Một giống cà chua chế biến có yêu cầu rất cao đảm bảo có năng suất cao, màu sắc đẹp, hấp dẫn, quả có đủ độ rắn chắc cần thiết để ít bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, giống có tính chống chịu khá, thích ứng rộng đặc biệt là giống phải đảm bảo được các chỉ tiêu về sinh hoá chất lượng quả như hàm lượng chất khô hoà tan cao, độ pH thấp cụ thể:
Yêu cầu về đặc điểm nông sinh học : Dạng hình gọn, nhỏ, ít phân cành quả ra tập trung, chín tập trung trong một khoảng thời gian ngắn. Quả khi chín có màu đỏ đẹp, duy trì màu sắc lâu, quả dễ bóc vỏ, rắn chắc, chịu vận chuyển. Những đặc điểm này nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất về công lao động cho việc tỉa cành, thu hoạch...
Tiêu chuẩn chất lượng quả: Hàm lượng chất khô hoà tan (Độ Brix)
4,0-4,5% tốt nhất là từ 5,5-6,2%. Hàm lượng Vitamin C từ 20-40mg/100g, hợp chất pectin từ 1,3-2,5%, đường từ 2-5%, hàm lượng Axit mà chủ yếu là Axit malic 0,4%, Cellulo từ 0,3-0,75%, tỷ lệ thu hồi thịt quả cao. Để giảm chi phí nguyên liệu trong quá trình chế biến, tăng năng suất thành phẩm cà chua
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 19 chế biến yêu cầu phải có hàm lượng chất khô hoà tan cao đạt trên 4,5% đối với cà chua chế biến sản phẩm cô đặc, độ pH< 4,5% nhằm giảm khả năng gây nhiễm các loại vi sinh vật chịu nhiệt, duy trì màu sắc và độ sệt sau chế biến (Tigchelaar, 1986)[95]
Ngoài các yêu cầu trên, giống cà chua chế biến yêu cầu phải có năng suất cao nhằm đảm bảo thu nhập cho người nông dân điều này sẽ góp phần giảm giá thành sản phẩm cho nhà máy. Hơn nữa là sản phẩm nông nghiệp mang tính thời vụ, do vậy để kéo dài thời gian hoạt động cho nhà máy trong khoảng 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau cần phải có một bộ giống phù hợp trồng ở các trà sớm, chính vụ và muộn. Như vậy cần có giống chịu nóng, chịu mưa, chịu hạn để có thể trồng ở các thời vụ khác nhau