Các quan điểm và nguyên tắc về sử dụng đất bền vững

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 26 - 29)

1.2.1.1. Quan điểm về phát triển bền vững a) Quan điểm toàn cầu về phát triển bền vững

Tuyên bố Stockholm về Môi trường con người: “Bảo vệ và cải thiện môi trường con người cho các thế hệ hôm nay và mai sau đó trở thành mục tiêu cấp bách của nhân loại. Mục tiêu mà chúng ta mưu cầu phải phù hợp, hài hòa với những mục tiêu và phát triển kinh tế, xã hội trên toàn thế giới” (Hội nghị LHQ về Môi trường con người Stockholm, Thụy Điển,6-16/6/1972);

Tuyên bố Rio về môi trường và phát triển “Con người là trung tâm của những mối quan hệ về sự phát triển lâu dài. Con người cứ quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích và lành mạnh hài hòa với thiên nhiên…để thực hiện phát triển bền vững, bảo vệ môi trường nhất thiết sẽ là một bộ phận cấu thành của Quá trình phát triển và không thể xem xét, tách rời Quá trình đó” (Hội nghị LHQ về Môi trường và Phát triển Rio de Janeiro, Brazil 3-4/6/1992).

Tuyên bố Johannesburg về Phát triển bền vững: “ Nhận thức rằng nhân loại đang đứng trước bước ngoặt lịch sử, chúng tôi đã thống nhất cùng quyết tâm, nỗ lực một cách tích cực nhu cầu về việc cần cứ một kế hoạch rõ ràng và khả thi để xóa bỏ nghèo khó và phát triển con người…chúng tôi cũng nhận rằng xóa bỏ nghèo khó, thay đổi các mẫu hình sản xuất và tiêu thụ, bảo vệ và quản lý tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế, xã hội là những mục đích có tính bao quát và là những yêu cầu thiết yếu để phát triển bền vững” (Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững Johannesburrg, Nam Phi, 26/8- 4/9/ 2002).

(Kế hoạch thực hiện Johannesburg): Hoạt động của con người ngày càng có nhiều tác động đến tính thống nhất của các hệ sinh Thái cung cấp các nguồn tài nguyên căn bản, dịch vụ cho phúc lợi và các hoạt động kinh tế của con người. Quản lý cơ sở tài nguyên thiên nhiên theo phương thức bền vững và tổng hợp là quan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16

trọng đối với sự phát triển bền vững. Về khía cạnh này, đểđảo ngược xu thế hiện tại càng sớm càng tốt về sự suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thì cần thiết phải thực hiện các chiến lược bao gồm các mục tiêu đó được thông qua ở cấp quốc gia, và cứ thểở cấp khu vực để bảo vệ các hệ sinh thái và đạt được sự quản lý tổng hợp về đất đai, nước và các nguồn tài nguyên sống đồng thời tăng cường năng lực ở cấp địa phương, quốc gia và khu vực…

b) Quan điểm quốc gia của Việt Nam về phát triển bền vững

- Năm 1992 Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam do Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh dẫn đầu tham gia Hội nghị LHQ về Môi trường và Phát triển Rio de Janeiro, Brazil 3-4/6/1992, ký các văn kiện và công ước chính về Môi trường đó Thông qua tại Hội nghị;

- Năm 1993 Luật Bảo vệ Môi trường, ban hành theo Nghị quyết Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam khóa IX ngày 27/12/1993

- Năm 2002 Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam do Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm dẫn đầu tham gia Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững Johannesburrg, Nam Phi, 26/8- 4/9/ 2002, ký các văn kiện và công ước chính về Môi trường và Phát triển bền vững đó Thông qua tại Hội nghị;

- Năm 2003 Quyết định số 256/2003/QĐ/TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2013 và định hướng đến năm 2020 ở Việt Nam.

- Năm 2004 Quyết định 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).

Theo Quyết định 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ: “ Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam là một chiến lược khung, bao gồm những vấn đềđịnh hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện, đồng thời thể hiện sự cam kết của Việt Nam với quốc tế”

- Năm 2005 Luật bảo vệ Môi trường, ban hành theo Nghị quyết Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI Kỳ họp thứ 8 từ 18/10 đến 29/11/2005 (Nguyễn Đình Bồng, 09.2008).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17

1.2.1.2. Các quan điểm sử dụng đất bền vững.

Nhận thức đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, trong khi đó nhu cầu của con người lấy từđất lại ngày càng tăng, mặt khác đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do bị trưng dụng sang mục đích khác. Vì vậy sử dụng đất nông nghiệp cần quán triệt các quan điểm như sau:

+ Một nền nông nghiệp phát triển bền vững phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: tốt về môi trường sinh thái, có hiệu quả kinh tế, phù hợp với nhu cầu xã hội và truyền thống văn hoá; cho phép áp dụng công nghệ thích hợp; đem lại lợi ích và sự phát triển chung cho toàn thể cộng đồng, trước mắt và lâu dài. Sản xuất nông nghiệp bền vững gắn chặt với sử dụng đất nông nghiệp bền vững, hiệu quả.

+ Sử dụng đất bền vững quan hệđến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, hiện tại và tương lai, làm giảm suy thoái đất và nước đến mức tối thiểu, giảm chi phí sản xuất bằng cách sử dụng thông minh các nguồn tài nguyên bên trong và áp dụng hệ thống quản lý phù hợp. Sử dụng đất bền vững trong nông nghiệp liên quan trực tiếp đến các hệ thống canh tác cụ thể nhằm duy trì và nâng cao thu nhập, đồng thời bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy phát triển nông thôn, hiện tại và tương lai.

+ Sử dụng đất nông nghiệp với múc đích nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu, trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu tới môi trường;

1.2.1.3 Các nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp bền vững

Sử dụng đất nông nghiệp hợp lý theo hướng tập trung chuyên môn hoá, sản xuất hàng hoá theo hướng ngành hàng, nhóm sản phẩm, thực hiện thâm canh toàn diện và liên tục. Thâm canh là một biện pháp sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu, tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước mắt và lâu dài. Thâm canh cây trồng, vật nuôi vừa để đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp vừa đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp ổn định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18

vị diện tích cao. Nâng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực hiện đa dạng hoá hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái và bảo vệ môi trường. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cũng gắn liền với chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất và quá trình tập trung ruộng đất nhằm giải phóng bớt lao động sang các hoạt động phi nông nghiệp khác. Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về khoa học kĩ thuật, đất đai, lao động qua liên kết trao đổi để phát triển cây trồng, vật nuôi có tỉ suất cao, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu.

Sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, hiệu quả trên cơ sở sử dụng bền vững phải quan tâm tới ba hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường. Về hiệu quả kinh tế, là với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội. Về hiệu quả xã hội, tạo được công ăn việc làm cho lao động, xoá đói giảm nghèo, định canh, định cư, cân bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân. Về hiệu quả môi trường, đảm bảo được lợi ích hiệu quả mà không ảnh hưởng xấu tới tài nguyên đất và môi trường sinh thái. Ngăn ngừa suy thoái, khắc phục vụ nhiễm và bảo tồn được đa dạng sinh học. Trong Quá trình sử dụng đất nông nghiệp cần phải chú trọng tới cả ba hiệu quả trên.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 26 - 29)