Sử dụng bền vững đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 32 - 35)

Báo cáo của Viện Tài nguyên Thế giới cho thấy gần 20% diện tích đất đai Châu Á bị suy thoái do những hoạt động của con người. Hoạt động sản xuất nông nghiệp là một nguyên nhân không nhỏ làm suy thoái đất thông qua quá trình thâm canh tăng vụ đã phá hủy cấu trúc đất, xói mòn và suy kiệt dinh dưỡng (ESCAp/FAO/UNIDO, 1993)...

Con người và hoạt động sản xuất là những nguyên nhân chính gây nên thoái hóa đất trên thế giới. Diện tích đất bị thoái hóa theo các nguyên nhân khác nhau đã được Oldeman thống kê và được thể hiện chi tiết trong bảng 1.1.

Bảng 1.1. Diện tích đất thoái hóa do tác động của con người

Đơn vị tính: triệu ha Khu vực Chặt phá Rừng Chăn thả quá mức Quản lý quá mức Khai thac quá mức Hoạt động công nghiệp Châu Phi 67 243 121 63 - Châu Á 298 197 204 46 1 Châu Mỹ 100 68 64 12 - Bắc Mỹ 18 38 91 11 1 Châu Âu 84 50 64 1 21 Châu Úc 12 83 8 - - Tổng 579 679 552 133 23

Nguồn: Oldeman et al. (1992)

Nhu cầu lương thực thực phẩm ngày càng tăng nên việc nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi đòi hỏi đặt ra khi sử dụng đất, nhất là hiện nay khi quỹđất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Biện pháp canh tác chủ yếu dựa vào tự nhiên trước đây thay bằng việc thâm canh, tăng vụ, sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn công nghiệp... Nhờ đó, có thể làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp. Nhưng việc sử dụng những yếu tố đầu vào

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

không hợp lý, sẽ gây nên hiệu ứng tiêu cực, ảnh hưởng đến chất lượng đất và môi trường bị xuống cấp.

Nếu trong quá trình phát triển nông nghiệp, con người lạm dụng các nguồn lực vềđất đai, nước và các nguyên liệu để tăng năng suất trong nông nghiệp, thì kết quả tất yếu sẽ làm cho chất lượng của các nguồn lực tự nhiên giảm xuống. Không ít quốc gia đã thúc đẩy sản xuất tới mức nếu cứ tiếp tục duy trì các biện pháp chăn nuôi và canh tác như hiện nay, thì có thể sẽ xuất hiện trạng thái không thể tiếp tục tăng cường được nữa. Điều đó đòi hỏi các quốc gia phải tính đến việc lựa chọn một mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng bảo tồn được môi trường, nghĩa là việc tiếp tục tăng trưởng các hoạt động sản xuất nông nghiệp không dẫn tới giảm năng suất trong tương lai gần (Chu Tiến Quang và Lê Xuân Đình, 2007).

Theo Nguyễn Vi (1998), chiến lược phát triển nông nghiệp không thể tách rời chiến lược đất đai và môi trường và “sử dụng đất hợp lý, bảo vệ bồi dưỡng đất và bảo vệ môi trường” thực sự phải là bộ phận hợp thành của chiến lược nông nghiệp ở nước ta.

Theo WCED (1987), khái niệm “sử dụng bền vững tài nguyên” chỉ có thể áp dụng đối với nguồn tài nguyên tái tạo được (nhưđất đai) nghĩa là phải có cách sử dụng để cho nguồn tài nguyên đó còn khả năng tái tạo được.

Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ giữa người và đất đai. Theo Lal and Miller (1993), con người cần phải sử dụng đất khoa học và hợp lý. Trong sử dụng đất, vai trò quản lý tài nguyên đất bền vững có nghĩa là duy trì sức sản xuất cao trên mỗi đơn vị diện tích trên một cơ sở liên tục, với sự tăng cường chất lượng của sử dụng đất bền vững là: Sử dụng các tài nguyên đất đai trên một cơ sở dài hạn; Đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không hủy hoại tiềm năng tương lai; Tăng cường sản xuất trên đầu người; Duy trì/tăng cường chất lượng môi trường; phục hồi sức sản xuất và khả năng điều hòa môi trường của các hệ sinh thái bị suy thoái và nghèo nàn (dẫn theo Hoàng Hữu Cải, 2008)

Theo Đào Lệ Hằng (2008), phát triển nông nghiệp bền vững phải đi liền với sử dụng bền vững đất nông nghiệp. Nông nghiệp bền vững là bảo vệ môi trường, tạo dựng môi trường trong lành và sử dụng một cách hợp lý tài nguyên thiên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

nhiên, không làm hủy diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trường.

