VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng và nhiễm bệnh virus trên đồng ruộng của các tổ hợp lai cà chua có triển vọng trong vụ xuân hè và thu đông tại gia lộc hải dương (Trang 63 - 67)

- Giai đoạn từ 20052006 trở đi.

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Vật liệu:

Gồm 15 tổ hợp lai cà chua (TT1, TT2, TT3, TT4, TH1, TH2, TH3, TH4, TH5, TH6, TH7, TH8, PT1, PT2, PT3) của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm và 1 giống cà chua DV2962 làm đối chứng.

3.2. Nội dung nghiên cứu.

Đề tài bao gồm 2 thí nghiệm sau:

3.2.1. Đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng và nhiễm bệnh virus trên đồng ruộng của các tổ hợp lai cà chua ở vụ Xuân Hè.

3.2.2. Đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng và nhiễm bệnh virus trên đồng ruộng của các tổ hợp lai cà chua ở vụ Thu Đông.

3.3. Địa điểm nghiên cứu:

Thí nghiệm được tiến hành tại khu thí nghiệm thuộc Bộ môn Cây thực phẩm - Viện Cây lương thực và cây thực phẩm - Gia Lộc - Hải Dương.

3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm:

Các thí nghiệm bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh RCBD (Randomized Complete Block Design) 3 lần nhắc lại. Mỗi ô thí nghiệm có diện tích 10 m2.

3.5. Các biện pháp kỹ thuật trồng trọt

3.5.1. Thời vụ

- Vụ 1 (vụ Xuân Hè): gieo hạt 15/2/2011 trồng 15/3/2011. - Vụ 2 (vụ Thu đông): gieo hạt 15/8/2011 trồng 10/9/2011.

3.5.2. Vườn ươm

- Chọn đất: chọn vùng đất thịt nhẹ, thoát nước tiện tưới tiêu, tốt nhất chọn đất vụ trước không trồng cây họ cà, đầy đủ ánh sáng, pH trung tính. Gần

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 54 khu ruộng trồng để hạn chế vận chuyển xa, tránh làm tổn hại đến cây con,

- Làm đất: đất được làm tơi xốp, dọn sạch cỏ dại, đủ ẩm độ tạo điều kiện cho hạt nảy mầm tốt.

- Gieo hạt và chăm sóc cây giống theo đúng quy trình kỹ thuật của Viện Cây lương thực và cây thực phẩm.

3.5.3. Giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất

- Mật độ khoảng cách trồng: + Luống rộng 1,4 m. + Khoảng cách cây 45 cm. + Khoảng cách hàng 65 cm. + Mật độ 30,000 cây/ha. * Phân bón:

- Phân hữu cơ 20 tấn/ha.

- Phân vô cơ bón: 140 N : 120 P2O5 : 150 K2O/ha * Phương pháp bón:

- Bón lót 100% phân hữu cơ + 80 % lân. - Bón thúc 4 lần.

+ Lần 1 sau trồng 7-10 ngày khi cây hồi xanh: 15% lân + 1/9 đạm. + Lần 2 sau trồng 20-25 ngày khi nở hoa rộ: 1/4 kali + 1/4 đạm. + Lần 3 sau trồng 35-40 ngày khi quả lớn: 1/3 kali + 1/3 đạm. + Lần 4 sau khi thu hoạch quả đợt 1: bón số phân còn lại * Các biện pháp chăm sóc khác:

- Tưới nước

+ Ở thời kỳ cây con thường xuyên giữ độ ẩm đất 80 %. + Sau trồng tuới ngay.

+ Vào thời điểm phân cành nhánh mạnh và ra hoa kết quả cần tưới nước 7-10 ngày/lần.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 55 + Xới vun và làm cỏ thường xuyên kết hợp với bón phân và tưới nước. + Cắm giàn sau khi xuất hiện chùm hoa 1.

+ Phòng trừ sâu bệnh.

3.6. Các chỉ tiêu theo dõi (cho cả hai thí nghiệm)3.6.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng. 3.6.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng.

- Thời gian từ gieo đến mọc - Thời gian từ mọc đến ra lá thật - Thời gian từ mọc đến khi trồng

- Thời gian từ trồng đến ra hoa: (70% số cây ra hoa ở chùm đầu)

- Thời gian từ trồng đến đậu quả đầu: Khi có 70% số cây trong thí nghiệm đậu quả ở chùm 1.

