Nguyên nhân của tồn tại

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với hàng hóa nhận gia công tại việt nam qua cục hải quan hà nội (Trang 82 - 86)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.1. Nguyên nhân của tồn tại

Thứ nhất: Hệ thống văn bản pháp luật hải quan còn nhiều vấn đề bất cập, chưa thống nhất; nhiều nội dung không phù hợp với thực tế, nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Một số nội dung quy định của Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn Luật không thống nhất, gây khó khăn cho người thực hiện; dẫn đến tình trạng, nếu thực hiện đúng quy định thì không đáp ứng mục tiêu, yêu cầu quản lý của ngành; hoặc ngược lại sẽ vi phạm pháp luật hải quan. Các văn bản ban hành còn chồng chéo, có nhiều nội dung quy định về kiểm tra hải quan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73 không phù hợp với điều kiện QLNN về hải quan đới với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam..

Theo qui định hiện nay tại Thông tư 117/2010/TT-BTC các Doanh nghiệp không có cơ sở sản xuất cũng được đăng ký hợp đồng gia công sau đó đi thuê gia công lại, các doanh nghiệp được nhận gia công cả những mặt hàng không thuộc phạm vi kinh doanh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Quy định như hiện nay là quá rộng, một số doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá theo hình thức kinh doanh “mua đứt, bán đoạn” nhưng lợi dụng loại hình gia công để nhập khẩu trốn thuế, sau đó đem tiêu thụ nội địa mà không đưa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu vào gia công, không thanh khoản hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan.

Thứ hai: Tổ chức bộ máy QLNN về hải quan chưa phù hợp và trình độ một số cán bộ, công chức hải quan chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mới

Cục Hải quan TP Hà Nội đã thực hiện luân chuyển cán bộ theo chính sách của nhà nước, có những Chi cục thay thế mới toàn bộ lãnh đạo ảnh hưởng đến sự chuyên sâu của cán bộ công chức.

Bên cạnh đó, một phần do năng lực quản lý của các Chi cục quản lý hàng gia công tại Cục Hải quan TP Hà Nội còn hạn chế, trong một số khâu thủ tục hải quan còn có hiện tượng tiếp tay thông đồng với doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công tại Việt Nam nhằm trục lợi cá nhân, chiếm dụng tiền thuế của nhà nước.

Cách thức tiếp cận quản lý hàng hóa nhận gia công của một bộ phận lãnh đạo các cấp, đơn vị hải quan chưa phù hợp, dẫn đến sự chỉ đạo, điều hành các hoạt động nghiệp vụ, hoạt động kiểm tra hải quan thiếu tính thống nhất, chồng chéo, không phù hợp với yêu cầu quản lý hiện nay của ngành Hải quan.

Tình trạng thiếu sự gắn kết giữa các lĩnh vực nghiệp vụ, giữa các cấp, đơn vị hải quan trong quá trình áp dụng quản lý hàng gia công; sự chồng chéo, trùng dẫm trong chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động kiểm tra trong thông quan, cũng như sự thiếu gắn kết giữa hoạt động kiểm tra trong thông quan và sau thông quan. Kiểm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 tra sau thông quan đang nổi lên với tính chất của một lĩnh vực nghiệp vụ độc lập thay vì hỗ trợ cho việc tạo thuận lợi cho hàng hóa gia công.

Hạn chế về năng lực thực hiện quản lý hàng gia công của cán bộ, công chức hải quan. Thời gian qua, ngành Hải quan đã triển khai áp dụng nhiều kỹ thuật quản lý hàng gia công, như thanh khoản điện tử, hồ sơ quản lý doanh nghiệp, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp, đánh giá rủi ro lô hàng XK, NK,... những do hạn chế về năng lực thực thi của cán bộ, công chức hải quan nên chưa phát huy được hiệu quả áp dụng của các kỹ thuật này. Cán bộ công chức không có nghiệp vụ chuyên sâu về các ngành đặc thù như ngành may mặc nên quản lý định mức sản phẩm là rất khó khăn, trên mang Hải quan không có sản phẩm mẫu hay không khai thác, tham khảo được định mức của các Cục Hải quan khác.

