Tình hình sản xuất các câytrồng chính

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 72 - 75)

VI. ĐẤT DỐC TỤ REGOSOLS 1.955 10,

3.2.4.Tình hình sản xuất các câytrồng chính

3 Đất chưa sử dụng CSD 1,41 1,

3.2.4.Tình hình sản xuất các câytrồng chính

a. Đối với cây hàng năm

Cây trồng là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất của hệ sinh thái nông nghiệp. Bố trí hệ thống cây trồng hợp lý là chọn loại cây trồng nào để lợi dụng tốt nhất các điều kiện khí hậu và đất đai.Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng, từđó tìm ra những nhược điểm, phát huy lợi thế và có phương hướng phát triển hệ thống cây trồng mới, góp phần xây dựng nền nghiệp bền vững là vấn đề cấp thiết. Luân canh là biện pháp kỹ thuật hoàn chỉnh có tổ chức để hoàn thành mục tiêu sản xuất nông nghiệp ở một vùng, dựa trên cơ sở lợi dụng tốt nhất các điều kiện thiên nhiên và xã hội của vùng. Các chế độ canh tác khác nhau như thuỷ lợi, bón phân, tưới nước, làm đất, diệt trừ cỏ dại... đều dựa vào loại cây trồng, giống cây trồng, trình tự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62

luân canh cây trồng trong hệ thống luân canh mà xây dựng cho hợp lý. Cây trồng của mỗi vùng chịu sự chi phối của nhiều quy luật tự nhiên, tạo nên khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh. Mỗi vùng là một điềukiện sinh thái đặc thù cho một số loại cây đại diện của vùng ấy. Mặt khác mỗi loại cây trồng lại có yêu cầu về sinh thái riêng nên không một loại cây trồng nào có khả năng sử dụng toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên của một vùng nông nghịêp. Bên cạnh các nhân tố sinh thái, hệ thống cây trồng còn chịu ảnh hưởng của tập quán canh tác, khả năng đầu tư và lực lượng sản suất. Hiện trạng hệ thống cây trồng huyện Tân Yên qua các năm 2010 - 2014 được thể hiện như sau:

Bảng 3.9. Thống kê các cây trồng chính tại Tân Yên

Các cây trồng Năm 2010 Năm 2014 DT (ha) NS (tấn/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tấn/ha) SL (tấn) Lúa xuân 6.300 53,4 33.642 6.179 56,4 34.820 Lúa mùa 7.323 48,5 35.517 7.168 45,1 32.314 Ngô 1.721 3,18 5.470 1.606 3,54 5.685 Khoai lang 743 8,59 6.382 726 8,96 6.505 Sắn 263 12,80 3.366 262 13,34 3.495 Lạc 2.445 17,6 4.303 2.655 19,4 5.150 Đậu tương 215 17,4 374 234 18,2 425 Mía 295 38,2 11.278 308 41,0 12.641 Thuốc lá 718 2,3 1.649 296 2,1 630,2 Rau các loại 2.346 135,3 31.741 2.284 137,6 31.427 Đậu các loại 315 9,2 290 376 9,5 357 Dưa hấu 549 27,2 14.932 828 30,2 25.005

(Niên giám thống kê huyện Tân Yên năm 2014; Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Kết quả điều tra Viện Thổ nhưỡng Nông hóa)

Các cây trồng hàng năm chủ yếu của huyện là lúa, ngô, lạc, khoai lang, khoai tây, đỗ tương và các loại rau, đậu. Trong 4 năm qua, diện tích hầu hết các loại cây trồng trên địa bàn huyện đều có xu hướng giảm, do chuyển mục đích sử dụng sang

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63

phát triển các khu công nghiệp và các mục đích khác. Trong cơ cấu các loại cây trồng, cây lúa vẫn là cây giữ vai trò chủđạo và có diện tích gieo trồng cao nhất với 13.623 ha (năm 2010). Diện tích trồng lúa có xu hướng giảm và dần đi vào ổn đinh, tuy nhiên năng suất lúa tăng dần. Lạc có diện tích lớn thứ hai trong cơ cấu diện tích các cây trồng. Diện tích này có xu hướng giảm dần. Lạc là cây trồng có diện tích lớn thứ ba. Qua bảng số liệu có thể thấy qua 4 năm diện tích lạc của Tân Yên tương đối ổn định. Đó là do cây lạc vừa là cây trồng có khả năng chịu hạn tốt, phù hợp với chân đất bạc mầu có diện tích lớn nhất của Tân Yên, trong những năm khô hạn một phần diện tích trồng lúa phụ thuộc vào nước trời phải chuyển sang trồng lạc. Ngoài ra lạc còn là cây trồng cải tạo đất tốt và có giá trị kinh tế cao.

