Doanh số thu nợ phản ánh số tiền mà ngân hàng thu được từ doanh số cho vay. Sau khi giải ngân nhân viên tín dụng tiến hành giám sát các khoản vay có đúng mục đích sử dụng hay không đồng thời có những biện pháp khắc phục khi khách hàng không sử dụng đúng mục đích. Và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi vay khi đến hạn để đảm bảo việc thu hồi nợ đúng hạn. Vì thế, doanh số cho vay được xem như một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của nghiệp vụ tín dụng trong từng thời kỳ nhất định và thể hiện mức độ an toàn vốn. Doanh số thu nợ cũng có nhiều biến động giống như doanh số cho vay. Năm 2010 doanh số thu nợ đạt 144.229 triệu đồng, sang năm 2011 doanh số này tăng lên 278.408 triệu đồng. Nguyên nhân khiến doanh số thu nợ tăng nhanh là nhờ vào doanh số cho vay tăng. Nhờ vào chính sách thu hồi nợ hiệu quả, các cán bộ tín dụng thường xuyên đôn đốc hối thúc nhắc nợ khách hàng khi đến hạn. Không chỉ riêng nợ nhóm 3-5 mà đối với nợ nhóm 1 và nhóm 2 nhân viên tín cũng thường xuyên gọi điện thoại nhắc nợ. Sau một thời gian vay PGD luôn
luôn đánh giá lại năng lực tài chính của khách hàng để xem việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không. Điều này, giúp ngân hàng dễ dàng phát hiện những rủi ro (nếu có) và có những giải pháp kịp thời xử lý tránh được một số sự cố bất thường phát sinh. Thứ hai, những khách hàng vay vốn đa phần được đánh giá là khách hàng tốt, năng lực tài chính ổn định và vốn vay luôn được sử dụng đúng mục đích nâng cao khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. Công tác thu hồi vốn khá là hiệu quả trong năm này.
Sang năm 2012 công tác thu hồi nợ kém hiệu quả hơn, doanh số thu nợ giảm khá lớn 21,33% còn 219.029 triệu đồng. Một là, do doanh số cho vay giảm nên làm giảm doanh số thu nợ. Hai là, đa phần do doanh nghiệp khó khăn đối mặt với tồn kho gia tăng, thành phẩm không có đầu ra, thu nhập của doanh nghiệp giảm nên ngân hàng không thu hồi được vốn. Mặt khác, đối với hoạt động cho vay tiêu dùng do thu nhập người dân không ổn định còn bấp bênh, nợ quá hạn gia tăng công tác thu hồi nợ kém hiệu quả. Đến quý II năm 2013 thì công tác thu nợ được đẩy mạnh, doanh số thu nợ đã tăng 3,84% so với cùng kỳ năm 2012. Nhờ vào doanh số cho vay tăng trở lại góp phần gia tăng doanh số thu nợ. Công tác thu nợ được chú trọng hơn, trước tình hình nợ quá hạn đang gia tăng.
