KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu phòng giao dịch ngã bảy sài gòn (Trang 51 - 55)

TMCP Á CHÂU- PGD NGÃ BẢY SÀI GÒN

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng. Mọi quyết định cho vay điều dựa trên nguồn vốn huy động này. Việc chăm lo công tác huy động vốn làm cho nguồn vốn tăng trưởng ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng và đầu tư tín dụng. Nhằm đa dạng hóa khách hàng với những định hướng phát triển của ngành. Bảng 4.1 dưới đây thể hiện tình hình huy động vốn của ngân hàng.

Bảng 4.1 Tình hình huy động vốn của PGD Ngã Bảy Sài Gòn 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Bảng thống kê vốn huy động của PGD 2010-2012) Chú thích: TG: tiền gửi; ĐB: đảm bảo

Nhìn chung, hoạt động huy động vốn của PGD đạt kết quả khá cao và có nhiều biến động qua các năm. Đặc biệt tăng trưởng nhanh trong năm 2011 đạt 534.944 triệu đồng tăng 38,87% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 thì nguồn vốn huy động của PGD giảm xuống 17,85% còn 439.464 triệu đồng, do ảnh hưởng bởi tác động của nền kinh tế vĩ mô. Có thể nói năm 2012 là một năm kinh tế gặp nhiều khó khăn, tổng cầu GDP giảm (cả năm đạt 5,03% thấp hơn 2011 là 5,89% đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2000) khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn nên lượng tiền gửi ngân hàng được rút ra để phục vụ cho nhu cầu vốn. Mặt khác, Chính phủ hạ lãi suất để kiềm chế lạm phát khiến cho nguồn tiền đi ra các kênh đầu tư khác. Cụ thể, trần lãi suất huy động và lãi suất điều hành liên tục cắt giảm từ 14% xuống 8% đây là mức giảm lớn với tốc độ nhanh chưa từng có trước đây. Bên cạnh đó, nguyên nhân chính là do sự sụt giảm đáng kể từ nguồn vốn huy động bằng vàng và ngoại tệ. Một lượng lớn tiền gửi bằng vàng đã chuyển sang loại hình dịch vụ giữ hộ vàng (theo Thông tư số 11/2011 TT-NHNN Quy định về việc chấm dứt huy động và cho vay bằng vàng của tổ chức tín dụng) khiến cho nguồn vốn huy động bằng vàng giảm mạnh. Cụ thể, vốn huy động bằng vàng

CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Số tiền (%) Số tiền (%) TG thanh toán 15.501 30.618 33.714 15.117 97,52 3.096 10,11 TG tiết kiệm 369.476 504.047 405.559 134.571 36,42 (98.488) (19,54) Ký quỹ ĐB 234 279 191 45 19,23 (88) (31,54) Vốn huy động 385.211 534.944 439.464 149.733 38,87 (95.480) (17,85)

đã giảm 73% so với năm 2011 từ 185.000 triệu đồng xuống còn 49.944 triệu đồng. Bên cạnh vốn huy động bằng vàng giảm thì nguồn vốn từ ngoại tệ cũng giảm không kém 50,87% so với năm 2011 từ 67.946 triệu đồng xuống 33.379 triệu đồng. Chính sự sụt giảm của hai nguồn tiền này làm cho tổng vốn huy động năm 2012 giảm mạnh. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của PGD mặc dù có giảm nhưng vẫn mức khá cao. Nguồn vốn huy động của PGD phân theo loại tiền gửi bao gồm: tiển gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, ký quỹ đảm bảo.

