Thực trạng tổ chức quản lý đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với hàng hóa nhận gia công tại việt nam qua cục hải quan hà nội (Trang 63 - 74)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.3.Thực trạng tổ chức quản lý đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt

qua Cc Hi quan TP Hà Ni

Hoạt động quản lý của Cục Hải Quan đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam thể hiện ở các bước sau:

Hình 4.1 Mô tả các bước nghiệp vụ

Bước 1: Tiếp nhận hợp đồng/phụ lục, đối chiếu nội dung công việc thương gia nước ngoài thuê doanh nghiệp Việt Nam hàng hóa gia công, thỏa thuận trong hợp đồng gia công với quy định hiện hành để xác định mặt hàng được phép nhận gia công, kiểm tra số lượng, chủng loại chứng từ, kiểm tra tính đồng bộ giữa các chứng từ, kiểm tra tính hợp lệ của từng chứng từ trong hồ sơ thông báo hợp đồng gia công đồng bộ hợp lệ làm thủ tục tiếp theo. Nếu hồ sơ không đầy đủ, không đồng bộ, không hợp lệ thì hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung hoặc từ chối tiếp nhận hợp đồng gia công bằng Phiếu yêu cầu nghiệp vụ, trường hợp phải kiểm tra cơ sở sản xuất chuyển qua thực hiện công tiếp theo

Kiểm tra cơ sở sản xuất, trên cơ sở báo cáo của cán bộ công chức, Lãnh đạo Chi cục ra quyết định kiểm tra cơ sở sản xuất, kết thúc kiểm tra, công chức hải quan lập Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất, trên cơ sở Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất đề xuất Lãnh đạo Chi cục quản lý hợp đồng gia công ra Kết luận kiểm tra cơ sở sản xuất. (Bước 1) Tiếp nhận HĐ Kiểm tra CSSX Xác nhận HĐ (Bước 3) Kiểm tra tra thực tế hàng hóa,lấy mẫu (Bước 6) Xử lý nguyên liệu sau thanh khoản, theo rõi HDGC quá hạn (Bước 5) Thanh khoản hợp đồng gia công (Bước 4) Tiếp nhận định mức, kiểm tra định mức (Bước 2) Làm thủ tục nhập khẩu xuất khẩu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54 Xác nhận hợp đồng, nhập các thông tin theo dõi việc tiếp nhận hợp đồng gia công vào máy tính, gồm các tiêu chí cơ bản sau: tên, địa chỉ, sốđiện thoại, số tài khoản ngân hàng của Doanh nghiệp;

Bước 2: Làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu hay còn gọi là tiếp nhận tờ khai hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu sử dụng dữ liệu kê khai mặt hàng của người khai hải quan, đối chiếu các chứng từ, cơ chế chính sách của mặt hàng nhập khẩu của người khai hải quan, đánh giá, phân tích có rủi ro và các nguồn thông tin khác để quyết định thông quan ngay hay chuyển cho bộ phận kiểm tra thực tế hàng hóa

Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa và lấy mẫu hàng xuất khẩu, nhập khẩu, trên cơ sở đề xuất của cán bộ bước 2, sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa nhập khẩu, tên hàng, số lượng chủng loại có đúng việc kê khai của người khai hải quan trường hợp cần thiết có thể lấy mẫu hàng hóa gia công để thực hiện cho việc kiểm tra sau này.

Bước 4: Tiếp nhận và kiểm tra định mức đối với hàng nhận gia công tại Việt Nam. Công chức hải quan được phân công thực hiện tiếp nhận Bảng thông báo mã nguyên liệu, kiểm tra việc khai mã nguyên liệu, vật tư xác định mã nguyên liệu, vật tư thực hiện theo nguyên tắc vừa đủ đáp ứng yêu cầu theo dõi, thanh khoản hợp đồng gia công được chính xác, không gộp nguyên liệu chính vào một mã, phụ liệu vào một và cập nhật Bảng thông báo mã nguyên liệu, vật tư vào máy tính bao gồm cả nguyên liệu, vật tư tự cung ứng (nếu có).

