Một số biện pháp kỹ thuật mới góp phần làm tăng năng suất cà chua

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng và nhiễm bệnh virus trên đồng ruộng của các tổ hợp lai cà chua có triển vọng trong vụ xuân hè và thu đông tại gia lộc hải dương (Trang 61 - 63)

- Giai đoạn từ 20052006 trở đi.

2.6.4 Một số biện pháp kỹ thuật mới góp phần làm tăng năng suất cà chua

chua lai mới HT160 và HT42 được tạo ra tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Giống rau Chất lượng cao- Đại học Nông nghiệp Hà Nội là các giống có khả năng chịu nóng, chịu bệnh virus và chết héo xanh khá, năng suất cao đạt 50- 64 tấn/ha (giống HT160) và 46- 57 tấn/ha (giống HT42), có dạng quả chắc, hình dạng và màu sắc quả đẹp, hấp dẫn, chất lượng tiêu dùng. Giống HT160 và HT42 phù hợp phát triển sản xuất ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh trung du Bắc bộ, các vùng đất ven sông, ...ở các vụ sớm thu đông, vụ đông, vụ xuân hè. Cả hai giống HT160 và HT42 đã được công nhận là giống quốc gia tháng 5 năm 2011. [25], [26].

2.6.4 Một số biện pháp kỹ thuật mới góp phần làm tăng năng suất cà chua chua

Tại Việt Nam, song song với công tác chọn tạo giống thì việc nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật canh tác tăng năng suất và chất lượng quả cũng được quan tâm đáng kể. Sau đây là một số biện pháp kỹ thuật mới góp phần làn tăng năng suất cà chua hiện nay.

Để nâng cao khả năng chống bệnh và chịu ngập úng ở cà chua trong sản xuất cà chua trái vụ ở Việt Nam, tác giả Phạm Mỹ Linh và cộng sự ở Viện nghiên cứu rau quả đã tiến hành đề tài nghiên cứu "Ứng dụng công nghệ ghép cà chua trên gốc cà tím để sản xuất cà chua trái vụ". Kết quả cho thấy cây cà chua ghép trên gốc cà tím vẫn sinh trưởng và phát triển tốt. Trong điều kiện có bệnh héo xanh và ngập úng, năng suất tăng 39,8% so với đối chứng cà chua không ghép. Tỉ lệ cây bị bệnh không có ở cây ghép và ở cây không ghép là 8,5%. Trong điều kiện bị ngập, thời gian cho thu hoạch ở các cây ghép được dài hơn, tỉ lệ cây chết đối với cây ghép là 3,0% trong khi cây không

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 52 ghép là 12%. Hiệu quả kinh tế cuối cùng cao hơn so với cây không ghép. (Báo cáo Khoa học tại Hội đồng khoa học Ban trồng trọt, Nông hoá Thổ nhưỡng và Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và PTNT, tháng 9, 2002).

- Cùng với việc phát triển công nghệ ghép cà chua trên gốc cà tím để trồng trái vụ. Trần Văn Lài và Lê Thị Thuỷ đã tìm ra giống cà tím làm gốc ghép tốt nhất là giống EG203. Kết quả cũng cho rằng thời điểm thích hợp để cây cà chua ghép trên gốc cà tím cho tỉ lệ cây sống cao nhất khi ở tuổi cây 4-5 lá thật, đường kính cây con đạt 2-3mm. Có thể ghép cà chua ở tất cả các thời vụ trong năm nhưng thời vụ có hiệu quả kinh tế cao nhất là vụ Xuân Hè muộn và Hè Thu. Cà chua có chất lượng cảm quan không khác gì so với cà chua không ghép. Bên cạnh đó các chỉ tiêu sinh hoá như đường tổng số, vitamin C và hàm lượng chất khô thì quả cà chua ghép cao hơn cà chua không ghép [17].

Như vậy, với những thành công to lớn trong nghiên cứu của những tác giả trong và ngoài nước như đã nêu trên là cơ sở khoa học quan trọng cho những công trình nghiên cứu tiếp. nhằm tạo ra giống cà chua có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, chất lượng cao phục vụ nhu cầu nội tiêu và chế biến xuất khẩu.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 53

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng và nhiễm bệnh virus trên đồng ruộng của các tổ hợp lai cà chua có triển vọng trong vụ xuân hè và thu đông tại gia lộc hải dương (Trang 61 - 63)