Doanh nghiệp, công chức HQ điều tra

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với hàng hóa nhận gia công tại việt nam qua cục hải quan hà nội (Trang 53 - 59)

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.2 Doanh nghiệp, công chức HQ điều tra

ĐVT: DN

STT Doanh nghiệp theo địa bàn

Số lượng đang hoạt động (DN)

Số doanh nghiệp điều tra (DN)

1 Doanh nghiệp trong khu công nghiệp 120 11 2 Doanh nghiệp trong khu chế xuất 50 6 3 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 80 9

4 Công ty tư nhân 30 4

5 Cán bộ công chức 960 70

Tổng cộng 1.240 100

Nguồn: Lựa chọn của học viên Cách chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên có phân lớp theo từng đối tượng điều tra.

- Phương pháp điều tra: Thông tin thu thập được bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra sử dụng phiếu điều tra.

3.2.2. Phương pháp x lý s liu

Các số liệu được xử lý bằng phương pháp phân bổ thống kê theo các tiêu thức nghiên cứu với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Excel.

3.2.3. Phương pháp phân tích

3.2.3.1. Phương pháp thng kê mô t

Phương pháp thống kê, mô tả số tuyệt đối, tương đối để xác định sự biến động của các hiện tượng kinh tế xã hội trong một thời gian và không gian nhất định, qua đó phân tích, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động của Cục Hải quan thành phố Hà Nội mà cụ thể là tình hình hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nhận gia công tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp tính toán và tiến hành so sánh các chỉ tiêu có mối quan hệ tương quan như so sánh giữa các năm; so sánh giữ kết quả thực hiện với kế hoạch. Phương pháp này dung để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê, sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu theo thời gian và theo không gian, từđó nhằm chỉ ra sự khác biệt.

Sử dụng phương pháp so sánh với các thông tin thu thập được để đưa ra được nhận xét về thực trạng hoạt động, từđó thấy được những ưu, khuyết điểm, khó khan, thuận lợi, những bất cập và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nhận gia công qua Cục Hải quan thành phố Hà Nội làm cơ sở đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hàng hóa nhận gia công qua Cục Hải quan thành phố Hà Nội.

Đề tài sử dụng các bảng biểu, bảng số liệu, sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu qua các năm, so sánh thực tế thực hiện với kế hoạch, so sánh theo không gian và thời gian.

3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia

- Sử dụng phương pháp chuyên gia đểđánh giá sự tương quan giữa các biến số, phương pháp so sánh giữa các nhóm DN có cấp độ tuân thủ xuất nhập khẩu hàng hóa nhận gia công khác nhau, phương pháp đánh giá để rút ra những ưu điểm và nguyên nhân của quản lý nhà nước đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam qua cục Hải quan Hà Nội.

3.2.3. H thng ch tiêu s dng trong nghiên cu

- Số lượng DN đăng ký hợp đồng gia công qua Cục Hải quan Hà Nội . - Tổng số tờ khai và kim ngạch mà Cục Hải quan TP Hà Nội so với toàn ngành. - Số lượt làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TP Hà Nội. - Số lượt định mức kiểm tra thực tế tại Cục Hải quan TP Hà Nội.

- Số lượng hợp đồng gia công tồn đọng tại Cục Hải quan TP Hà Nội. - Số nguyên liệu tồn đọng sau thanh khoản hợp đồng gia công. - Các gian lận thương mại phát hiện khi kiểm tra sau thông quan. - Thu thuếđược thực hiện KTSTQ của Cục Hải quan TP Hà Nội

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam qua Cục Hải quan TP Hà Nội Việt Nam qua Cục Hải quan TP Hà Nội

4.1.1. Tình hình thc hin các văn bn liên quan đến QLNN v hi quan đối vi hàng hóa nhn gia công ti Vit Nam vi hàng hóa nhn gia công ti Vit Nam

Thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, từ những năm đầu của thời kỳđổi mới nền kinh tế nước ta bước đầu hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hoạt động hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam chưa phát triển mạnh do các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế về năng lực và trình độ sản xuất kinh doanh. Cơ sở pháp lý để thực hiện QLNN về hải quan đối với hoạt động hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam là Pháp lệnh Hải quan ngày 20/02/1990 và Quyết định số 90/QĐ-TCHQ ngày 02/08/1994 của Tổng cục Hải quan, sau đó được thay thế bằng Quyết định số 126/QĐ-TCHQ ngày 08/04/1995 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế về hải quan đối với hàng hóa gia công xuất khẩu, nhập khẩu và nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. QLNN về hải quan đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam đã từng bước đổi thay phù hợp với thực tiễn và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước. Các văn bản pháp quy ra đời như Thông tư 03/1998/TT-TCHQ ngày 29/8/1998 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành Chương III Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động xuất, nhập khẩu, gia công đại lý và mua bán hàng hóa với nước ngoài. Trong quá trình thực hiện đã bộc lộ những hạn chế như: Nguyên tắc quản lý hàng gia công giai đoạn này là tất cả các trường hợp phải được Bộ Thương mại phê duyệt hợp đồng gia công trước khi doanh nghiệp triển khai thực hiện. Cơ quan Hải quan chỉ tiến hành thực hiện thủ tục hải quan khi đã có sự phê duyệt của Bộ Thương mại.

Bước ngoặc đầu tiên là Luật Thương mại số 36/2005/QH11 quy định cụ thể những nguyên tắc cơ bản khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam. So với giai đoạn trước đây thì giai đoạn này, đối tượng hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam được mở rộng. Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài qui định tất cả các hàng hóa đề có thể được gia công trừ những mặt hàng cấm nhập khẩu, xuất khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Đó là các hàng hóa trong danh mục hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, các Doanh nghiệp chỉ được ký hợp đồng sau khi được Bộ ngành quản lý mặt hàng đó cho phép.

Như vậy, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) không thực hiện việc phê duyệt hợp đồng gia công trước khi doanh nghiệp triển khai thực hiện, mà chỉ thực hiện cấp giấy phép đối với mặt hàng gia công thuộc diện phải có giấy phép trước khi ký kết hợp đồng gia công. Quy định này nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp được quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể nhận hàng hóa gia công những mặt hàng phù hợp với năng lực sản xuất, phù hợp với máy móc, thiết bị hiện có của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động hàng hóa nhận gia công trong trường hợp hàng hóa nhận gia công cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu.

Trên cơ sởđó Bộ Tài chính ban hành Quy trình thực hiện một hợp đồng hàng hoá nhận gia công tại Việt Nam được thực hiện theo Thông tư số 117/2011/TT-BTC ngày 15/8/2011 của Bộ Tài chính. Để thực hiện hàng hóa gia công tại Việt Nam, trước tiên, doanh nghiệp phải thực hiện thông báo hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan. Đây là cơ sở để xác nhận doanh nghiệp được thực hiện hợp đồng gia công hàng hóa.

Doanh nghiệp thực hiện thông báo hợp đồng gia công tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở sản xuất thực hiện hợp đồng gia công (kể cả cơ sở gia công lại) hoặc tại Chi cục Hải quan nơi có trụ sở của doanh nghiệp (trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh được thành lập theo qui định của pháp luật). Trường hợp tại nơi có cơ sở sản xuất hoặc nơi có trụ sở chính, trụ sở chi nhánh không có tổ chức hải quan thì doanh nghiệp được lựa chọn Chi cục Hải quan thuận tiện để đăng ký làm thủ tục hải quan.

Doanh nghiệp thực hiện đăng ký tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư tại Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công. Việc nhập khẩu nguyên liệu,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47 vật tư gia công được thực hiện từ 2 nguồn: (1) do bên thuê gia công cung cấp nguyên liệu, vật tư cho bên nhận gia công và (2) do bên nhận gia công tự cung ứng nguyên liệu, vật tư bằng cách nhập khẩu từ nước ngoài hoặc mua trong nước nhưng phải được qui định trên hợp đồng khi đăng ký với cơ quan Hải quan

Đăng ký định mức

Định mức sản xuất sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng bao gồm: + Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng nguyên liệu cần thiết, hợp lý để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm gia công;

+ Định mức vật tư tiêu hao là lượng vật tư tiêu hao cho sản xuất một đơn vị sản phẩm gia công;

+ Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu hoặc vật tư hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm, phế thải gia công (trừ phế liệu, phế thải đã tính vào định mức sử dụng) tính theo tỷ lệ % so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao.

Định mức tách nguyên liệu thành phần từ nguyên liệu ban đầu là lượng nguyên liệu thành phần được tách ra từ một nguyên liệu ban đầu;

Đối với nguyên liệu thành phần được tách ra từ nguyên liệu ban đầu thì tỷ lệ hao hụt là lượng nguyên liệu ban đầu hao hụt tính theo tỷ lệ % khi trải qua công đoạn tách thành các nguyên liệu thành phần.

