Những nghiêncứu ở huyện Tân Yên và tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 41 - 45)

Sản xuất và phát triển kinh tế xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về mặt vật chất, tinh thần của toàn xã hội. Khi nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất. Ngày nay, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên trong sản xuất để đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp bền vững cũng là xu thế tất yếu đối với các quốc gia, các vùng... Vì vậy, đất đai hay bất cứ nguồn lực nào cũng cần được sử dụng một cách hiệu quả, đầy đủ và hợp lý. Trên thực tế, Đảng và Nhà nước ta cũng có ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp ở nông thôn.

Theo số liêụ Tổng cục thống kê (2014), năm 2013, Bắc Giang có 129,6 nghìn hecta đất sản xuất nông nghiệp (chiếm 33,6% DTTN), đất lâm nghiệp có diện tích 140,3 nghìn hecta (chiếm 36,44 % DTTN(, còn lại là sử dụng vào mục đích khác và đất chưa sử dụng. Những năm qua sử dụng đất của tỉnh Bắc Giang chuyển đổi chủ yếu hướng tới sản xuất hàng hóa, những cây trồng vật nuôi mới được đưa vào sản xuất trên cơ sở phát huy lợi thế điều kiện tự nhiên nhất là đất đai khí hậu của tỉnh như cây ăn quả, rau màu, gia súc gia cầm, những sản phẩm đã trở thành thương hiệu có tiếng cả nước như vải thiều Lục Ngạn, Lục Nam, gà đồi Yên Thế... Hướng vào những chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là về phát triển nông nghiệp hàng hóa và bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, đã có những nghiên cứu tập trung vào thế mạnh và điều kiện tự nhiên đặc biệt là tài nguyên đất đai cho sự phát triển nông nghiệp. Có thể nêu một số dẫn chứng:

- Nguyễn Văn Hùng (2003) đã tiến hành nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác thích hợp trên cơ sởđánh giá tài nguyên đất ở huyện Lục Nam, kết quả đã xây dựng được những mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả cao.

- Lê Mạnh Sơn (2004) đã có đề tài nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất một số biện pháp sử dụng đất thích hợp ở huyện Hiệp Hòa. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, diện tích đất nông nghiệp ngày càng được mở rộng, năng suất cây trồng tăng lên, các loại hình sử dụng đất được áp dụng tại nông trường hiện nay phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái được cải thiện tốt hơn. Tác giả cũng đã đưa ra được loại cây trọng điểm của nông trường, đó là cây mía, cây lạc và một số cây ăn quả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

có thế mạnh để phát triển thành những vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung đối với một số cây trồng như lạc ở các huyện Lục Nam, Yên Thế, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Tân Yên, Việt Yên với quy mô vùng chuyên canh khoảng 11,6 nghìn hecta. Vùng vải tập trung ở Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên, Yên Thế với quy mô 28,7 nghìn hecta; vùng na ở Lục Nam với quy mô 2,5 nghìn hecta.

Qua nghiên cứu điều kiện tự nhiên, hiệu quả kinh tế và tìm hiểu nhu cầu thị trường, năm 2010 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất tiên tiến theo hướng VietGAP cho cây bưởi Diễn quy mô nông hộ tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang” với diện tích 20ha trong đó 19ha thâm canh và 1ha trồng mới tại xã Lương Phong với tổng kinh phí thực hiện đề tài 858 triệu đồng, được thực hiện trong 18 tháng với các mục tiêu cụ thể nhưđánh giá hiện trạng sản xuất, kinh tế - xã hội vùng sản xuất bưởi Hiệp Hòa trong canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP; xây dựng hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, thâm canh cây bưởi Diễn; đề xuất giải pháp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bưởi đồng thời xây dựng một mô hình sản xuất tiên tiến theo hướng VietGAP cho cây bưởi Diễn quy mô nông hộ (Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bắc Giang, 2013).

Tại Tân Yên, nông nghiệp huyện Tân Yên có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của huyện theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông thôn. Nền nông nghiệp của huyện trong những năm qua, nhất là thời kỳ đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện năm 2014 đạt 2.520,010 tỷ đồng, trong đó trồng trọt đạt 1.012,047 tỷ đồng, chăn nuôi đạt 1.442,697 tỷđồng và dịch vụ nông nghiệp đạt 65,266 tỷđồng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã bắt đầu có sự chuyển biến theo hướng tích cực. Ngành nông nghiệp đã giải quyết được căn bản lương thực cho nhu cầu tiêu dùng trong huyện và một phần cung cấp cho thị trường, lương thực bình quân đầu người năm 2014 đạt 482 kg/người/năm. Tỷ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả, các loại cây hoa, các loại cây cảnh hàng hóa đã bắt đầu có sự chuyển biến tích cực. Chăn nuôi phát triển đồng đều và có tốc độ cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 đai, lao động và tài nguyên khá dồi dào. Tuy nhiên, từ trước tới nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào có quy mô lớn và có ý nghĩa thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết nhằm phát triển nhanh hơn và bền vững hơn nền kinh tế nông nghiệp của huyện.Vì vậy, Tân Yên cần phải nghiên cứu và triển khai có hiệu quả các giải pháp đất đai phù hợp, thiết thực với điều kiện có thể của huyện, nhằm nâng cao hiệu quả trước mắt và lâu dài.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

Chương 2

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)