Tình hình nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tới năng suất và chất lượng cà chua trên thế giớ

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng và nhiễm bệnh virus trên đồng ruộng của các tổ hợp lai cà chua có triển vọng trong vụ xuân hè và thu đông tại gia lộc hải dương (Trang 47 - 50)

chất lượng cà chua trên thế giới

Bên cạnh thành tựu về công tác giống, việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cà chua thương phẩm cũng có những bước tiến đáng kể, những kết quả nghiên cứu về phân bón, quản lý dịch hại,… đã được ứng dụng phổ biến tại các vùng sản xuất lớn. Thời gian gần đây, công nghệ trồng cây trong nhà kính tại các nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến đã đem lại kết quả mang tính cách mạng cho sản xuất cà chua về năng suất cũng như khả năng điều khiển thời gian thu hoạch sản phẩm.

Có thể coi Mỹ là nước đạt nhiều thành tựu trong việc nghiên cứu và phát triển giống cà chua chế biến công nghiệp. Từ giữa những năm 1940, Hana bắt đầu công việc nghiên cứu chọn tạo giống cà chua thu hoạch bằng máy theo khuynh hướng tạo độ chắc quả và ông nhận thấy cà chua có thể chịu được một số va chạm của máy móc trong quá trình thu hoạch và điều quan trọng nhất trong chọn giống cà chua thu hoạch bằng máy là quả cứng, chịu va đập trong quá trình thu hoạch và phải giữ được màu đỏ đẹp sau khi thu hoạch vài tuần [70].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 38 chua chế biến người ta thấy rằng màu sắc nước quả không có mối quan hệ với lượng kali có sẵn trong cây hoặc hiện trạng của cây. Độ brix có tương quan yếu với cả hai loại kali trao đổi và kali cố định. Sự biến dạng về màu sắc ở vai quả (vàng vai) và thịt quả bị trắng thể hiện rõ rệt với sự biến đổi từ 0-60% quả bị ảnh hưởng chỉ ra có tương quan nghịch với hiện trạng của cả kali trong đất và kali trong cây. Tỷ lệ kali trao đổi K/Mg là thước đo của kali tự do và nó có tương quan chặt với tổng % màu sắc biến đổi. Thí nghiệm trên đồng ruộng để đánh giá mối quan hệ giữa kali tự do trong đất và sự biến đổi màu sắc quả. Đất được bón với Gypsum hoặc kali làm giảm sự biến dạng màu sắc vàng vai quả và tổng lượng màu biến dạng mà không ảnh hưởng đến năng suất, độ brix hoặc màu sắc nước quả [93].

Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của axit Humic đến năng suất và một số đặc tính nông sinh học của cà chua chế biến người ta thấy axit Humic có ảnh hưởng lớn đến năng suất, khối lượng quả của cà chua chế biến tuy nhiên trong các loại hợp chất của axit Humic thì hợp chất Eko-Fer có ảnh hưởng đến năng suất lớn hơn rất nhiều so với K-Humate và Uptake. Việc áp dụng Eko-Fer và K-Humate không ảnh hưởng đến độ pH và hàm lượng Vitamin C của quả cà chua nhưng Uptake thì lại có ảnh hưởng. Màu sắc quả cà chua không bị ảnh hưởng bởi việc áp dụng axit Humic, tuy nhiên axit Humic lại làm giảm độ brix trong quả cà chua [68].

Phân bón lá có ảnh hưởng đến tất cả các chỉ tiêu chất lượng quả cà chua và nó tuỳ thuộc vào từng loại phân được áp dụng. Năng suất quả đạt cao nhất ở phân Bravo, còn sản phẩm dạng bột nhão và axit ascobic thì thu được cao nhất ở phân Urê, khối lượng quả cao nhất với phân Real, độ pH đạt cao nhất với phân KNO3, đường kính quả đạt cao nhất ở dạng phân Biamin còn độ brix đạt cao nhất ở đối chứng. Tuy vậy phân bón lá không ảnh hưởng đến màu sắc quả [69].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 39 (E.g. Pearce et all, 1993) tuy nhiên nếu nhiệt độ tăng quá cao sẽ dẫn đến khối lượng quả giảm. Tỷ lệ sinh trưởng phát triển của quả tăng giảm hơn rất nhiều khi ở nhiệt độ >25oC. Cường độ ánh sáng không ảnh hưởng đến khối lượng quả hoặc tỷ lệ sinh trưởng phát triển của quả không thay đổi, hay nói cách khác cường độ ánh sáng không trực tiếp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của quả [61].

Việc tưới nước có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả cà chua chế biến. Mức độ tưới cao sẽ làm tăng năng suất nhưng nó cũng làm tăng tỷ lệ nứt quả, tuy nhiên sự nứt quả ở cà chua tuỳ thuộc vào từng giống đồng thời tỷ lệ nứt quả cũng thường cao hơn khi nhiệt độ cao hơn [1].

Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của thời gian tưới và mức tưới đối với cà chua chế biến người ta đã làm thí nghiệm ở 3 lần tưới cuối cùng vào thời điểm 0; 30 và 80% quả chín được tiến hành với giống CV.AB3049 cho thấy năng suất quả tươi tăng rõ rệt tại lần tưới cuối bị trì hoãn và độ brix thì lại giảm rõ rệt khi áp dụng lần tưới cuối trong khi đó với giống CV. Brigade năng suất quả tươi tăng rõ rệt tại các lần tưới 0; 30% quả chín bị trì hoãn thì độ brix giảm ở tất cả các lần tưới bị trì hoãn [46].

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của vật liệu che phủ đến năng suất của cà chua chế biến người ta thấy che phủ bằng Plastic đen kết hợp với bón phân sẽ làm tăng năng suất loại cà chua nguyên liệu so với đối chứng. Việc tăng năng suất này do các yếu tố nhiệt độ đất và không khí cao trong vụ xuân hè làm cho tán cây phát triển mạnh, đồng thời nó giữ được nước và phân bón, tăng lượng nước và phân bón trong giai đoạn quả phát triển. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cho thấy việc dùng màng phủ nông nghiệp (Plastic đen) không ảnh hưởng đến thời gian thu hoạch của quả [67].

Nghiên cứu ảnh hưởng của việc che phủ luống, hun khói và sử dụng phân bón hữu cơ đến việc phòng trừ bệnh virus khảm lá cà chua do CMV và bệnh Corky root cho thấy ở vụ trồng sớm cả việc hun khói và che phủ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 40 luống đều làm tăng năng suất và làm giảm số lượng quả bị hại đồng thời làm giảm sự lây nhiễm của virus CMV ngoài ra việc che phủ luống còn làm giảm các triệu trứng của bệnh Corky root [85].

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng và nhiễm bệnh virus trên đồng ruộng của các tổ hợp lai cà chua có triển vọng trong vụ xuân hè và thu đông tại gia lộc hải dương (Trang 47 - 50)