Tiểu vùng đồng bằng, đồi núi thấp (TV 2)

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 53 - 58)

Vùng 2: gồm 11 xã: Cao Xá, Hợp Đức, Quế Nham. Liên Sơn, Lan Giới, Liên Chung, Tân Trung, Ngọc Lý, Đại Hóa, Cao Thượng, Nhã Nam và 2 thị trấn là Cao Thượng, Nhã Nam. Vùng này có diện tích đất tự nhiên là 9.875,48 ha, độ dốc thấp, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày. Cơ cấu diện tích tự nhiên và diện tích đất noong nghiệp của TV1 được thể hiện qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Các xã tiểu vùng 2 Tên xã Diện tích đất tự nhiên ha Diện tích đất nông nghiệp Din tích ha T l % Cao Xá 1.511,41 853,05 56,44 Hợp Đức 925,20 499,99 54,04 Quế Nham 1.042,40 715,57 68,65 Liên Sơn 766,98 554,74 72,33 Lan Giới 532,16 374,72 70,41 Liên Chung 1.207,90 743,13 61,52 Tân Trung 979,62 673,67 68,77 Ngọc Lý 914,31 750,81 82,12 Đại Hóa 501,19 329,27 65,70 Cao Thượng 687,36 500,21 72,77 Nhã Nam 430,90 300,83 69,81 TT. Nhã Nam 127,16 81,69 64,24 TT.CaoThượng 248,89 125,84 50,56 Tổng 9.875,48 6.437,31

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

3.1.1.3. Khí hậu

Các yếu tố khí hậu: nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, lượng bốc hơi, độ ẩm không khí… có tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, sản xuất nông nghiệp nhưng con người hầu như không kiểm soát được. Nếu các yếu tố khí hậu thích hợp với cây trồng thì thuận lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, cây trồng sẽ cho năng suất cao, chất lượng tốt. Ngược lại, các yếu tố khí hậu không thuận lợi, cây trồng sinh trưởng, phát triển kém, cho năng suất thấp, chất lượng kém, có khi không cho thu hoạch. Do vậy, nghiên cứu điều kiện khí hậu giúp cho việc bố trí cây trồng, cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm khai thác một cách hiệu quả các nguồn lợi tự nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất. Nhìn chung khí hậu của huyện Tân Yên thuận lợi choviệc phát triển nông nghiệp trên cơ sởđa dạng các loại cây trồng phục vụ cho thị trường trong nước và bước đầu đã phục vụ công nghiệp chế biến xuất khẩu. Một số yếu tồ khí hậu nông nghiệp được trình bày ở bảng 3.3

Bảng 3.3. Các yếu tố khí hậu vùng Bắc Giang- Tân Yên giai đoạn 2010 - 2015

Năm Nhiệt độ trung bình ngày Thời gian chiếu sáng Lượng mưa Lượng bốc hơi Độẩm không khí 2010 16,0 62,7 29,4 68,5 76,4 2011 18,7 53,6 22,4 55,6 81,3 2012 20,7 39,0 49,8 44,6 85,4 2013 24,0 78,3 68,3 51,1 85,0 2014 26,7 150,2 175,4 65,3 83,5 2015 30,4 155,4 218,5 78,0 82,6 Trung bình 24,0 118,1 118,3 68,6 81,7

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Tân Yên 2014)

Huyện Tân Yên nằm trong vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ nên chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa (có 2 mùa rõ rệt, chịu chi phối của gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam). Gió mùa đông bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, đây là điều kiện thuận lợi phát triển các loại cây trồng có nguồn gốc ôn đới. Gió mùa đông nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9, mang theo hơi ẩm và mưa rào, phù hợp để phát triển các loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

- Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình trong năm là 24,0 0C, tổng nhiệt độ cả năm đạt khoảng 8800 0C. Nhiệt độ cao trong các tháng 6, 7, 8 (cao nhất tháng 7, nhiệt độ trung bình ngày đạt 29,4 0C). Nhiệt độ thấp trong các tháng 12, 1, 2 (thấp nhất tháng 1, nhiệt độ trung bình ngày 16,1 0C). Với chế độ nhiệt như trên có thể trồng 3 vụ cây ngắn ngày trong năm (2 vụ cây ưa nóng, 1 vụ cây ưa lạnh).

