So với thế giới, lịch sử phát triển cà chua ở Việt Nam còn rất non trẻ. Theo các tác giả Nguyễn Văn Cống 1962; Tạ Thu Cúc 1983 và Trần Khắc Thi 1995 thì cà chua mới được trồng vào Việt Nam khoảng hơn 100 năm, nhưng đến nay cà chua đã được trồng rộng khắp cả nước và là một loại rau có nhu cầu lớn cả về tiêu dùng thực phẩm cũng như chế biến xuất khẩu. Trong thời gian qua, công tác nghiên cứu về giống cũng như quy trình sản xuất đã được các cấp, các ngành có liên quan, các nhà chọn tạo giống và người sản xuất quan tâm và thu được kết quả tương đối đa dạng.
Theo số liệu thống kê của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong những năm gần đây cho thấy: Năm 2004 cả nước có 24.644,0 ha với sản lượng 424.126,0 tấn, năng suất trung bình đạt 172,0 tạ/ha và năm 2009, diện tích trồng cà chua cả nước là 20.540,0 ha giảm 4.104 ha so với năm 2004, năng suất trung bình 241 tạ/ha, sản lượng đạt 494.332 tấn (bảng 2.3). Những tỉnh có diện tích trồng cà chua lớn (trên 500 ha) đều là những nơi có năng suất cà chua khá cao (trên 200 tạ/ha). Như vậy khả năng thâm canh phụ thuộc nhiều vào mức độ chuyên canh trong sản xuất. Tuy nhiên nếu so với các nước trong khu vực, năng suất cà chua của nước ta là khá cao.
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua của Việt Nam những năm gần đây (2004-2009)
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 41 (ha) (tạ/ha) 2004 24.644 172 424.126 2005 23.566 198 466.124 2006 22.962 196 450.426 2007 23.283 197 458.214 2008 24.850 216 535.438 2009 20.540 241 494.332
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 42
Bảng 2.4. Sản suất cà chua tại một số tỉnh năm 2009
Địa phương Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Cả nước 20.540 240,7 494.332 Lâm Đồng 5.140 431,8 221.944 Nam Định 1.367 191,4 26.165 Hải Phòng 1.066 321,0 34.219 Hải Dương 1.021 258,5 26.391 Hà Nội 854 234,4 20.016 Bắc Giang 813 187,9 15.275 Trà Vinh 777 214,0 16.635 Hưng Yên 482 191,9 9.248 Nghệ An 424 122,9 5.210 Thái Bình 329 239,5 7.880
Nguồn: Vụ nông nghiệp - Tổng cục thống kê.
Sản lượng cà chua trong những năm qua tăng rất đáng kể, nhưng trong thực tế sản xuất cà chua hiện nay còn rất nhiều khó khăn cần có hướng giải quyết:
- Bộ giống cà chua còn rất nghèo, chưa có các giống tốt cho từng vụ trồng và điều kiện sinh thái khác nhau, đặc biệt là giống trồng trong vụ đông và vụ xuân hè. Theo kết quả điều tra, cả nước có khoảng 115 giống cà chua đang được trồng trong sản xuất. Trong 22 giống là chủ lực có 10 giống được trồng với diện tích đạt 6.259 ha bằng 55%. Đó là các giống cà chua như: M368, Pháp, VL2000, TN002, Hồng Lan, Red Crow250, T42, VL2910, cà chua Mỹ, Mogas T11 và các giống của Công ty Trang Nông (Phạm Đồng Quảng và cs) [28].
- Theo Trần Khắc Thi (2003), sản phẩm cà chua chủ yếu tập trung vào vụ đông xuân (70%) từ tháng 12 đến tháng 4, còn lại hơn một nửa thời gian
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 43 trong năm đang nằm trong tình trạng thiếu cà chua. Đầu tư cho sản xuất cà chua còn thấp, nhất là phân hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật. Chưa có quy trình canh tác thích hợp cho mỗi vùng, mỗi vụ trồng và cho các giống khác nhau. Việc sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có vùng sản xuất tập trung tạo sản phẩm hàng hoá lớn cho chế biến công nghiệp và xuất khẩu. Quá trình thu hái diễn ra hoàn toàn thủ công, các khâu như bảo quản, vận chuyển còn nhiều hạn chế.
Tuy nhiên so với các nước trong khu vực, sản xuất cà chua ở Việt Nam có nhiều lợi thế là:
- Được sự quan tâm đặc biệt của nhà nước về đầu tư và định hướng mở rộng và phát triển cây rau hiện nay. Đề án "Phát triển rau, quả, hoa và cây cảnh thời kỳ 1999-2010" của Bộ Nông nghiệp và PTNT được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3/9/1999. Kế hoạch sản xuất rau được xác định: Diện tích sản xuất rau đạt 600.000 ha với sản lượng 10 triệu tấn năm 2005 và 800.000 ha với sản lượng 14 triệu tấn năm 2010 để đạt bình quân đầu người là 110 kg/người/năm [4].
- Có điều kiện thời tiết khí hậu, đất đai của rất phù hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây cà chua, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc. Nếu được đầu tư tốt sẽ cho năng suất rất cao.
- Quỹ đất có thể phát triển cà chua là rất lớn vì trồng trong vụ đông xuân không ảnh hưởng hai vụ lúa, sản phẩm tập trung từ tháng 12 đến tháng 3, trái vụ so với thời vụ trồng và thu hoạch cà chua của Trung Quốc, nước có có khối lượng cà chua lớn nhất thế giới nên ít bị cạnh tranh và có thị trường xuất khẩu quả tươi và chế biến là rất lớn [34].
- Các vùng trồng cà chua đều có nguồn lao động lớn, nông dân có kinh nghiệm canh tác, nếu có thị trường sẽ thu hút được nguồn lao động dồi dào, giá công lao động rẻ, hạ giá thành sản phẩm, có khả năng cạnh tranh cao.