Mía là cây trồng có diện tích nhỏ nhất trong cơ cấu cây trồng nhưng đang có xu hướng tăng dần, với tốc độ tăng bình quân 0,24%/ năm. Trong những năm tới, diện tích này sẽ tiếp tục tăng, do giá mía cao, tiêu thụ dễ. Các loại cây trồng khác, như khoai lang, đậu tương... đều có xu hướng tăng về diện tích, nhất là cây đậu tương.

b. Đối với cây ăn quả

Tổng diện tích cây ăn quả năm 2014 đạt 1.542,52 ha tăng 18,08 ha so với diện tích trồng năm 2010 là 1.524,44 ha. Trong đó: 850 ha vải thiều, 125 ha nhãn, 312 ha hồng, 162ha cam, quýt; và các cây ăn quả khác. Tổng sản lượng quả tươi ước đạt 78,534 tấn tăng 42,116 tấn so với năm 2010.

Cây vải sớm là cây ăn quả thế mạnh của huyện Tân Yên với diện tích 850 ha. Sản lượng vải thiều hàng năm dao động từ 15.000- 20.000 tấn cho giá trị thu nhập từ 50-70 tỷ đồng. Cây vải sớm được trồng chủ yếu ở các xã: Phúc Hòa, Hợp Đức, Liên Sơn, Tân Trung.

Cây ăn quả hàng hóa khác: Hồng phân bố tập trung ở các xã tiểu vùng 2 như Lan Giới, Cao Xá, Quế Nham, Nhã Nam; cây có múi mới được đưa vào trồng chủ yếu là cam Canh và bưởi Diễn tập trung nhiều ở các xã Ngọc Vân, Việt Ngọc, Song Vân; cây Nhãn tập trung nhiều ở xã Phúc Hòa, Liên Sơn, Việt Ngọc.

Trong 3 loại cây ăn quả là vải, nhãn, hồng ( là những loại cây ăn quả có diện tích lớn và ổn định) thì cây vải vẫn là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất với giá trị sản xuất cao ( trung bình 72,4 triệu/ha/năm), 47,2 triệu đồng thu nhập hỗn hợp,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64

giá trị ngày công 123 nghìn đồng và hiệu quả đồng vốn là 2,04 lần. Với 500 ha vải canh tác theo quy trình VietGAP hiệu quả kinh tế cao hơn so với canh tác truyền thống từ 1,3-1,5 lần. Trong 2 cây ăn quả còn lại là nhãn, hồng thì cây hồng có hiệu quả kinh tế hơn so với nhãn,vì thế người dân lựa chọn trồng hồng nhiều hơn nhãn. Cây có múi mới được trồng trên địa bàn huyện vài năm gần đây cũng cho hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần nâng cao thu nhập cho nhiều nông hộ.

c. Đối với sản xuất lâm nghiệp

Tân Yên có diện tích đất lâm nghiệp 1.178,68 ha chủ yếu là đất rừng sản xuất, chiếm 5,68 % tổng diện tích đất tự nhiên, chủ yếu tập trung vào vùng 1. Nhưng do quá trình khai thác nhiều năm tài nguyên rừng đã cạn kiệt. Gia trị sản xuất lâm nghiệp năm 2013 chỉ chiếm 2,67 % tỷ trọng ngành Nông- lâm- thủy sản. Rừng trồng chủ yếu là keo nguyên liệu giấy và keo lấy gỗ, tập trung chủ yếu ở các xã vùng cao. Trồng keo nguyên liệu giấy mang lại hiệu quả kinh tế kém hơn trồng keo lấy gỗ nhưng người dân vẫn lựa chọn trồng keo bán làm nguyên liệu giấy chủ yếu do thời gian thu hồi vốn nhanh, hợp với điều kiện kinh tế hạn hẹp của người dân địa phương.

Hiện nay, trên địa bàn huyện còn khoảng 331,41 ha đất chưa sử dụng và đất lâm nghiệp nhưng chưa trồng rừng. Trong giai đoạn tới, cần tăng cường phủ xanh diện tích đất này bằng trồng rừng để duy trì được môi trường sinh thái bền vững và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ.

Những hạn chế trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp là tuy đã có bước phát triển nhưng chưa đủ mạnh, chủ yếu ở những vùng có dự án hỗ trợ, chưa tận dụng được hết tiềm năng sẵn có của địa phương. Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế lâm nghiệp chủ yếu thực hiện ở khâu “ đầu vào”; các cơ sở công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh có quy mô nhỏ, hoạt động kém hiệu quả, lâm sản tiêu thụ chủ yếu ở dạng thô nên chưa nâng cao giá trị lâm sản, khó khăn tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 72 - 75)