Bước 5: Thanh khoản hợp đồng gia công khi tiếp nhận hồ sơ thanh khoản, công chức hải quan thực hiện, kiểm tra cơ sở xác định hàng hóa đã xuất khẩu, kiểm tra kết quả tính toán và các số liệu khác trên hồ sơ thanh khoản

Qua kiểm tra nếu phát hiện kết quả thanh khoản sai, hàng xuất khẩu không đúng với giải trình khi thông báo định mức, đề xuất biện pháp xử lý, trình lãnh đạo Chi cục để xử lý kịp thời.

Bước 6: Xử lý nguyên phụ liệu dư, máy móc thiết bị sau thanh khoản hợp đồng gia công, theo yêu cầu của Doanh nghiệp sẽ tiến hành làm thủ tục chuyển giao sang hợp đồng gia công khác hoặc tính thuế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55 Xử lý hợp đồng gia công tồn đọng: công chức hải quan thường xuyên theo dõi, tổng hợp, phân loại các hợp đồng gia công tồn đọng chưa thanh khoản theo từng nguyên nhân, tính thuế, ra quyết định truy thu thuế đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị thuê, mượn chưa tái xuất, trường hợp đã áp dụng các biện pháp cần thiết nhưng người nộp thuế vẫn cố tình chây ỳ không nộp thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan Công an để truy tố về tội trốn thuế theo quy định

Tổ chức quản lý đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam qua Cục Hải quan TP Hà Nội do có nhiều Chi cục thực hiện đăng ký và thực hiện hợp đồng hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam do vậy tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh chí phí thời gian ít, cơ quan Hải quan dễ theo dõi tình hình hoạt động của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên nó cũng thiếu tính thống nhất và tập chung quản lý hành chính, xử lý dữ liệu thông quan tập trung, kiểm tra, giám sát việc thực thi nghiệp vụ hải quan đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam, nó làm giảm tính hiệu quả quản lý hải quan hiện đại dựa trên mô hình thủ tục hải quan điện tử, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, xử lý dữ liệu thông quan tập trung, áp dụng toàn diện kỹ thuật quản lý rủi ro và sử dụng tối đa, có hiệu quả các trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại.

4.1.3.1. Công tác t chc qun lý tiếp nhn hp đồng gia công

Để thực hiện một hợp đồng hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam, trước tiên, doanh nghiệp phải thực hiện khai báo hợp đồng gia công trên phần mềm khai báo hải quan điện tử ECUS 5 với cơ quan Hải quan, nó là cơ sởđể xác nhận doanh nghiệp được thực hiện hợp đồng hàng hóa nhận gia công. Đây là một trong những khâu quan trọng nhất quyết định toàn bộ nhiệm vụ quản lý của Hải quan đối với hoạt động gia công hàng hóa. Nếu hợp đồng không được khai báo thì doanh nghiệp không nhập khẩu được nguyên liệu gia công đầu vào và không thanh khoản được hợp đồng gia công khi kết thúc hợp đồng xuất khẩu. Hải quan không quản lý được hợp đồng gia công sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lợi dụng loại hình gia công để gian lận thương mại, trốn thuế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56 Một thực trạng còn diễn ra phổ biến đó là doanh nghiệp không có đủ năng lực sản xuất nhưng vẫn được thực hiện hợp đồng gia công cũng là nguyên nhân gây thất thu cho ngân sách Nhà nước. Kéo dài thời gian, doanh nghiệp không thanh khoản hợp đồng gia công, là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tồn đọng hợp đồng gia công còn khá nhiều hiện nay.

Bảng 4.2 Số lượng đăng ký hợp đồng gia công.

ĐVT: hợp đồng Số hợp đồng 2012 2013 2014 So sánh(%) 2013/ 2012 2014/2 013

Số lượng DN đăng ký hợp đồng gia công 220 250 280 113,6 112 Số lượng thực hiện hợp đồng gia công 580 520 600 89,6 115,3 Trung bình cho một doanh nghiệp 2,6 2,08 2,14 80 102,8

Nguồn: Cục Hải quan TP Hà Nội

Nhìn chung công tác tổ chức quản lý tiếp nhận hợp đồng gia công tại Cục Hải quan Thành phố Hà Nội thời gian qua là tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, công tác quản lý tiếp nhận hợp đồng gia công cũng còn một số hạn chế do hiện tượng không thuộc đối tượng đăng ký hợp đồng gia công vẫn thực hiện đăng ký gia công. Trên thực tế Cục hải quan thành phố Hà Nội nghi ngờ, phát hiện được trường hợp này là rất thấp.

