Đồng thời, để quản lý tốt việc thực hiện mục tiêu môn học, Ban giám hiệu
(BGH) cũng phải nắm bắt, kiêm tra, giám sát các khâu soạn bài, giảng bài của GV thường xuyên để tránh tình trạng dạy học lệch mục tiêu và yêu cầu của môn học. BGH cũng cần thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học của GV thông qua các tiết dự giờ, các buổi thao giảng và kết quả học tập của HSSV đê đánh giá đúng năng lực và trình độ của GV, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó, BGH cũng cần giao cho Tố trưởng bộ môn tổ chức việc thảo luận cho các GV trong tổ về mục tiêu từng bài, từng tiết học cho giáo trình tiếng Anh mà tổ bộ môn đang giảng dạy đế có sự thống nhất trong việc cụ thể hóa mục tiêu tống thể thành mục tiêu bộ phận.
Ngoài ra, BGH cũng nên chỉ đạo cho các GV giảng dạy môn tiếng Anh lồng ghép yêu cầu, mục tiêu dạy tiếng Anh trong xu thế hội nhập vào từng bài giảng, tiết học chuyên ngành.
1.4.2.2. Quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học
BGH quản lý GV thực hiện giảng dạy đủ và đúng các nội dung dạy học trong nhà trường; chỉ đạo cho GV lựa chọn các nội dung thiết thực mang tính phổ thông và thích ứng. Nội dung dạy học phải được cụ thể hóa thành chương trình dạy học, sách giáo khoa, giáo trình phù hợp với mục tiêu của từng bậc học, cấp học. Chương trình dạy học là văn bản quy định mục tiêu cụ thể, cấu trúc nội
cắt xén nội dung nếu không có sự thống nhất và chỉ đạo từ cơ quan quản lý giáo dục: Bộ, Sở hay BGH nhà trường.
Mỗi GV đều phải có lịch trình giảng dạy cụ thê cho môn học về thời gian, số tiết dạy, bài dạy để đi theo đúng tiến độ cũng như để nhà quản lý dễ kiểm tra, theo dõi.
1.4.2.3. Quản lý đôi mới phương pháp, hình thức tô chức dạy học
Trước tiên, nhà quản lý phải định hướng đổi mới PPDH, giúp cho GV trong tổ bộ môn tiếng Anh nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH tiếng Anh hiện nay, đồng thời tạo môi trường cho GV có điều kiện tiếp cận và sử dụng các PPDH mới, đặc biệt là các PPDH có đi kèm với ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT).
Nhà quản lý phải quán triệt tinh thần dạy học tích cực, phát huy tính tích cực,
chủ động của người học trong mỗi tiết học, đồng thời chỉ đạo tổ bộ môn có kế hoạch dự giờ, thao giảng và nhà quản lý cũng tham gia dự giờ, thăm lớp đế kiểm
tra việc sử dụng các PPDH của GV, nhất là việc áp dụng các PPDH hiện đại vào dạy môn tiếng Anh. Thông qua các tiết thao giảng cấp tổ, cấp trường, chúng ta có thể đánh giá rút kinh nghiệm để có sự điều chỉnh kịp thời nhằm tạo phong
1.4.2.4. Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Cần chú trọng công tác quản lý, kiêm tra và giám sát sự hoạt động của các
cơ sở vật chất và thiết bị dạy học (CSVC-TBDH) phục vụ dạy học tiếng Anh như phòng Lab, máy vi tính, máy chiếu, máy cassette, đầu đĩa VCD...
Thường xuyên nâng cấp bảo dưỡng và trang bị kịp thời, đầy đủ CSVC- TBDH nhằm đảm bảo chất lượng dạy học của GV.
Các thiết bị dạy học phải đạt chuẩn về yêu cầu khoa học, kỹ thuật, tính sư phạm và phải hiện đại.
Tăng cường phát động, khuyến khích, động viên và yêu cầu các GV trong tổ bộ môn có ý thức sáng tạo trong việc chế tạo những đồ dùng, thiết bị dạy học phục vụ môn học góp phần cho sự đổi mới PPDH.
Quản lý các nguồn tư liệu, các đầu sách, báo có liên quan đến bộ môn.
Chỉ đạo tất cả các GV không ngừng tìm tòi sách báo, tài liệu hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiêm lẫn nhau trong việc sử dụng các TBDH hiện đại.
Sau khi dự giờ, rút kinh nghiệm, căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá, người quản lý kịp thời chỉ đạo điều chỉnh các hoạt động của GV và HSSV và cũng chỉ đạo việc lựa chọn PPDH phù hợp, đấy mạnh hoạt động tự đánh giá của người dạy và người học nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh.
1.4.2.6. Quản lý trình độ đội ngũ giảng viên
Tiềm lực và khả năng của đội ngũ giảng viên ở các trường học quyết định chất lượng đào tạo. Giảng viên ở các trường cao đẳng, đại học phải có bằng cấp chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy theo đúng chuẩn của Bộ GD & ĐT, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo đảm nhiệm.
Người quản lý phải xây dựng và triên khai kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ theo quy định đối với giảng viên, phù hợp với ngành đào tạo và trình độ đào tạo được phân công đảm nhiệm; theo chương trình quy định cho từng đối tượng; cập nhật thường xuyên kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy và nâng cao hiểu biết.
Theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch của tố bộ môn nhằm động viên
giảng viên tiếp tục học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.