Giai đoạn 19861995: các nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua đã

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng và nhiễm bệnh virus trên đồng ruộng của các tổ hợp lai cà chua có triển vọng trong vụ xuân hè và thu đông tại gia lộc hải dương (Trang 54 - 56)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 45 thu được một số kết quả, đi theo hai hướng:

* Các giống trồng trong điều kiện vụ đông “truyền thống”:

Bằng phương pháp chọn lọc hỗn hợp, từ các mẫu giống nhập nội các tác giả Chu Thị Ngọc Viên, Vũ Tuyên Hoàng (1987) đã chọn lọc được giống cà chua số 7 có nguồn gốc từ giống Hunggari, giống đã được công nhận là giống quốc gia. Giống có khối lượng trung bình quả 80-100g, chín đỏ, cây sinh trưởng mạnh, thích hợp cả vụ Đông Xuân và Xuân Hè [40].

Tại Viện cây lương thực và cây thực phẩm trong những năm qua, nhiều giống cà chua mới đã được chọn tạo bởi các nhà khoa học. Giống cà chua 214 được tạo ra từ cặp lai giữa giống VC1 với giống American (nhập từ Mỹ), có thời gian sinh trưởng trung bình, chín tập trung, năng suất cao, chất lượng quả tốt, chống bệnh khá [13]. Bằng phương pháp chọn lọc từ một dạng đột biến tự nhiên khi xử lý cây con của giống Ba Lan trắng ở nhiệt độ thấp, Viện cây lương thực và cây thực phẩm đã tạo ra giống Hồng Lan có dạng hình sinh trưởng hữu hạn, quả tròn, không có múi, năng suất trung bình đạt 32-35 tấn/ha và được công nhận giống năm 1993 [15]. Tiếp đó giống cà chua lai số 1 được chọn từ tổ hợp lai PxHL11 và giống cà chua lai số 2 được chọn từ tổ hợp lai 16 x số 7. Hai giống đều có thời gian sinh trưởng trung bình, chín sớm, dạng quả tròn, khối lượng trung bình quả đạt100-150g, chất lượng ngon, nhiều bột, khả năng chống chịu tốt với bệnh sương mai, bệnh đốm lá, bệnh héo rũ và bệnh vi rút [29].

* Các nghiên cứu về chọn giống cà chua chịu nóng để phục vụ cho trồng trái vụ:

Trên thế giới những năm 80 và đầu 90 của thế kỷ qua đã tập trung nghiên cứu mạnh về cà chua chịu nóng ở miền Bắc Việt Nam khá đặc thù nên nhiều cơ sở nghiên cứu ở nước ta tới năm 1994-1995 vẫn chưa đưa ra được giống cà chua chịu nóng đảm bảo chất lượng thương phẩm để trồng trong sản

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 46 xuất (đã có báo cáo giống CS1 song nó không đáp ứng về chất lượng thương phẩm nên sản xuất không chấp nhận). Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội là cơ quan nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua chịu nóng có hệ thống ở nước ta [39]. Từ năm 1995 đã chọn tạo ra giống MV1 có khả năng chịu nóng trồng được trái vụ đáp ứng về năng suất và chất lượng thương phẩm. Giống này phát triển diện tích đại trà lớn, tới năm 1997 MV1 được công nhận là giống Quốc gia (Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, 1998) [21]. Đây là giống cà chua chịu nóng, trồng trái vụ đầu tiên được chọn tạo nước ta trồng trên diện tích lớn ở vụ sớm và vụ muộn xuân hè.

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng và nhiễm bệnh virus trên đồng ruộng của các tổ hợp lai cà chua có triển vọng trong vụ xuân hè và thu đông tại gia lộc hải dương (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)