Đánh giá chung về điềukiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 59 - 64)

VI. ĐẤT DỐC TỤ REGOSOLS 1.955 10,

3.1.3. Đánh giá chung về điềukiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

3.1.3.1. Thuận lợi

+ Có vị trí nằm cách không xa thành phố Bắc Giang và tam giác kinh tế trọng điểm phía bắc Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng, trên địa bàn huyện có 5 tuyến tỉnh lộ chạy qua và tuyến giao thông đường thuỷ trên các sông lớn như sông Thương, hệ thống nông giang sông Cầu chạy qua là điều kiện thuận lợi tạo ra nhiều cơ hội cho huyện trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, kinh tế chính trị và thu hút đầu tư.

+ Khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào tạo lợi thế đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hang hòa, và cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Quỹđất còn khá lớn để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhất là phát triển cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụđô thị, cơ sở hạ tầng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

+ Nguồn lao động dồi dào với trên 78 nghìn lao động trong độ tuổi, nhân dân có truyền thống cần cù, sáng tạo là lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội.

+ Kinh tế luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản).

+ Hạ tầng giao thông phát triển tương đối đồng bộ cả về đường bộ, đường sông tạo được mối liên kết với các huyện, tỉnh khác; hạ tầng về thủy lợi, năng lượng, bưu chính viễn thông,… có tốc độ phát triển khá, kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

3.1.3.2. Khó khăn

+ Hiện tại cảnh quan môi trường đã, đang bị xâm hại do tập quán sản xuất và sinh hoạt của nhân dân cũng cần được quan tâm đầu tư đảm bảo môi trường luôn trong sạch, bền vững.

+Kinh tế phát triển chưa vững chắc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động còn chậm, chưa tạo được đột phá trong phát triển công nghiệp, dịch vụ; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, chưa tương xứng với tiềm năng.

+ Quy mô sản xuất công nghiệp nhỏ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới, thiết bị hiện đại vào sản xuất công nghiệp còn hạn chế, chưa thực sự hình thành được những sản phẩm mũi nhọn, có tính đột phá, cũng như những sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế để tạo nguồn thu cho ngân sách; chưa gắn chặt sản xuất với xuất khẩu; hàng hóa chủ yếu xuất khẩu ở dạng nguyên liệu, giá trị thấp, kiểu dáng quy cách, chất lượng sản phẩm chưa cao.

+ Đầu tư kết cấu hạ tầng còn hạn chếđã làm ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh qui mô lớn và đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

3.1.4.Thc trng phát trin kinh tế - xã hi.

3.1.4.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân khách quan song dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân huyện Tân Yên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

cùng với lợi thế về tiềm năng thiên nhiên, nguồn lực con người, nền kinh tế của huyện đã dần phát triển ổn định đạt bình quân cả giai đoạn (2010- 2014) là 8,92% thấp hơn so với các huyện Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên và mức tăng trưởng chung của tỉnh (10,85%).

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng có nhiều tiến bộ. Trong đó:

+ Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 70,65% năm 2010 xuống còn 47,10% năm 2014.

+ Tỷ trọng ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp- Xây dựng tăng từ 14,57% năm 2010 lên 35,20% năm 2014.

+ Tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ tăng từ 14,78% năm 2010 lên 18,20% năm 2014.

Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và trong từng ngành đã góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện, cải thiện đời sống nhân dân và giữ vững chính trị, quốc phòng an ninh. Trong những năm tới cần đầu tư, đẩy mạnh sự phát triển của các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, mở ra hướng mới trong khai thác dịch vụ du lịch, tăng nhanh tỷ trọng của các ngành này trong cơ cấu kinh tế, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, thủy sản.

Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế huyện Tân Yên năm 2014

3.1.4.2. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Nhận thức được vai trò quan trọng của khu vực kinh tế nông nghiệp trong việc ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế, trong thời gian qua, huyện đã có nhiều chủ trương đầu tư cho các vùng sản xuất trọng điểm, triển khai ứng dụng các tiến bộ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các hành lang cơ chế phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nên ngành nông - lâm nghiệp, thuỷ sản của huyện phát triển khá toàn diện.

a. Ngành sản xuất nông nghiệp

Năm 2014 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 2.520,010 tỷđồng (giá cốđịnh 1994), tăng 1.117,316 tỷđồng so với năm 2010 (1.402,694 tỷđồng).

- Trồng trọt: Thực hiện chương trình sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng hàng hoá giai đoạn 2010 - 2014, huyện đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, đồng thời đã trợ giá giống để đưa một số giống cây con có giá trị, năng suất, chất lượng cao vào sản xuất và tạo ra sản phẩm hàng hoá góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.

Năm 2014 tổng diện tích đất gieo trồng cây hàng năm đạt 22.322 ha, trong đó: Cây lúa 13.798 ha, Ngô 1.721 ha, Lạc 2.445 ha, Rau màu các loại 2.346 ha... Năng suất lúa bình quân năm 2013 là 51,6 tạ/ha, tăng 14% so với năm 2010, đưa tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 76.677 tấn, tăng 5,6% so với năm 2010 và đảm bảo bình quân lương thực có hạt theo đầu người đạt 482 kg, tăng 50 kg so với năm 2010.

