Giai đoạn 19962005: từ trước 1995 nghiên cứu chọn tạo giống cà

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng và nhiễm bệnh virus trên đồng ruộng của các tổ hợp lai cà chua có triển vọng trong vụ xuân hè và thu đông tại gia lộc hải dương (Trang 56 - 59)

chua ưu thế lai ở nước ta đã được đề cập, song giai đoạn từ sau 1995 vấn đề này mới được phát triển mạnh nhằm tạo ra các giống cà chua lai có nhiều ưu điểm trồng ở chính vụ và trái vụ. Bên cạnh đó vấn đề chọn tạo giống cà chua phục vụ chế biến công nghiệp cũng được chú trọng.

Tuy nhiên từ 1995-1996 trở đi các giống cà chua lai nước ngoài nhập vào nước ta ngày càng ào ạt. Chọn tạo giống cà chua trong nước đứng trước những thách thức cạnh tranh lớn.

Tạo giống cà chua lai và công nghệ sản xuất hạt giống lai cà chua được triển khai nghiên cứu hệ thống và nhiều hơn cả là Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Đã nghiên cứu các công nghệ sản xuất hạt giống cà chua lai bằng các công nghệ như:

- Bỏ qua công đoạn khử đực cây mẹ, bằng sử dụng các dòng mẹ có tính trạng bất dục đực và tính trạng bất thụ qua các nghiên cứu sau:

+ Nghiên cứu khả năng sử dụng dạng mẹ có tính trạng bất thụ vòi nhụy cái vươn dài trong sản xuất hạt lai cà chua [19].

Trong điều kiện nước ta biểu hiện tính trạng này chịu ảnh hưởng rất rõ nét bởi tác động của nhiệt độ hạ thấp (kèm theo ánh sáng ít) ở vụ đông nước

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 47 ta vì thế lứa hoa gặp gió mùa đông bắc, độ vươn dài của vòi nhụy cái giảm hẳn, ở mức độ cao hơn bao phấn không đáng kể, dẫn đến khả năng tự thụ rất dễ xảy ra, công nghệ hạt lai không đảm bảo. Và còn rất nhiều lý do nữa dẫn đến đưa ra kết luận: sử dụng tính trạng vòi nhụy cái vươn dài trong sản xuất hạt lai cà chua ở nước ta là hoàn toàn không có khả thi.

+ Nghiên cứu khả năng sử dụng dạng bất dục đực do gen nhân kiểm soát trong sản xuất hạt lai F1 ở cà chua. Ở điều kiện vụ đông nước ta dòng cà chua bất dục đực sinh trưởng kém hơn so với cây hữu dục bình thường, số lượng hoa giảm, bao phấn ít hạt phấn, tỷ lệ bất dục hạt phấn cao, mức độ nhiễm các bệnh nấm ở dòng bất dục cao hơn, chúng cần được phòng bệnh và chăm sóc tốt, tỷ lệ đậu quả thấp, số hạt trên quả ít ... Như vậy, việc sử dụng dòng bất dục đực (do gen nhân kiểm soát) trong sản xuất hạt lai cà chua không đáp ứng được những yêu cầu đặt ra ở điều kiện nước ta [19].

+ Nghiên cứu đưa ra quy trình công nghệ sản xuất hạt lai F1 ở cà chua trên quy mô đại trà ở Việt Nam thông qua khử đực và thụ phấn cây mẹ bằng thủ công. Các kết quả nghiên cứu này đã rút ra công nghệ áp dụng hợp lý (sử dụng công nghệ khử đực cây mẹ) và lần đầu tiên ở nước ta đã hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hạt giống cà chua lai trên quy mô đại trà vào năm 1997-1998 [19]. Công nghệ này đạt trình độ tiên tiến và hiệu quả cao. Hạt giống lai tạo ra từ công nghệ này có ưu điểm vượt trội hơn cả về phương diện chất lượng hạt giống, đặc biệt là giá trị sử dụng của giống. Hạt giống cà chua lai sản xuất ra trong nước có giá thành thấp hơn so với giống ngoại nhập.

