VI. ĐẤT DỐC TỤ REGOSOLS 1.955 10,
10 Khoai lang Đậu tương Bắp cả iM H HH 11 Lạc xuân Khoai lang Ngô đông L H L L
3.4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
3.4.3.1. Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Cải tạo các công trình tưới tiêu hiện có, đồng thời xây dựng mới các công trình tưới, tiêu cục bộđảm bảo tưới tiêu chủđộng cho toàn bộ diện tích canh tác lúa, màu của huyện.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, phấn đấu đến năm 2015 toàn bộ các kênh tưới tiêu, kênh nội đồng được kiên cố hoá.
Tiếp tục đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá là cầu nối giữa các thị trấn, thị tứ các khu dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu giữa các xã, các vùng sản xuất với nhau trong huyện.
Hoàn chỉnh các tuyến giao thông phục vụ vận chuyển vật tư sản xuất, sản phẩm thu hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, phấn đấu tới.
3.4.3.2. Giải pháp khoa học kỹ thuật
Đẩy nhanh quá trình nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Tập trung nghiên cứu tạo giống tốt đối với các loại cây con chủ lực để cung cấp cho sản xuất như các giống lúa mới năng suất cao, chè, bưởi, đỗ tương... ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, làm hạt nhân để phổ biến cho nông dân ứng dụng.
Tăng cường củng cố hệ thống khuyến nông, khuyến lâm đến cơ sở, cải tiến phương thức khuyến nông theo ngành hàng, xúc tiến hơn nữa công tác đào tạo nông dân cả về kỹ thuật sản xuất và quản lý kinh doanh, cụ thể là: Duy trì hoạt động có hiệu quả hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Xây dựng các mô hình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 93
trình diễn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng đến từng hộ nông dân. Đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ng phải có trình độ chuyên môn và năng lực công tác mới đảm nhiệm được trọng trách tư vấn kỹ thuật giúp các cơ sở sản xuất và các hộ gia đình thực hiện tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và đào tạo nhân lực cho hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư hoạt động có hiệu quả.
Phát triển kỹ thuật canh tác theo các mô hình khoa học trên đất dốc
Với đặc thù miền núi vùng cao, chủ yếu là canh tác trên đất dốc, vì vậy việc hướng dẫn nhân dân canh tác theo phương pháp nông lâm kết hợp (băng chắn đá, hoặc cây phân xanh....) là việc làm hết sức cần thiết.
Với độ dốc lớn thì việc xói mòn, rửa trôi đất diễn ra khá phổ biến, nhất là vào mùa mưa lũ, nó làm cho đất mất đi khả năng sản xuất. Vì vậy, việc xây dựng và mở rộng mô hình nông lâm kết hợp hay canh tác theo đường đồng mức, thiết lập các băng chắn bằng các cây trồng, bằng đá... có tác dụng cải tạo đất, giữ đất nhằm giảm tốc độ dòng chảy, chống xói mòn, tăng thời gian thấm sâu, cải thiện độ phì nhiêu của đất, tránh hiện tượng sạt lởđất là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng để nâng cao năng suất cây trồng, góp phần cải thiện môi trường sinh thái.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 94