Phương hướng tăng cường QLNN về hải quan đối với hàng hóa nhận

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với hàng hóa nhận gia công tại việt nam qua cục hải quan hà nội (Trang 86 - 89)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.1. Phương hướng tăng cường QLNN về hải quan đối với hàng hóa nhận

công ti Vit Nam qua Cc Hi quan TP Hà Ni

Ngành hải quan có vai trò lớn trong công cuộc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hoạt động hải quan phải đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế mở cửa hội nhập Quốc tế do vậy ngành hải quan cần có phương hướng cụ thể sau

Một là, tăng cường QLNN về hải quan đối với hàng hóa nhận gia công tại Việ Nam theo hướng hiện đại hoá hải quan.

Đây là mục tiêu quan trọng hướng tới tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, đặc biệt trong những năm gần đây trước sức ép của cộng đồng doanh nghiệp và Chính phủ yêu cầu ngành hải quan tiếp tục đơn giản hoá thủ tục hải quan, rút ngắn thời gian về thủ tục hải quan cho hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam năm sau thấp hơn năm trước.

Lấy cải cách, hiện đại hóa làm cơ sở, tập trung đầu tư để hiện đại hóa hải quan tại các vùng, địa bàn trọng điểm, đồng thời có tính đến sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các vùng, địa bàn đảm bảo sự phát triển, hiện đại hóa chung của Hải quan Việt Nam. Kết hợp phát huy nội lực là chính với tranh thủ sự hỗ trợ bên ngoài để phát triển nhanh, bền vững.

Dự án hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị cho dự án hiện đại hoá Hải quan, tăng cường năng lực cho đội ngũ giảng viên cao cấp phục vụ tiến trình hiện đại hoá hành chính Hải quan. Thực hiện dự án thử nghiệm về thông quan hàng hoá hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam trong khuôn khổ APEC.

Hai là, tăng cường cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho các hoạt động gia công hàng hóa tại Việt Nam trên địa bàn quản lý, rà soát, đơn giản hóa TTHC, điều kiện thuận lợi cho hoạt động gia công, lấy cải cách, hiện đại hóa làm cơ sở, tập trung đầu tưđể hiện đại hóa hải quan tại các vùng, địa bàn trọng điểm, đồng thời có tính đến chiến lược phát triển cân đối, hài hòa trọng điểm đảm bảo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77 sự phát triển, hiện đại hóa chung của Hải quan Việt Nam. Kết hợp với phát huy nội lực là chính với tranh thủ sự hỗ trợ Tổng Cục Hải quan để phát triển nhanh, bền vững.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan theo hướng hiện đại, đồng bộ, tuân thủ chủ trương về cải cách thủ tục hành chính và các chuẩn mực, cam kết quốc tế; xây dựng hệ thống pháp luật hải quan hiện đại bao gồm đầy đủ các quy định về: thủ tục hải quan, chế độ quản lý hải quan và các cơ chế tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, các quy định về quản lý thuế, kiểm soát biên giới, chế tài, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, quy định quyền hạn của cơ quan hải quan tương xứng với trách nhiệm thực thi pháp luật hải quan, pháp luật thuế và pháp luật khác có liên quan.

Hoàn thiện quy trình tiếp nhận hồ sơ hành chính “một cửa” tại cơ quan . Thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 tại các đơn vị khối cơ quan Cục.

Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý điều hành: hoàn thiện quản lý, phân luồng văn bản, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về thông tin, chính sách của doanh nghiệp các nhân.

Thực thi phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính theo Đề án 30 thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan, thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

Ba là, phát triển quản lý hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam theo phương thức hải quan điện tử để từng bước thay thế hoàn toàn thủ tục hải quan truyền thống:

Việc thực hiện quản lý hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam theo phương thức hải quan điện tử là bước đột phá trong việc triển khai Chính phủ điện tử, thực hiện thí điểm mô hình Hải quan điện tử cho loại hình hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam. Sau một thời gian thực hiện, nhận thấy đây là mô hình quản lý mới, hiện đại và hiệu quả hơn hẳn so với thủ tục hải quan truyền thống và cần thiết phải tăng cường hơn để có thể thay thế hoàn toàn thủ tục hải quan truyền thống nhằm đáp được số lượng hợp đồng hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam ngày càng tăng. Với đặc thù là một cảng biển quốc tế lớn của đất nước, tập trung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78 rất nhiều loại hàng hóa đi và đến, yêu cầu một mô hình quản lý mới, hiện đại với chỉ số tự động hóa cao và có thể thay thế phương thức quản lý truyền thống mang tính thủ công. Hải quan điện tử được ứng dụng đã giúp cho việc quản lý hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam của toàn ngành Hải quan được nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn và chính xác hơn theo phương thức quản lý hải quan hiện đại của các nước trong khu vực và trên thế giới, trước mắt, xây dựng thể chế pháp lý hoàn chỉnh để từng bước tiếp cận thành công hệ thống thông quan tự động - VNACCS do Nhật Bản tài trợ. Đây là bước đột phá có tính chiến lược của ngành hải quan để dần khẳng định vị thế trong khu vực và trên thế giới.

Từ những vấn đề nêu trên, cho thấy vai trò không thể thiếu, thậm chí sống còn của hải quan điện tử trong quản lý hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam của ngành Hải quan hiện đại. Cùng với toàn ngành thực hiện nhiệm vụ chính trị về nâng cao năng lực quản lý hải quan đối hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam.

Bốn là, đảm bảo thông lệ Quốc tế và hài hòa hóa thủ tục hải quan phù hợp với chuẩn mực quốc tế trên các phương tiện: loại bỏ các yêu cầu cung cấp thông tin, chứng từ trùng lắp, chồng chéo; phân định rõ thủ tục và các chếđộ quản lý hải quan trên cơ sở khuyến nghị và chuẩn mực của Công ước Kyoto sửa đổi; hài hòa hóa các thủ tục và chếđộ hải quan có chung nội dung, bản chất về một thủ tục, chếđộ quản lý chuẩn mực trên cơ sở khuyến nghị của Công ước Kyoto sửa đổi.

Hải quan Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của bộ máy quản lý nhà nước Việt Nam, vì vậy việc hội nhập của ngành Hải quan cũng là một xu thế tất yếu, khách quan. Đặc biệt là, những cam kết của Việt Nam về lĩnh vực hải quan với Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) trong việc thực hiện đơn giản hóa, hài hòa hóa thủ tục hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại quốc tế giữa các quốc gia thành viên nhưng vẫn đảm bảo sự QLNN về hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam.

Năm là, đảm bảo sự cân bằng giữa tạo thuận lợi cho hoạt động hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam, đồng thời phải đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan chặt chẽ đúng pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật của doanh nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79 Áp dụng đầy đủ phương thức quản lý hải quan dựa trên quản lý sự tuân thủ theo các trụ cột: thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ, quản lý rủi ro và kiểm tra sau thông quan. Xây dựng chương trình quản lý tuân thủ đồng bộ, thống nhất trên các mặt bao gồm: chính sách khuyến khích tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan, các quy trình thủ tục, các chế tài, xử lý vi phạm và chương trình tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước đối với hàng hóa nhận gia công tại việt nam qua cục hải quan hà nội (Trang 86 - 89)