Mục tiêu chính của một hệ thống sử dụng đất bền vững là duy trì một sức sản xuất ở mức cao, duy trì hay cải thiện các thuộc tính môi trường và thẩm mỹ cảnh quan, và tăng cường chất lượng đất.

Chất lượng đất nói đến khả năng của đất trong việc sản xuất sản phẩm và dịch vụ kinh tế, và duy trì các tiêu chuẩn chấp nhận được của chất lượng môi trường cùng các chắc năng trong phạm vi các tiềm năng và hạn chế của hệ sinh thái. Chất lượng đất phụ thuộc vào một loạt các tính chất và tiến trình của đất. Tính chất của đất quan trọng đối với chất lượng của nó là cấu trúc của đất, hàm lượng chất hữu cơ của đất, nước hữu dụng cho thực vật và dự trữ dưỡng liệu, sự thoáng khí, và vận tốc và cường độ chu chuyển và biến đổi dưỡng liệu. Sự hư hỏng chất lượng đất ảnh hưởng lên các tiến trình hỗ trợ sự sống của đất.

Theo nghiên cứu của Cho (2003), ở Viện canh tác tự nhiên Janong Hàn Quốc, canh tác tự nhiên và hữu cơ là xu hướng của sản xuất nông nghiệp bền vững. Phương pháp canh tác này đều thể hiện ở các mặt năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành hạ và thân thiện môi trường.

Dưới góc độ khoa học- công nghệ và môi trường, khai thác, sử dụng đất và nước phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững là vấn đề có ý nghĩa chiến lược và quan trọng nhất. Các mô hình xây dựng phát triển bền vững của vùng hướng vào việc bảo vệ môi trường như chống phá rừng bừa bãi; thực hiện định canh định cư; cải tạo và bảo vệ đất, chống xói mòn đất, phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ rừng đầu nguồn, cảnh quan sinh thái, đa dạng sinh học; bảo vệ nguồn nước...(Nguyễn Trọng Thu, 1999).

Theo Vũ Năng Dũng và Nguyễn Hoàng Đan (1996), khả năng ổn định và bền vững tương đối của các loại sử dụng đất được xem xét ở các phương diện: tác động đến môi trường (cả tác động tích cực và tiêu cực), khả năng cải thiện, phát triển của từng loại sử dụng đất; loại sử dụng đất có hiệu quả kinh tế.

Theo Smyth and Dumanski (1993) sử dụng đất bền vững được xác định theo 5 nguyên tắc:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

- Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất (an toàn).

- Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sự thoái hóa chất lượng đất và nước (bảo vệ).

- Khả thi về mặt kinh tế (tính khả thi). - Được xã hội chấp nhận (sự chấp nhận).

Năm nguyên tắc nêu trên được coi là kim chỉ nam của sử dụng đất đai bền vững và là những mục tiêu cần phải đạt được. Nếu thực tế diễn ra đồng bộ so với các mục tiêu mà không phải là tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận.

Từ những luận giải trên có thểđi đến khái niệm tổng quát “Sử dụng bền vững đất nông nghiệp là phạm trù phản ánh hiệu quả tổng hợp 3 phương diện kinh tế, xã hội và môi trường trong hiện tại vẫn duy trì và hướng cải thiện trong tương lai”.

Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, trong đại hội Đảng lần thứ XI (năm 2011) vấn đề “Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững” đã được đề cập vào thảo luận. Sử dụng đất nông nghiệp vùng trung du miền núi phía bắc được nhấn mạnh phát triển theo hướng sản xuất lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, bảo vệ và phát triển rừng... “Phát triển khoa học và công nghệ là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững”. Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi nói chung và phát triển nông nghiệp miền núi nói riêng.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 32 - 35)