Chương trình nghiên cứu tạo các giống cà chua ưu thế lai của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội do PGS.TS. Nguyễn Hồng Minh bắt đầu chính thức từ năm 1994 và liên tục tiến hành cho tới nay. Các công việc nghiên cứu thường niên đó là: chọn tạo, phân lập, đánh giá các dòng, chọn lọc duy trì, phân lập đánh giá các bố mẹ ở các mùa vụ. Bên cạnh đó, hàng năm thực hiện một số lượng lớn

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 48 các tổ hợp lai thử đánh giá các khả năng kết hợp; đánh giá sàng lọc các con lai ở các mùa vụ (xuân hè, thu đông, đông); đánh giá, thẩm định các tổ hợp lai ưu tú ở các mùa vụ, tuyển chọn tổ hợp lai để thử nghiệm sinh thái và thử nghiệm sản xuất ở các vùng, các mùa vụ trên các tỉnh miền Bắc nước ta. Qua đó, nhằm rút ra giống lai phục vụ sản xuất đáp ứng mục tiêu đề ra. Đồng thời với đưa ra giống lai, cần tiến hành công nghệ sản xuất hạt giống lai để phục vụ sản xuất. Trên thế giới các nghiên cứu về tạo giống cà chua lai cũng được quan tâm lớn ở nhiều quốc gia. Một số thành tựu chính về nghiên cứu tạo ra các giống cà chua lai phục vụ sản xuất được dẫn ra dưới đây [19].

Từ năm 1998 giống cà chua HT7 của Đại học Nông nghiệp Hà Nội bắt đầu mở rộng diện tích sản xuất đại trà. Tháng 9/2000 tại Hội nghị khoa học Bộ Nông nghiệp đã công nhận chính thức giống cà chua lai HT7 là giống quốc gia [22], cùng hội nghị này Viện cây lương thực và cây thực phẩm cũng báo cáo giống cà chua lai VT1. Tuy nhiên trước làn sóng nhập khẩu lớn các giống nước ngoài chỉ có HT7 mới có sức cạnh tranh với giống ngoại nhập (do có nhiều ưu điểm độc đáo về trồng trái vụ, ngắn ngày, chất lượng ...) nên nó được phát triển mạnh trên diện tích đại trà nhiều năm liên tục. Như vậy HT7 là giống cà chua lai Quốc gia đầu tiên của Việt Nam phát triển trên diện tích sản xuất lớn [23]. Năm 2004 đã đưa ra một số giống cà chua lai mới công nhận tạm thời: HT21 (ĐHNNIHN) [24] và VT3 (Viện cây lương thực và cây thực phẩm) [31]. Gần đây (2005-2006) nhiều giống cà chua lai của Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội có khả năng cạnh tranh với các giống ngoại nhập phát triển sản xuất lớn: HT42, HT160 và các giống khác [19].

Ở giai đoạn này một số giống cà chua tự thụ chọn lọc (giống thuần) phục vụ chế biến được đưa ra như PT18 (Viện nghiên cứu Rau quả) [38], giống C95 (Viện cây lương thực và cây thực phẩm) [32]. Tuy nhiên trước áp lực cạnh tranh của các giống ngoại nhập chúng chưa tìm được sự phát triển

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 49 trong sản xuất.

Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường với nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều Công ty giống tư nhân, Công ty giống nước ngoài được hình thành và cùng tham gia tích cực vào công tác nhập giống, tạo giống và chuyển giao cho sản xuất. Công ty Trang Nông với một số giống: TN148, TN002, TN005, TN52, TN54...cùng với các giống VL2000, VL2910... của công ty Hoa Sen được trồng với diện tích khá lớn ở một số vùng trong nước [28].

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng và nhiễm bệnh virus trên đồng ruộng của các tổ hợp lai cà chua có triển vọng trong vụ xuân hè và thu đông tại gia lộc hải dương (Trang 56 - 59)