Thông thường trong định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư gia công, bên đặt gia công thường tính cho bên nhận gia công lượng phế liệu phát sinh trong quá trình sản xuất từ 1% đến 3% để bù đắp hao hụt tự nhiên (vải thiếu hụt không đủ số lượng, khổ vải sai tiêu chuẩn), vải đầu tấm (vải thừa trong quá trình cắt có độ dài từ 0,5m đến 3m), vải để thay thân, đổi mầu (bán thành phẩm bị lỗi), vải loại ra do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Cơ sở để xác định định mức và tỷ lệ hao hụt phải xuất phát từ mục đích và đối tượng quản lý của ngành Hải quan. Vì vậy, định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư cho một đơn vị sản phẩm cũng như tỷ lệ hao hụt được phép đều phải tính trên số lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.

Theo quy định hiện hành, định mức sử dụng nguyên liệu, vật tư gia công do doanh nghiệp tự khai báo, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 trong trường hợp cần thiết, cơ quan Hải quan sẽ tổ chức kiểm tra định mức, nếu phát hiện doanh nghiệp sai phạm thì sẽ xử lý theo qui định của pháp luật.

Doanh nghiệp thực hiện thông báo định mức sử dụng nguyên liệu, vật tư gia công với cơ quan hải quan trước thời điểm làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên của mã hàng. Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của định mức điều chỉnh.

Xuất khẩu sản phẩm gia công: Khi có hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp thực hiện thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công tại Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công.

Thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công: Về nguyên tắc, sau khi kết thúc hợp đồng gia công, bên nhận gia công và bên đặt gia công phải thực hiện thanh lý hợp đồng trước khi bên nhận gia công thực hiện thanh khoản với cơ quan hải quan. Thanh lý là việc các bên thực hiện đối chiếu các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng gia công để chắc chắn rằng các điều khoản đó đã được thực hiện xong và thực hiện các phương án giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa. Thông thường việc thanh lý hợp đồng gia công không gặp nhiều khó khăn vì lợi ích của các bên đã đạt được và việc thanh lý hợp đồng chỉ là một công việc thường xuyên trong chuỗi thực hiện các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng gia công đã được ký kết.

Hiện nay ngành Hải quan đã áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý và thanh khoản hợp đồng gia công thay thế phương pháp thanh khoản thủ công, vừa mất nhiều thời gian, vừa tốn kém về nhân lực. Việc áp dụng công nghệ thông tin đã giảm thiểu khó khăn cho ngành Hải quan. Cùng với việc giảm thiểu khối lượng tính toán cho cán bộ hải quan, chương trình quản lý bằng máy tính còn theo dõi, so sánh việc đăng ký định mức bất hợp lý và ngăn chặn được những sai sót, nhầm lẫn thường phát sinh khi thực hiện công việc này theo phương thức thủ công.

Sau thanh khoản, việc giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế phẩm cũng là bài toán mà ngành Hải quan cần quản lý chặt chẽ. Việc xử lý được thực hiện theo các phương thức sau: Bán tại thị trường Việt Nam; xuất khẩu trả ra nước ngoài; chuyển sang thực hiện hợp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 đồng gia công khác tại Việt Nam; biếu, tặng tại Việt Nam; tiêu huỷ tại Việt Nam. Tuỳ từng biện pháp xử lý mà áp dụng thủ tục hải quan cho phù hợp.

- Quyết định số 2396/QĐ-TCHQ ngày 09/12/2009 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan điện tử;

- Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH ngày 29 tháng 11 năm 2005. - Nghịđịnh số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/06/2006 của CP về TM điện tử.

Việc thực hiện thủ tục HQĐT thể hiện rừ quyết tâm đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, thay đổi phương thức quản lý của Cục Hải quan TP Hà Nội nói riêng và ngành HQ nói chung. Áp dụng phương pháp QLRR dựa trên nền tảng trang thiết bị hiện đại thay thế cho phương pháp quản lý thủ cụng truyền thống. Chuyển từ kiểm tra trước, kiểm tra trong thông quan (tiền kiểm) sang KTSTQ (hậu kiểm), tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong việc giải phóng nhanh hàng hóa.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với hàng hóa nhận gia công tại việt nam qua cục hải quan hà nội (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)