Việc sắp xếp cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý hàng gia công không phù hợp. Chưa có sự quan tâm đúng mức về bố trí cán bộ, công chức cho lĩnh vực này. Thực tế thời gian quan tại các cấp, đơn vị hải quan không phải thiếu công chức có khả năng làm tốt công tác quản lý hàng gia công, nhưng do không được coi trọng hoặc do những động cơ cá nhân khác dẫn đến việc bố trí không đúng, không đủ, không đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Qua theo dõi, kiểm tra tại Chi cục Hải quan cho thấy, công chức được bố trí, sắp xếp làm công tác quản lý hàng gia công đa phần là công chức mới được tuyển dụng hoặc mới luân chuyển công tác.

Công tác chỉ đạo, điều hành quản lý hàng gia công giữa các cấp, đơn vị kém hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do ngành Hải quan chưa thể chế hoá được trách nhiệm thực hiện hàng gia công của từng cấp đơn vị; đồng thời chưa có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những đơn vị, cá nhân làm tốt công tác này cũng như việc xử lý nghiêm đối với cá nhân vi phạm. Điều này dẫn đến tình trạng người thực hiện tốt cũng được đánh giá ngang bằng với người thực hiện không tốt hoặc không thực hiện.

Có thể nói cơ chế phối kết hợp giữa các đơn vị, các ngành gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về thời gian và mức độ quyết liệt trong phối hợp vì mục tiêu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 chống thất thu thuế nhà nước. Điển hình là khi phối hợp với Cơ quan công an, Thuế nội địa, chính quyền địa phương để xác minh khi doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để gia công nhưng gian lận, bán tiêu thụ nội địa rồi bỏ trốn, mất tích.

Thứ ba: Hạ tầng công nghệ thông tin và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ quản lý, cơ chế trao đổi thông tin vẫn còn tồn tại những hạn chế, cụ thể như:

+ Hệ thống thông tin, dữ liệu chưa được quan tâm đúng mức trong việc xây dựng, nâng cấp; hệ thống còn được tổ chức phân tán. Điều này dẫn đến hệ thống không đủ thông tin cần thiết cho việc theo dõi, đánh giá, về Doanh nghiệp thực hiện đăng ký hợp đồng gia công.

+ Cơ sở hạ tầng mạng còn yếu; hiện tượng lỗi hoặc tắc nghẽn hệ thống vẫn còn xảy ra khá phổ biến. Hiện nay phần mềm quản lý hàng gia công đã được cài đặt tại từng Chi cục, việc theo dõi quản lý các doanh nghiệp chỉ được thực hiện tại từng Chi cục. Do vậy, cơ sở dữ liệu về tình hình nhập khẩu, xuất khẩu, thanh khoản của các doanh nghiệp bị phân tán tại các Chi cục. Nói cách khác, tại một Chi cục chưa thể kiểm tra tình hình thực hiện hợp đồng gia công của một doanh nghiệp tại các Chi cục khác trong Cục. Việc theo dõi, quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn khi doanh nghiệp cùng lúc thực hiện nhiều hợp đồng gia công, tại nhiều Chi cục.

Tóm lại, để thực hiện quản lý nhà nước đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam có hiệu quả theo đúng với ý nghĩa của phương pháp này, đòi hỏi ngành Hải quan nói chung, Cục Hải quan TP Hà Nội nói riêng phải từng bước triển khai đồng bộ phương pháp quản lý vào hoạt động hải quan, cùng với việc chuyên sâu hoá hoạt động theo dõi, quản lý trong hoạt động nghiệp vụ hải quan đối với loại hình gia công trên cơ sở một kế hoạch chiến lược phù hợp với thực tiễn của ngành Hải quan.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76

4.4. Định hướng và giải pháp chủ yếu tăng cường QLNN về hải quan đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam qua Cục Hải quan TP Hà Nội nhảng năm

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với hàng hóa nhận gia công tại việt nam qua cục hải quan hà nội (Trang 82 - 86)