Tiền gửi tiết kiệm vẫn luôn là nguồn huy động cao nhất của PGD bình quân chiếm khoảng hơn 93% trong tổng vốn huy động, chiếm một tỷ lệ rất cao. Đây là kiểu huy động truyền thống của ngân hàng và luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc tạo lập nguồn vốn. Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp gửi vào ngân hàng nhằm hưởng lãi suất. Do đó, đây là nguồn vốn này khá ổn định đem lại nguồn vốn kinh doanh lớn cho ngân hàng. Nhìn chung, tiền gửi tiết kiệm đang có xu hướng tăng nhanh trong 2011 tăng 36,42% so với năm 2010 đạt 504.047 triệu đồng. Trong đó, có sự tăng lên khá nhiều của khoản tiền gửi dài hạn tập trung ở các kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng. Đây là lợi thế giúp PGD đẩy mạnh hoạt động cho vay trung và dài hạn. PGD đã thành công trong việc triển khai nhiều chương trình khuyến mãi và quà tặng hấp dẫn để thu hút khách hàng như “Tiền gửi USD linh hoạt-Online”, “Năm sinh kỳ diệu” dành cho khách hàng sử dụng thẻ, “Lộc tới-Mừng xuân mới cùng ACB” dành cho khách hàng doanh nghiệp có tài khoản tiền gửi có kỳ hạn bằng VND” và nhiều chương trình khác. Việc cạnh tranh lãi suất huy động trong cuộc đua lãi suất đã đẩy lãi suất huy động lên cao 14%-16% thu hút được nhiều khách hàng. Ngoài việc đưa ra lãi suất hấp dẫn, bên cạnh uy tín và thương hiệu sẵn có của ACB còn phải kể đến chất lượng phục vụ của các nhân viên, các sản phẩm tiết kiệm luôn thay đổi phù hợp với nhu cầu khách hàng trong từng thời kỳ. Cộng thêm các chương trình khuyến mãi tiết kiệm dự thưởng, tặng quà kể cả tiền mặt để thu hút khách hàng làm cho doanh số huy động tăng cao. Và một lợi thế là PDG nằm ở một vị trí thuận lợi, dân cư đông đúc nên công tác huy động vốn cũng diễn ra khá thuận lợi. Tuy nhiên, đến năm 2012 thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có xu hướng giảm 19,54% còn 405.559 triệu đồng. Nguyên nhân, do việc giảm trần lãi suất huy động từ 14% xuống 8% không còn hấp dẫn nhiều khách hàng khiến nguồn tiền chuyển sang các kênh đầu tư khác. Thêm vào đó, do nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn nên không có nhu cầu vay vốn, ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế với tình trạng tồn kho gia tăng, các doanh nghiệp không có nhu cầu mở rộng quy mô, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn co hẹp lại. Một số doanh nghiệp phải rút tiền gửi ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu vốn khiến nguồn vốn huy động giảm. Nguồn tiền gửi

huy động của PDG tập trung cũng khá nhiều ở các kỳ hạn trung hạn mà trong đó các kỳ hạn 36 tháng được tăng lên. Đây là lợi thế giúp PGD đẩy mạnh các khoản cho vay trung và dài hạn tránh được rủi ro kỳ hạn huy động ngắn hạn cho vay dài hạn.

Ngược lại với sự biến động của tiền gửi tiết kiệm thì tiền gửi thanh toán có xu hướng tăng và dần thay thế cho khoản này. Đây là khoản tiền gửi không kỳ hạn mà khách hàng gửi vào nhằm mục đích thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng như séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi,… Năm 2010, tiền gửi thanh toán đạt 15.501 triệu đồng sang năm 2011 tăng lên 30.618 triệu đồng lên 97,52%. Đến năm 2012 tiếp tục tăng 10,11% đạt 33.714 triệu đồng. Sự gia tăng của tiền gửi thanh toán phụ thuộc số lượng khách hàng doanh nghiệp. Năm 2010 do PGD mới hoạt động không lâu nên số lượng khách hàng doanh nghiệp còn ít. Vì thế, nhu cầu thanh toán giao dịch hàng hóa không nhiều. Đến 2011 và năm 2012 PGD đẩy mạnh hoạt cho vay doanh nghiệp, số lượng khách hàng tăng lên đáng kể. Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đã tăng từ 3.237 triệu đồng năm 2010 tăng lên 24.302 triệu đồng năm 2012. Mặc dù tiền gửi thanh toán chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ bình quân khoảng 5% trong tổng vốn huy động nhưng với xu hướng gia tăng thì ngân hàng cũng có thể tận dụng được nguồn vốn chi phí rẻ.