Nông nghiệp năm 2014 được mùa, được giá; năng suất, sản lượng lúa tăng; diện tích một số cây trồng chính được duy trì. Diện tích gieo trồng 21.534 ha, đạt 97% kế hoạch. Trong đó, diện tích cây lương thực có hạt là 15.032 ha, sản lượng 78.856 tấn; lúa 13.649 ha bằng 101,9% kế hoạch, năng suất ươc đạt 54,2 tạ/ha, tăng 2,6 tạ/ha so với cùng kỳ, sản lượng 74.011 tấn, tăng 2.804 tấn so với cùng kỳ; diện tích lúa lai đạt 1.400 ha, tăng 600 ha so với năm 2010; lạc 2.574 ha, đạt 103% kế hoạch, bằng 102% so với năm 2013, năng suất đạt 22,4 tạ/ha, sản lượng 5.945 tấn; ngô 1.469 ha, đạt 122% kế hoạch, tăng 12,4% so với cùng kỳ, sản lượng 4.845 tấn; khoai tây 153 ha, đạt 51% kế hoạch, bằng 66,5% so với cùng kỳ, sản lượng 1.989 tấn; rau quả thực phẩm các loại 2.284 ha, đạt 81,6% kế hoạch, bằng 83% so với cùng kỳ.

Cây công nghiệp và rau màu thực phẩm bước đầu được hình thành theo quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá tập trung, từng bước hình thành vùng nguyên liệu gắn sản xuất với các cơ sở chế biến dưa bao tử, cà chua bi, ngô bao tử...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

6.000 tấn, giảm 2.000 tấn so với năm trước song giá bán cao hơn, tiêu thụ thuận lợi. Toàn huyện trồng 145.000 cây phân tán đạt 181% kế hoạch.

- Chăn nuôi: Là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu và tạo nguồn thu nhập cho các hộ nông dân trong huyện. Vật nuôi chủ yếu trên địa bàn huyện là trâu, bò, lợn và gia cầm. Những năm gần đây, với phong trào thực hiện chương trình “nạc hóa” đàn lợn, “Sind” đàn bò, hình thành các hộ chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp nên tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi khá và ổn định cả về số lượng và chất lượng. Bước đầu có sự chuyển dịch về cơ cấu giống theo hướng chất lượng, năng suất, hiệu quả cao, phát triển mạnh đàn lợn, đàn bò. Năm 2014, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng là 243 tấn; thịt bò hơi xuất chuồng là 834 tấn; thịt lợn hơi xuất chuồng là 28.048 tấn; thịt gia cầm giết bán là 3.722 tấn. Tình hình chăn nuôi tại huyện Tân Yên được thể hiện chi tiết qua bảng 3.5.

Bảng 3.5. Tình hình phát triển chăn nuôi qua các năm (2010- 2014)

TT Chỉ tiêu ĐVT Tình hình phát triển qua các năm 2010 2011 2012 2013 2014 1 Đàn trâu Con 5876 5.427 4.736 4.674 4.815 2 Đàn bò Con 27.543 24.407 20.348 17.762 18.652 3 Đàn lợn Con 195.718 210.767 202.724 207.477 209.318 4 Đàn ngựa Con 927 872 650 606 587 5 Đàn gia cầm 1000 con 2.153 2.210 2.197 2.126 2.217 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Yên)

Phát triển mạnh chăn nuôi tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng tích cực. Kết quả mà ngành chăn nuôi đạt được chẳng những nâng cao thu nhập của người nông dân mà còn nâng cao mức sống chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, chăn nuôi trên địa bàn huyện phụ thuộc nhiều vào tình hình phát triển kinh tế nói chung, vào thị trường và các giải pháp kỹ thuật tổ chức sản xuất trong ngành.

b. Ngành lâm nghiệp

Kinh tế lâm nghiệp có bước phát triển ổn định, năm 2014 giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 2,75 tỷđồng (giá cốđịnh 1994). Tuy nhiên, kinh tế rừng trên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 địa bàn huyện còn hạn chế, diện tích rừng trồng có khả năng cho khai thác ít. Năm 2013 đã trồng 140.000 cây phân tán theo dự án 147 và trồng rừng kinh tế tập trung với diện tích 4 ha tại thôn Chấn Sơn, xã Liên Sơn.

c. Ngành thuỷ sản

Nuôi thuỷ sản phát triển nhanh cả về diện tích, quy mô và khả năng thâm canh. Tập trung chuyển dịch vùng đất trũng cấy 01 vụ lúa không ăn chắc sang nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh từ 316 ha năm 2010 lên 898 ha năm 2014; sản lượng thuỷ sản đạt 4.500 tấn, giá trị sản xuất thủy sản đạt 30,20 tỷ đồng (giá cố định 1994). Nhiều mô hình nuôi trồng thuỷ sản được hình thành như nuôi con đặc sản, nuôi cá thâm canh, lúa - cá kết hợp. Chương trình thuỷ sản đã tác động tích cực đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)