4.1.3.2. Tình hình tổ chức quản lý vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công

Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư mới chính thức là bước khởi đầu để thực hiện hợp đồng gia công. Việc xác định đúng số lượng, chủng loại, nguyên liệu, vật tư thực nhập chính là xác định đúng đối tượng quản lý của cơ quan hải quan. Nếu ở bước công việc này số lượng, chủng loại nguyên liệu, vật tư nhập khẩu không được xác định đúng thì toàn bộ các bước công việc còn lại dù cố gắng đến đâu cũng không đạt được mục đích quản lý.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57

Bảng 4.3 Số lượt làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại Cục hải quan HN

ĐVT: lượt

Diễn giải 2012 2013 2014 So sánh (%)

2013/2012 2014/2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lượt NK nguyên liệu gia công 1.820 1.690 1.900 92,8 112,4

Số lượt XK HH gia công 1.390 1.280 1.500 92,1 117,2

Số lượt NK nguyên liệu gia công 1.820 1.690 1.900 92,8 112,4 Số lượt kiểm tra thực tế lấy mẫu 364 235 190 69,5 75,1 Trung bình KT thực tế lấy mẫu (%) 20 15 10

Nguồn: Cục Hải quan TP Hà Nội

Công tác quản lý nguyên liệu nhập khẩu, vật tưđể thực hiện hợp đồng gia công thể hiện ở công tác kiểm hoá hàng hoá thực tế, đối chiếu hàng hoá thực tế với tờ khai, và phát hiện ra sự gian lận trong khai báo. Việc xác định đúng số lượng, trọng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý hợp đồng gia công. Nếu số lượng hàng hoá thực tế cao hơn số lượng, trọng lượng khai báo thì lợi ích Nhà nước bịảnh hưởng, ngân sách bị thất thu.

Với việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ trong quá trình kiểm hóa: kiểm tra điển hình theo tỷ lệ, kiểm tra toàn bộ, kiểm tra theo hình thức cân đong đo đếm, đồng thời có sự đối chiếu số lượng, trọng lượng khai báo với số lượng, trọng lượng thực tế nên những vi phạm loại này thường không khó để phát hiện và điều chỉnh. Tuy vậy, phương tiện chuyên dùng cho công tác kiểm hoá như hệ thống camera, máy soi chiếu còn thiếu các thao tác trong kiểm hoá chủ yếu bằng thủ công và mang nặng tính trực quan.

Đặc biệt, từ khi áp dụng hải quan điện tử, doanh nghiệp thực hiện hợp đồng gia công, được hưởng chính sách quản lý tự khai, hệ thống tự cấp số, phân luồng hiện trạng gian lận qua số lượng xảy ra nhiều hơn.

Cục Hải quan Hà Nội đã phát hiện và áp dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro để ngăn chặn tình trạng này như:

- Đưa các tiêu chí cảnh báo, không tiếp nhận để hệ thống từ chối khi thấy có hiện tượng cùng người nhận hàng trùng số vận đơn, hoá đơn, tên tàu, tên hàng, xuất xứ…đồng thời đưa vào tiêu chí rủi ro để quản lý đối với doanh nghiệp này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58 - Phối hợp cùng các cơ quan chức năng sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra nếu các lô hàng trên đã ra khỏi cảng, cửa khẩu.

- Chuyển thông tin, kiểm tra sau thông quan đối với doanh nghiệp có các dấu hiệu nghi vấn như trên.

4.1.3.3. Tình hình t chc qun lý xut khu sn phm gia công

Sản phẩm của một hợp đồng hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam có thể xuất một lần hoặc nhiều lần hết một lượng hàng thuộc mã hàng xuất khẩu. Khi có hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp thực hiện thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công tại Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công. Nhiệm vụ trọng tâm của các biện pháp quản lý ở khâu này là xác định đúng số lượng, chủng loại hàng hoá thực tế đã xuất khẩu; ngăn chặn và phát hiện các thủ đoạn xuất khống, xuất thiếu, xuất sai chủng loại hàng hoá. Mục đích chính của các hành vi xuất ít khai nhiều, đánh tráo nguyên liệu, vật tư gia công...mục đích là để hợp pháp hoá số nguyên liệu, vật tư nhập thừa, nguyên liệu, vật tư có giá bán cao trên thị trường trong nước để trốn thuế. Cũng cần nói thêm rằng thực trạng những chứng từ thiếu trung thực do doanh nghiệp ngụy tạo trong các trường hợp như thế này chỉ sử dụng để khai báo hải quan, còn bộ chứng từ gửi cho nhà nhập khẩu là những chứng từ thật với số liệu chính xác thì doanh nghiệp sẽ dấu kín không cho Hải quan biết.

