Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hàng hóa nhận gia

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với hàng hóa nhận gia công tại việt nam qua cục hải quan hà nội (Trang 91 - 103)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hàng hóa nhận gia

4.4.3.1. Tăng cường tổ chức thực hiện quản lý hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam

Thứ nhất, cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan, tạo thuận lợi cho các hoạt động gia công pháp triển.

- Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa TTHC, điều kiện thuận lợi cho hoạt động gia công, nâng cao hiệu quả công tác giám sát quản lý về hải quan. Đổi mới phương thức quản lý HQ đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam, tham gia sửa đổi quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam.

- Thực hiện việc đánh giá chỉ số thời gian trung bình giải phóng hàng, chỉ số chi tiết của một số lĩnh vực nghiệp vụ hải quan.

- Duy trì và nâng cao hoạt động của Cổng thông tin điện tử hải quan, tăng cường các dịch vụ công để tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương nhằm chia sẻ kinh nghiệm về cải cách, hiện đại hóa, phương pháp, kỹ thuật quản lý hải quan hiện đại hóa; thực hiện các sáng kiến khu vực đặc biệt trong lĩnh vực hiện đại hóa thủ tục, áp dụng các kỹ thuật hải quan mới đồng thời góp phần nâng cao vị thế, uy tín và quyền lợi của Hải quan Việt Nam trên trường quốc tế. Tìm kiếm, vận động các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82 dự án hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế và các nước phục vụ cho quá trình cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành

Thứ hai, tăng cường công tác kiểm soát hải quan, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Thực hiện đề án trang bị thiết bị trinh sát kỹ thuật phục vụ công tác thu thập thông tin theo quy định tại QĐ 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/4/2004 của TTCP, TT 102/2005/TT-BTC ngày 21/11/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quy chế hoạt động của lực lượng Hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, không để tình trạng lợi dụng hàng gia công được ưu đãi thẩm lậu vào nội địa .

Tổ chức lực lượng thu thập thông tin, nắm chắc diễn biến tình hình tại địa bàn, thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nhằm ngăn chặn, bắt giữ, xử lý kịp thời các vụ việc buôn lậu, giả mạo xuất xứ của hàng hóa gia công.

Thành lập Tổ đôn đốc, xử lý các hợp đồng gia công quá hạn, chây ỳ không thanh khoản của Chi cục để thường xuyên rà soát các hợp đồng gia công, quyết liệt đôn đốc thanh khoản.

+ Xây dựng quy chế phối kết hợp giữa Đội Thủ tục và Đội Tổng hợp của Chi cục và các Cục trong Cục cũng như toàn Tổng cục trong công tác phối hợp và xử lý các hợp đồng gia công không thanh khoản.

Ngăn ngừa, phát hiện và chống gian lận thương mại nói chung, gian lận thương mại qua nhập khẩu hàng hoá nhận gia công tại Việt Nam nói riêng là một công việc rất khó khăn và phức tạp. Thực chất đây không phải là công việc của riêng cơ quan hải quan mà đòi hỏi phải có sự cộng tác của nhiều cơ quan quản lý khác, và cả của cộng đồng doanh nghiệp. Nhằm hướng tới một môi tr- ường lành mạnh, các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ vai trò và nhiệm vụ của mình để cùng hợp tác với cơ quan hải quan thực hiện chống gian lận có hiệu quả.

Thứ ba, đẩy mạnh kiểm tra sau thông quan, ngăn chặn kịp thời gian lận, trốn thuế.

- Triển khai thực hiện Đề án Tăng cường năng lực hệ thống kiểm tra STQ đến năm 2020. Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác KTSTQ cho các năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83 - Đảm bảo sự phối hợp gắn kết giữa thông quan và STQ trong việc thu thập thông tin phục vụ KTSTQ. Tăng cường nâng cao hiệu quả thu thập thông tin phục vụ KTSTQ qua công tác kiểm tra, phân loại hợp đồng gia công tại các Chi cục Hải quan theo tiêu chí quản lý rủi ro.

- Nâng cao hiệu quả của việc phối kết hợp lực lượng KTSTQ với các Sở, ngành các cơ quan có liên quan đặc biệt là cơ quan Thuế trong công tác kiểm tra và xử lý kết luận KTSTQ.