4.3.2.1 Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn
Bảng 4.8: Doanh số thu nợ cá nhân theo thời hạn 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng tín dụng Ngã Bảy Sài Gòn, 2010, 2011, 2012) Chú thích: TH là trung hạn, DH dài hạn và DSTN là doanh số thu nợ
Nhìn chung, doanh số thu nợ ngắn hạn đã tăng nhanh trong năm 2011 tăng 102,67% so với năm 2010 đạt mức 70.153 triệu đồng. Nguyên nhân do doanh số cho vay ngắn hạn gia tăng. Sang năm 2012 tốc độ tăng trưởng của daonh số thu nợ ngắn hạn đã giảm so với 2011 chỉ tăng nhẹ 1,45% đạt 71.173 triệu đồng. Nguyên nhân, hoạt động cho vay ngắn hạn đa phần cho vay sản xuất kinh doanh bổ sung vốn lưu động của chủ doanh nghiệp tư nhân. Việc doanh nghiệp gặp khó khăn, tồn kho tăng, năng lực sản xuất kinh doanh giảm dẫn đến tình hình nợ quá hạn gia tăng ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 34.615 70.153 71.173 35.538 102,67 1.020 1,45 TH và DH 109.614 208.255 147.856 98.641 89,99 (60.399) (29,00) Tổng DSTN 144.229 278.408 219.029 134.179 93,03 (59.379) (21,33)
Bảng 4.9: Doanh số thu nợ cá nhân theo thời hạn 6_2013
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU 6T_2012 6T_2013 6T_2013-6T_2012 Số tiền (%) Ngắn hạn 26.390 42.508 16.118 61,08 Trung & Dài hạn 78.227 66.129 (12.098) (15,47) Doanh số thu nợ 104.617 108.637 4.020 3,84
(Nguồn: Phòng tín dụng Ngã Bảy Sài Gòn, 6T_2013)
Tuy nhiên, đến tháng 6 năm 2013 thì doanh số thu nợ ngắn hạn tăng nhanh 61,08% so với cùng kỳ năm 2012. Nhờ vào hoạt động cho vay ngắn hạn được đẩy mạnh. Bởi vì, doanh số cho vay ngắn hạn chỉ thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay, cộng thêm mức tăng trưởng đã chậm lại trong năm 2012 nên PGD đẩy mạnh cho vay ngắn hạn trong năm 2013 để cân đối lại cơ cấu cho vay.
Cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao nên doanh số thu nợ trung và dài hạn cũng khá cao hơn thu nợ ngắn hạn. Năm 2011 doanh số thu nợ tăng nhanh 89,99% từ 109.614 triệu đồng lên 208.255 triệu đồng. Cho vay trung và dài hạn mặc dù có kỳ hạn dài nhưng NH thu hồi vốn gốc thường theo phương thức trả góp. Do đó công tác thu hồi nợ khá cũng khá nhanh. Tuy nhiên, doanh số thu nợ trung và dài hạn giảm trong năm 2012 29,00% còn 147.856 triệu đồng. Do kinh tế khó khăn thu nhập giảm và bấp bênh nên người dân thắt chặt tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng đã giảm rõ rệt trong năm này khiến cho doanh số cho vay giảm đồng thời công tác thu hồi nợ cũng giảm. Đến 6_ 2013, doanh số này vẫn chưa tăng trở lại tiếp tục giảm 15,47% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân, doanh số cho vay giảm đồng thời có xu hướng chuyển dịch cơ cấu tăng cho vay ngắn hạn và giảm cho vay trung và dài hạn.
4.3.2.2 Phân tích doanh số thu nợ cá nhân theo mục đích sử dụng
Doanh số cho vay thay đổi theo từng lĩnh vực nên doanh số thu nợ cũng thay đổi. Bảng số liệu dưới đây thể hiện tình hình thu nợ cá nhân tại PGD. Bảng 4.10: Doanh số thu nợ cá nhân theo mục đích sử dụng 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng tín dụng Ngã Bảy Sài Gòn, 2010, 2011, 2012)
CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Số tiền (%) Số tiền (%) 1. SXKD 31.730 47.329 35.838 15.599 49,16 (11.491) (24,28) 2. Tiêu dùng 112.499 231.079 183.191 188.580 105,41 (47.888) (20,72) + Mua nhà 33.750 75.879 58.023 42.129 124,83 (17.856) (23,53) + Khác 78.749 155.200 125.168 76.451 97,08 (30.032) (19,35) DS thu nợ 144.229 278.408 219.029 134.179 93,03 (59.379) (21,33)
Tiêu dùng
Doanh số thu nợ từ lĩnh vực tiêu dùng khá cao so với sản xuất kinh doanh. Năm 2011, doanh số thu nợ tiêu dùng đạt 231.079 triệu đồng tăng 105,41% so với năm 2010. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ và kiểm soát nợ khá tốt của cán bộ tín dụng. Nguyên nhân chủ yếu doanh số cho vay tăng nhanh trong năm này, các khoản thu nợ từ cho vay mua nhà chiếm tỷ trọng lớn tăng mạnh (124,83%). Đến năm 2012 thì doanh số thu nợ tiêu dung giảm xuống 20,72% còn 183.191 triệu đồng trong đó giảm nhiều cũng là hoạt động cho vay mua nhà (23,53%). Nguyên nhân, đây là giai đoạn thị trường bất động sản đóng băng, sau những đợt giá đất và giá nhà liên tục tăng vọt trong các năm qua, các nhà đầu tư ồ ạt đổ vào thị trường bất sản. Dẫn đến nguồn cung tăng, thị trường kẹt cứng không có đầu ra. Các nhà đầu tư không có đủ vòng tiền xoay vốn trả nợ ngân hàng. Mặt khác, thu nhập của người dân giảm ảnh hưởng đến nhu cầu chi tiêu của người làm giảm nhu cầu vay vốn. Cộng thêm, không chỉ riêng hoạt động cho vay mua nhà giảm mà đối với khoản cho vay khác như cho vay mua xe ô tô, vay du học,… cũng giảm nên kéo doanh số thu nợ giảm xuống. Tuy nhiên, đến tháng 6_2013 doanh số thu nợ đã tăng trở lại tăng 7,05% so với cùng kỳ năm 2012 chủ yếu nhờ sự gia tăng từ hoạt động cho vay tiêu dùng khác. Tình hình cụ thể, thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 4.11: Doanh số thu nợ cá nhân theo mục đích sử dụng 6 tháng 2013 ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng tín dụng Ngã Bảy Sài Gòn, 6T_2013) Chú thích: SXKD: sản suất kinh doanh; T: tháng
Sau sự sụt giảm doanh số thu nợ từ cho vay mua nhà trong năm 2012 thì hiện tại chưa có dấu hiệu khôi phục tiếp tục giảm 6,09% so với cùng kỳ nhưng tốc độ giảm đã chậm lại. Ngược lại với cho vay mua nhà doanh số thu nợ từ cho vay tiêu dùng khác lại tăng lên 13,70% kéo doanh số thu nợ tiêu dùng tăng lên 7,05%. Chứng tỏ PDG đang đẩy cơ cấu cho vay khác.
* Sản xuất kinh doanh
Doanh số thu nợ từ hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2011, doanh số thu nợ tăng 49,16% đạt 47.329 triệu đồng. Nhờ vào đặc điểm thời hạn cho vay ngắn, vòng luân
CHỈ TIÊU 6T_2012 6T_2013 6T_2013-6T_2012 Số tiền (%) 1. SXKD 18.954 16.934 (2.020) (10,66) 2. Tiêu dùng 85.663 91.703 6.040 7,05 + Mua nhà 28.786 27.033 (1.753) (6,09) + Khác 56.877 64.670 7.793 13,70 Doanh số thu nợ 104.617 108.637 4.020 3,84
chuyển vốn nhanh nên khả năng thu hồi vốn nhanh hơn. Một phần nhờ vào việc đẩy mạnh hoạt động cho vay ngắn hạn doanh số cho vay tăng kéo theo doanh số thu nợ tăng so với năm 2010. Đến năm 2012, doanh số thu nợ giảm mạnh 24,28% còn 35.838 triệu đồng. Tính đến 6_2013 doanh số thu nợ tiếp tục giảm 10,66% so với cùng kỳ năm 2012 đạt 16.934 triệu đồng. Nguyên nhân do các doanh nghiệp gặp khó khăn, hoạt động kinh doanh không hiệu quả với tình hình tồn kho cao, không bán được thành phẩm đồng vốn hạn hẹp nên công tác thu hồi nợ chậm.