Tiền ký quỹ đảm bảo cũng là một hình thức huy động vốn của ngân hàng. Tiền ký quỹ đảm bảo là loại tiền gửi không kỳ hạn nhằm thực hiện một nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng hoặc bên thứ ba, chẳng hạn như ký quỹ đảm bảo phát hành thẻ tín dụng, ký quỹ đảm bảo thanh toán chứng thư bảo lãnh,… Loại tiền này chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn huy động. Tuy nhiên, tiền ký quỹ có nhiều sự biến động tăng giảm. Năm 2010 tiền gửi ký quỹ đạt 234 triệu đồng. Sang năm 2011 tiền gửi ký quỹ tăng lên 19,23 % đến năm 2012 thì giảm mạnh 31,54% so với năm 2011. Do các hoạt động nghiệp vụ yêu cầu khách hàng phải đảm bảo đã giảm xuống. Dưới đây hình 4.1 tình hình vốn huy động theo loại tiền tệ.

200.308 281.998 356.141 67.946 33.379 69.682 115.221 185.000 49.944 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 2010 2011 2012 Năm Triệu đồng VNĐ Ngoại tệ Vàng

Nguồn: bảng báo cáo vốn huy động PGD Ngã bảy Sài Gòn 2010-2012

Hình 4.1 Tình hình huy động vốn theo loại tề tệ

Nguồn vốn huy động bằng đồng nội tệ VND vẫn luôn nguồn vốn huy động chủ lực của ngân hàng bình quân chiếm trên 50% tổng vốn huy động và gia tăng qua các năm. Năm 2010 vốn huy động bằng nội tệ đạt 200.308 triệu đồng sang năm 2011 tăng lên 281.998 tăng 40,78% và tiếp tục tăng trong năm 2012 là 26,29% đạt 356.141 triệu đồng.

Nguồn vốn huy động đứng thứ hai là nguồn vốn huy động từ vàng, bình quân chiếm khoảng 25% trong tổng vốn huy động, tuy nhiên nguồn vốn huy động này cũng tăng giảm nhanh chóng. Năm 2011 tổng vốn huy động bằng vàng tăng mạnh 60,56% so với năm 2010 đạt 185.000 triệu đồng. Do ngân hàng đẩy mạnh cho vay bằng vàng và nhiều người dân có thói quen dự trữ vàng để tránh mất giá tài sản. Lạm phát cao khiến người dân mất niền tin vào đồng nội và chuyển sang giữ vàng để bảo toàn giá trị tài sản. Do đó, xu hướng khách hàng gửi tiết kiệm bằng vàng tăng. Mặt khác, giá vàng có nhiều biến động có thời điểm tăng lên 49 triệu đồng/ lượng gia tăng cơ hội đầu cơ. Đặc biệt lãi suất huy động vàng tăng kèm theo chính sách khuyến mãi hấp dẫn, nhiều người đã chuyển tiết kiệm VND sang tiết kiệm vàng. Mức lãi suất gửi vàng tăng mạnh ở mức 0,9%/năm ở tất cả các kỳ hạn gửi. Mức lãi suất đối với các kỳ hạn 1-3 tháng dao động từ 2,35-2,45%/năm, các kỳ hạn gửi 6-12 tháng có mức lãi suất là 1,5-1,6%/năm. Đến năm 2012, theo thông tư số 12/2012 bổ sung từ thông tư 11/2011TT-NHNN quy định việc chấm dứt huy động và cho vay bằng vàng bắt buộc các TCTD phải chấm dứt việc huy động bằng vàng. Số lượng huy động vàng đã giảm đáng kể 73% so với năm 2011 xuống còn 49.944 triệu đồng. Chính vì thế ảnh hưởng đáng kể đến nguồn vốn huy động của PGD.

Ngược lại với xu hướng gia tăng của tiền gửi đồng nội tệ thì nguồn vốn huy động từ đồng ngoại liên tục giảm qua 3 năm từ 69.682 triệu đồng năm 2010 xuống 33.379 triệu đồng năm 2012. Do lãi suất huy động ngoại tệ giảm thấp hơn so với lãi suất huy động nội tệ.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu phòng giao dịch ngã bảy sài gòn (Trang 51 - 55)