hàng cho vay. Mặt khác, những khách hàng này là các chủ doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình nên quy mô doanh nghiệp không lớn. Do đó, không phải doanh nghiệp nào cũng có được tài sản đảm bảo cho món vay. Bảng dưới đây thể hiện cụ thể cơ cấu cho vay của sáu tháng đầu năm 2013.

Bảng 4.7: Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng 6 tháng 2013 ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngã Bảy Sài Gòn, 6T_2013) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với hoạt động cho vay tiêu dùng luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh số cho vay. Và tăng nhanh trong năm 2011 tăng 106,11% đạt mức 261.713 triệu đồng. Nguyên nhân do nhu cầu tiêu dùng khách hàng gia tăng, các sản phẩm cho vay được ngân hàng được đa dạng hóa. Chủ yếu do sự gia tăng đáng kể của hoạt động cho vay mua xe, cho vay mua nhà và cho vay du học. Đặc biệt là hoạt động cho vay mua nhà, đây là mảng cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số doanh số cho vay tiêu dùng (chiếm khoảng 31%). Một đặc điểm thuận lợi là thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung dân cư đông đúc cũng là nơi phát triển thị trường bất động sản. Do đó, người dân ở đây có nhu cầu nhà ở rất cao. Và khách hàng không chỉ vay vốn mua nhà với mục đích để ở mà còn cho thuê lại. Đây là mảng cho vay có thị trường rộng, thúc đẩy nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Tuy nhiên, đến năm 2012, không chỉ riêng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh mà cả cho vay tiêu dùng đồng loạt giảm xuống. Bởi vì chịu ảnh hưởng chung nền kinh tế khó khăn. Cụ thể, cho vay tiêu dùng giảm 18,53% còn 213.227 triệu đồng, trong đó cho vay mua nhà giảm hơn 30,51% và cho vay tiêu dùng khác giảm hơn 12%. Nguyên nhân, trong bối cảnh kinh tế khó khăn tình hình thất nghiệp gia tăng thì người dân có xu hướng thắt chặt chi

CHỈ TIÊU 6T_2012 6T_2013 6T_2013-6T_2012 Số tiền (%) 1. SXKD 24.820 14.492 (10.328) (41,61) 2. Tiêu dùng 87.998 106.278 18.280 20,77 + Mua nhà 38.719 26.570 (12.149) (31,38) + Khác 49.279 79.708 30.429 61,75

tiêu hơn do đó nhu cầu tiêu dùng giảm. Mặt khác, để vay được vốn khách hàng phải chứng minh được thu nhập hàng tháng bằng cách sao kê bảng lương ba tháng gần nhất để chứng minh khả năng trả nợ của mình. Trong khi nền kinh tế khó khăn thu nhập nhập của đại bộ phận người dân đã giảm nên hạn mức cho vay theo đó giảm. Và nhiều người dân do thu nhập không ổn định chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn. Thêm vào đó, một phận người dân còn tâm lý e ngại phải trả lãi cao và không có thói quen dùng tiền vay để mua sắm. Chính vì thế khiến doanh số cho vay tiêu dùng đã giảm. Tuy nhiên, tính đến tháng 6 năm 2013 thì hoạt động cho vay tiêu dùng đã tăng trở lại 20,77% so với cùng kỳ năm 2012 đạt mức 106.278 triệu đồng. Trong khi hoạt động cho vay mua nhà chưa có nhiều chuyển biến tích cực vẫn còn giảm bởi vì thị trường bất động sản vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc thì từ hoạt động cho vay mua xe ô tô, cho vay du học và tiêu dùng khác tăng lên góp phần kéo doanh số cho vay tiêu dùng tăng lên hơn 20%. Để kích thích gói tiêu dùng tăng trưởng ngân hàng đưa ra nhiều lãi suất ưu đãi khuyến khích người dân mở rộng vay vốn bằng nhiều hình thức để khách hàng có thể lựa chọn. Kết hợp với cơ chế cho vay đã thoáng hơn trước. Đối với các món vay với lãi suất cao thì lãi được tính trên dư nợ giảm dần, mặc dù lãi suất ban đầu có cao nhưng xét về thời hạn vay lâu dài khách hàng sẽ có lợi hơn vì giảm được gánh nặng về lãi. Và phương thức thứ hai là để tăng tính cạnh tranh ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất thấp hơn để câu khách nhưng lãi vay được tính trên dư nợ gốc. Tùy thuộc vào khả năng của từng khách cũng như nhu cầu vay vốn khách hàng sẽ lựa chọn hình thức vay phù hợp.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu phòng giao dịch ngã bảy sài gòn (Trang 59 - 64)