Kiểm tra sau thông quan: là một khâu đóng vai trò then chốt, vừa đảm bảo được tính chính xác, trung thực của khai báo, đồng thời cũng là công cụ ngăn ngừa gian lận thương mại. Theo đó cơ quan hải quan được phép kiểm tra, đối chiếu khai báo của doanh nghiệp khi nhập khẩu với những số liệu lưu trữ trong hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Với nghiệp vụ này, những gian lận của doanh nghiệp sẽ bị phát hiện. Mặt khác, kiểm tra sau thông quan được thực hiện trong thời hạn 5 năm kể từ ngày xuất, nhập khẩu. Điều đó cho phép cơ quan hải quan có thể thu thập đầy đủ số liệu, chứng cứ để đấu tranh với gian lận th- ương mại. Kết quả kiểm tra sau thông quan sẽ là cơ sở xử lý gian lận theo quy định của pháp luật.

- Ngoài ra cần đẩy mạnh việc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp đểđánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Việc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp cũng giúp phát hiện kịp thời các sai sót và các hành vi lợi dụng ưu đĩa hàng gia công để gian lận, trốn thuế.

- Nâng cao công tác phúc tập hồ sơ đã thanh khoản tại các chi cục: đảm bảo phát hiện, sửa chữa và hoàn chỉnh hồ sơ tại cấp chi cục.

Thứ tư, tăng cường phối hợp giữa lực lượng Hải quan và lực lượng Công an; Thuế, Quản lý thị trường trong công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa; gian lận thương không thanh khoản hợp đồng gia công và các hành vi vi phạm pháp luật khác, cùng phối hợp, trao đổi thông tin, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến các vụ việc, đối tượng có nghi vấn hoạt động buôn lậu, gian lận; âm mưu, phương thức, thủ đoạn của các loại tội phạm trên các tuyến và địa bàn trọng điểm nhằm có kế hoạch, biện pháp và phối hợp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84 lực lượng đấu tranh, ngăn chặn.

Thứ năm, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý và quy trình, quy định về quản lý rủi ro;

Triển khai mở rộng áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan: tiếp nhận, xử lý thông tin manifest; kết nối áp dụng quản lý rủi ro giữa các khâu trước – trong – sau thông quan; hành khách, phương tiện xuất, nhập cảnh;

Nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro, từng bước giảm tỷ lệ kiểm tra, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm tra hải quan;

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về quản lý rủi ro đối với các cấp, đơn vị trong ngành Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp. Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức hải quan trong việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ.

Thứ sáu, thực hiện phân loại doanh nghiệp để quản lý định mức có hiệu quả, cơ quan hải quan áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro để kiểm tra định mức: kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ.

Xây dựng phần mềm quản lý định mức, tầm quan trọng của việc xây dựng phần mềm quản lý định mức trong họa động hàng hóa nhận gia công, có dữ liệu so sánh các định mức của các Doanh nghiệp khác nhau đăng ký hợp đồng, làm cơ sở để toàn ngành tham chiếu, so sánh; Thể hiện đúng vai trò giám sát, quản lý nhà nước của cơ quan hải quan.

Muốn vậy các công việc giải quyết gồm

Thứ nhất, đánh giá tổng thể thực trạng quản lý nhà nước đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam; tác động của quá trình quản lý đối với cộng đồng doanh nghiệp; những thành tựu đã đạt được và những yếu kém cần khắc phục.

Thứ hai, khảo sát tình hình quản lý nhà nước hàng hóa nhận gia công tại các nước tiên tiến và trong khu vực nhằm học tập kinh nghiệm quản lý cũng như vận dụng có chọn lọc vào điều kiện thực tế tại Việt Nam.

Thứ ba, rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật hiện tại liên quan đến hoạt động hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam, đánh giá những yếu kém, bất cập còn tồn tại trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để có hướng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85

Thứ tư, kiện toàn tổ chức bộ máy để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam.

4.4.3.2. Tăng cường kim tra, thanh tra quá trình QLNN v hi quan

Một là, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra của lãnh đạo các cấp trong ngành. Thực hiện quản lý cán bộ thông qua quản lý công việc, xử lý nghiêm khắc hơn đối với các trường hợp sai phạm, kịp thời khen thưởng, động viên những nhân tố tích cực, những việc làm tốt. Tiến hành rà soát, đánh giá đúng lực lượng, sắp xếp và điều chỉnh cán bộ cho hợp lý, đặc biệt ở các vị trí trọng yếu.