- Thời gian từ khi trồng đến thu quả đầu

- Thời gian từ khi trồng đến kết thúc thu hoạch. - Tổng thời gian sinh trưởng.

3.6.2. Một số đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc cây

- Dạng hình sinh trưởng

- Chiều cao từ gốc đến chùm hoa thứ nhất. - Số đốt từ gốc đến chùm hoa thứ nhất.

- Chiều cao cây (đo từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng).

3.6.3. Một số đặc điểm hình thái, đặc điểm ra hoa và tỷ lệ đậu quả

- Màu sắc lá: quan sát màu sắc và phân biệt lá màu xanh sáng, xanh trung bình, xanh đậm.

- Đặc điểm nở hoa: quan sát và phân ra nở hoa rải rác, nở hoa rộ tập trung.

- Dạng hình chùm hoa: đơn giản (hoa ra trên 1 nhánh chính), trung gian (hoa ra trên 2 nhánh chính) và phức tạp (chùm hoa chia thành nhiều nhánh).

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 56

3.6.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Số chùm quả/cây - Số quả trung bình/cây

- Khối lượng trung bình quả (g) - Năng suất cá thể (g/cây)

- Năng suất quả/ô thí nghiệm (kg) - Năng suất quả (tấn/ha)

3.6.5. Đặc điểm về hình thái quả, độ chắc quả

- Màu sắc vai quả khi xanh.

- Màu sắc quả khi chín hoàn toàn:

+ Mùa đông: Quan sát và phân biệt màu vỏ quả đỏ đậm, đỏ cờ, đỏ bình thường, hay đỏ tươi.

+ Mùa hè: Quan sát và phân biệt màu vỏ quả đỏ rõ nét và đều, đỏ có vàng ở phần vai quả, đỏ xen kẽ vàng ở thân quả, hay vàng.

- Hình dạng quả (cm): I = H/D (H: chiều cao quả, D: chiều rộng quả), (Nếu I>1 cm dạng quả dài, I<0,8 cm dạng quả dẹt, I từ 0,8-1cm dạng quả tròn).

- Số ngăn hạt/quả: cắt ngang quả và đếm số ngăn hạt/quả. - Số hạt/quả

- Độ chắc của quả: Được đánh giá bằng phương pháp cảm quan. Độ chắc (theo kader và Morris, 1976) có các mức sau:

+ Rất cứng: Quả không bị móp khi ấn mạnh bằng tay, khi thái lát không mất nước hay hạt.

+ Cứng: Quả chỉ bị móp nhẹ khi ấn tay, khi thái lát không mất nước hay hạt.

+ Chắc: Quả bị móp nhẹ khi ấn tay bình thường, khi thái có rơi một ít giọt nước và hạt.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 57 + Mềm: Quả bị móp khi ấn nhẹ, khi thái có chảy nước và hạt.

+ Rất mềm: Quả dễ móp khi ấn nhẹ, khi thái chảy nhiều nước và hạt.

3.6.6. Chất lượng về mặt tiêu dùng

- Độ dày thịt quả (mm): Đo bằng thước panme

- Đặc điểm thịt quả theo các mức: thô sượng, chắc mịn, mềm mịn, mềm nát.

- Độ ướt thịt quả theo các mức: rất ướt, ướt, khô, khô nhẹ.

- Hương vị đánh giá theo các mức: có, không rõ hương vị, hăng ngái - Khẩu vị nếm đánh giá theo các mức: ngọt đậm, ngọt, ngọt dịu, nhạt, chua dịu, chua, (rất chua).

Các chỉ tiêu trên đánh giá theo phương pháp do Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống rau chất lượng cao Đại học Nông nghiệp Hà Nội đưa ra.

- Độ Brix (%): Xác định hàm lượng chất khô hòa tan bằng dụng cụ cầm tay Digital Refractometer

3.6.7. Tình hình nhiễm một số bệnh hại chính.

- Bệnh virus (%) nhận ra hai dạng triệu chứng: + Dạng nặng gồm: xoăn vàng lá, xoăn lùn + Dạng nhẹ gồm: khảm lá, xoăn xanh ngọn

Đánh giá 4 lần. Lần đầu sau khi cây con ra hoa bảy ngày, các lần sau cách nhau 7 ngày.

- Bệnh héo xanh vi khuẩn: tính % số cây bị bệnh

Một phần của tài liệu Đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng và nhiễm bệnh virus trên đồng ruộng của các tổ hợp lai cà chua có triển vọng trong vụ xuân hè và thu đông tại gia lộc hải dương (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)