Để quản lý chính xác lượng hàng hoá xuất khẩu, hiện tại Cục Hải quan Thành phố Hà Nội áp dụng hệ thống quản lý rủi ro để phân luồng hàng hoá. Theo đó, nếu doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan thì được ưu tiên thủ tục hải quan (luồng xanh), đối với doanh nghiệp không chấp hành tốt pháp luật hải quan thì tuỳ theo mức độ, hành vi vi phạm, hàng hoá của doanh nghiệp sẽ bị phân vào luồng vàng hoặc luồng đỏ. Qui định này vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vừa giúp Cục Hải quan Thành phố Hà Nội quản lý chặt chẽ về mặt nhà nước. Việc áp dụng hệ thống quản lý rủi ro cũng áp dụng đối với việc nhập khẩu nguyên liệu, vật tưđầu vào.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59 Bảng 4.4 Số lượt định mức kiểm tra thực tế tại Cục hải quan Hà Nội giai đoạn 2012 -2014 ĐVT: lượt Diễn giải 2012 2013 2014 So sánh (%) 2013/2012 2014/2013 Số lượng định mức đăng ký 580 520 600 89,66 115,38 Số lượng định mức kiểm tra 116 52 60 44,83 115,38 Trung bình định mức kiểm tra (%) 20 10 10 Nguồn: Cục Hải quan TP Hà Nội 4.1.3.4. Tình hình t chc qun lý định mc gia công

Định mức nguyên liệu, vật tư gia công là một mắt xích quan trọng trong quá trình quản lý hoạt động gia công. Nếu doanh nghiệp khai báo định mức nguyên liệu, vật tư cao hơn thực tế mà vẫn được cơ quan Hải quan chấp nhận thì cũng có nghĩa là cơ quan Hải quan chấp nhận gian lận thương mại. Phần nguyên liệu, vật tư được chấp nhận cao hơn thực tế sẽ trở thành nguyên liệu, vật tư trốn thuế hợp pháp, thẩm lậu vào trị trường nội địa. Để quản lý và kiểm tra định mức một cách tốt nhất cần thiết phải thống nhất cách hiểu vềđịnh mức nguyên liệu, vật tư cho một đơn vị sản phẩm gia công và tỷ lệ hao hụt cho một hợp đồng gia công.

Việc kiểm tra định mức gặp rất nhiều khó khăn do bị hạn chế bởi một số lý do sau:

- Do thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn sâu am hiểu về quy trình sản xuất trong các lĩnh vực phổ biến như dệt may, da giày vì phần lớn chưa trải qua môi trường thực tế tại doanh nghiệp.

- Do toàn Cục hải quan Thành phố Hà Nội chưa có cơ sở dữ liệu định mức chung để làm cơ sở cho các Chi cục kiểm tra, đối chiếu.

Thời gian kiểm tra theo quy định tại Thông tư 117/2011/ TT-BTC là 08 giờ làm việc nếu kiểm tra tại trụ sở hải quan và được kéo dài thêm 08 giờ nữa nếu có nhiều mã hàng, 3 ngày nếu kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp. Nếu thông qua cơ quan chuyên ngành thì thời gian kiểm tra không quá 02 ngày kể từ thời điểm nhận được kết quả giám định của cơ quan chuyên ngành.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60 Theo phản ánh của các Chi cục thời gian kiểm tra như trên là quá ít vì doanh nghiệp thường đối phó bằng cách trì hoãn, không hợp tác, kéo dài thời gian xuất trình tại liệu theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

4.1.3.5. Tình hình thanh khon

Có thể nói việc kiểm tra, đối chiếu hồ sơ thanh khoản tại các Chi cục hiện nay đều lấy số liệu trên hệ thống máy tính của đơn vị và cơ quan hải quan. Nên

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với hàng hóa nhận gia công tại việt nam qua cục hải quan hà nội (Trang 63 - 74)