Hai là, tiếp tục đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công bao gồm các quy phạm pháp luật qui định về trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động gia công hàng hóa; các chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong quá trình làm thủ tục hải quan để thực hiện hợp đồng gia công.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc QLNN về hải quan đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam. Làm tốt công tác này sẽ sớm phát hiện những sơ hở, bất cập của văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam để kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn quản lý và yêu cầu hội nhập. Kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm của doanh nghiệp hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam để có biện pháp xử lý, ngăn chặn tình trạng lợi dụng chính sách ưu đãi về thuế đối với hàng hóa gia công để buôn lậu, trốn thuế. Bên cạnh đó, cần phát hiện tình trạng công chức Hải quan nhũng nhiễu, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thông đồng tiếp tay cho nạn buôn lậu để trục lợi cá nhân.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với việc chấp hành pháp luật, các qui định, quy trình, nghiệp vụ hải quan đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam. Phải làm tốt, kịp thời giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật để tăng cường dân chủ; kịp thời phát hiện tham nhũng, tiêu cực, buôn lậu, gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách nhà nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86

Ba là, đẩy mạnh hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật đối với hoạt động hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam.

Đẩy mạnh hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật vừa là nhiệm vụ, vừa là trách nhiệm, đòi hỏi ngành hải quan phải sử dụng nhiều biện pháp để nhằm ngăn ngừa, pháp hiện các hành vi đã, đang và chuẩn bị vi phạm pháp luật khi thực hiện hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam. Mục tiêu là tập trung vào hoạt động phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại thông qua định mức gia công và các khâu làm thủ tục khác. Tuy nhiên, việc đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật hải quan đối với hoạt động hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam cần được làm trọng tâm, trọng điểm, có hiệu quả; không kiểm tra, kiểm soát tràn lan, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; phối kết hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng khác như Công an, quản lý thị trường…để hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại có hiệu lực, hiệu quả.

Bốn là, tăng cường xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật đối với hoạt động hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam.

Việc ngày càng gia tăng các hành vi vi phạm pháp luật đối với hoạt động hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam là do việc xử lý chưa nghiêm minh, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để ngăn chặn triệt để các hành vi vi phạm. Để ngăn chặn tình trạng này, phải chú trọng các vấn đề sau:

- Phải nhận thức rõ mục đích của việc xử lý vi phạm là để bảo vệ kỷ cương, phép nước, bảo vệ lợi ích chung, bảo về sự tôn nghiêm và công bằng của pháp luật, răn đe, phòng ngừa vi phạm.

Tùy từng hành vi vi phạm cụ thể mà áp dụng chế tài xử phạt cho phù hợp, có thể là hành chính, có thể là hình sự; không phân biệt đối tượng vi phạm là cán bộ, công chức hay lãnh đạo theo đúng quan điểm “Mọi vi phạm đều phải được xử lý”, “Bất cứ ai phạm pháp đều đưa ra xét xử theo pháp luật, không được giữ lại để xử lý nội bộ”. Không làm theo kiểu phong kiến.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87

4.4.3.3. Nâng cao cht lượng nhân lc QLNN v hi quan đối vi hàng hóa nhn gia công

Chú trọng xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, chuyên nghiệp, tinh thông nghiệp vụ, văn hoá ứng xử, đề cao kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ; triển khai nhiều biện pháp quyết liệt trong việc chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật và liêm chính hải quan. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho cán bộ, công chức nhằm xây dựng lực lượng Hải quan trong sạch, vững mạnh.

Các Chi cục phát huy tính chủ động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức trong việc nghiên cứu luật và các văn bản hướng dẫn để kịp thời xử lý các vướng mắc, tránh trường hợp đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên làm kéo dài thời gian xử lý.

Do đó, có thể thấy việc tập trung nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, lãnh đạo Hải quan làm công tác quản lý loại hình hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam là rất cần thiết nhằm xây dựng một lực lượng cán bộ Hải quan vừa tinh thông nghiệp vụ Hải quan, có kiến thức sâu rộng về kinh tế, pháp luật, thông thạo ngoại ngữ, vừa có phẩm chất trong sáng vững vàng, tận tụy trong công việc.

Cán bộ, công chức Hải quan cần nhận thức được rằng họ là công cụ quan trọng của Nhà nước trong khâu quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, họ cũng cần đứng ở phía doanh nghiệp để thấy rằng doanh nghiệp nhận gia công thực chất là người làm thuê cho doanh nghiệp đặt gia công nước ngoài nên phải tuân thủ nghiêm ngặt những điều khoản đã ký kết trong hợp đồng gia công. Vì vậy, cần tránh thói làm việc quan liêu, sách nhiễu gây thiệt hại không những về kinh tế mà bên cạnh đó là những hậu quả xã hội như do mất bạn hàng nên công nhân mất việc làm.

Tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng ứng xử, các buổi hội thảo, chuyên đề giải quyết vướng mắc cho các công chức thừa hành nhằm tạo ra một đội ngũ công chức văn minh lịch sự trong hoạt động và ứng xử.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với hàng hóa nhận gia công tại việt nam qua cục hải quan hà nội (Trang 91 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)