- Chế độ ánh sáng: tổng số thời gian chiếu sáng trung bình trong các năm (2010 - 2014) là 1413,5 giờ/năm, bình quân 117,8 giờ, thời gian chiếu sáng thấp nhất trong năm là tháng 3 (38,1 giờ) tháng 5, 6, 7, 8, 9 có thời gian chiếu sáng cao trong năm (tháng 7 đạt 182,6 giờ). Cường độ ánh sáng, thời gian chiếu sáng tỷ lệ thuận với nhiệt độ. Lựa chọn cây trồng ưa ánh sáng mạnh, có nguồn gốc nhiệt đới gieo trồng từ tháng 2 đến tháng 10 trong năm, các cây thích nghi với thời gian chiếu sáng ít, có nguồn gốc ôn đới gieo trồng từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

- Chế độ mưa: Nước là yếu tố thiết yếu trong cơ thể, là dung môi cho mọi quá trình trao đổi chất xảy ra trong cơ thể sinh vật. Chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên: bốc hơi, ngưng kết và mưa. Mưa là yếu tố biến đổi mạnh nhất, có ảnh hưởng đến chếđộ bức xạ mặt trời, nhiệt độ, độ ẩm không khí và bốc hơi nước. Mưa cung cấp phần lớn lượng nước cho cây trồng. Ngoài việc quan tâm đến tổng lượng mưa, cần chú ý đến quy luật phân bố lượng mưa của các tháng trong năm để sử dụng hợp lý trong sản xuất.

Tân Yên có tổng lượng mưa trong năm 1416,6 mm, lượng mưa trung bình trong tháng là 118,1 mm, lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm và phân chia thành 2 mùa: mùa mưa và mùa khô: Mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, lượng mưa chiếm trên 80% lượng mưa cả năm (lượng mưa đạt 1152,9 mm) với lượng mưa này phù hợp với nhiều loại cây trồng nhiệt đới. Tháng 7, 8 có lượng mưa cao trong năm (tháng 8 lượng mưa là 268,2 mm) thường có các trậm mưa lớn, mưa bão có thể gây lên ngập, úng cho cây trồng.

Mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm dưới 20% lượng mưa cả năm (tổng lượng mưa 263,7 mm) tháng 12, 1 có lượng mưa thấp trong năm (thấp nhất là tháng 12 tổng lượng mưa 13,0 mm). Trong các tháng mùa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

khô bị hạn, không đủ cung cấp cho câytrồng cho cây trồng. Để khắc phục những khó khăn trên cần: xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ cho tưới, tiêu: tiêu nước trong mùa mưa, tưới nước trong mùa khô; xác định được nhu cầu nước của từng loại cây trồng để bố trí cây trồng hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất trồng trọt.

- Lượng nước bốc hơi: tổng lượng nước bốc hơi trungbình trong năm từ năm 2007 - 2010 là 822,1 mm, bình quân giữa các tháng trong năm là 68,5 mm. Các tháng có lượng nước bốc hơi cao là tháng 6,7, 9, 10, 11 (trên 100 mm) các tháng có lượng nước bốc hơi tương đương lượng mưa là tháng 3, đây là các tháng thời tiết âm u, thời gian chiếu sáng ít. Căn cứ vào lượng mưa, lượng nước bốc hơi nhận thấy tháng 1, 2 và tháng 12 là các tháng khô hạn nhất trong năm.

- Ẩm độ không khí: độ ẩm không khí là một trong những đặc trưng của thời tiết khí hậu, liên quan đến lượng mưa, ảnh hưởng đến bức xạ mặt trời. ẩm độ không khí giữ vai trò cân bằng các hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây trồng, có ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại. Ẩm độ không khí trung bình giữa các tháng trong năm huyện Tân Yên là 81,8%, tháng 3, 8 có độẩm cao nhất trong năm 85,2% và 86,2%, các tháng 11, 12, 1 có độẩm thấp, thời tiết khô hanh (tháng 11 độ ẩm không khí thấp nhất trong năm 75,6%).

Nhìn chung khí hậu, thời tiết huyện Tân Yên mang những nét đặc trưng của vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ có nhiều thuận lợi và có những khó khăn cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Khí hậu, thời tiết có tính biến động cao nên tạo cho vùng có nhiều sản phẩm nông nghiệp phong phú: cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và cây trồng có nguồn gốc ôn đới có giá trị cao, phục vụ cho nhu cầu trong nước và chế biến xuất khẩu.

- Gió: Gió mùa Đông Bắc làm nhiệt độ hạ thấp 10 0C- 12 0C ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.

- Bão có 2 - 3 cơn trong một năm, bão thường đi kèm các cơn mưa lớn từ 200 - 300 mm gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

3.1.1.4. Thủy văn

Chếđộ thuỷ văn của các sông, ngòi ở Tân Yên phụ thuộc chủ yếu vào chếđộ thủy văn của sông Thương. Từ tháng 4 khi lượng mưa bắt đầu tăng lên thì mức nước sông, ngòi càng tăng lên và đạt đỉnh vào các tháng 7 và 8, sau giảm dần và kiệt vào tháng 2 hoặc tháng 3 năm sau. Mùa lũ trên các sông ở Tân Yên bắt đầu tương đối đồng nhất về thời gian, thường từ tháng 6 đến tháng 9. Tuy nhiên có năm lũ xuất hiện sớm hoặc muộn hơn nhưng chỉ dao động trong khoảng 1 tháng với tần suất không lớn.

Lượng nước trên các sông trong mùa lũ thường chiếm khoảng 75-85% tổng lượng dòng chảy trong cả năm và phân phối không đều trong các tháng, lưu lượng lớn nhất thường xuất hiện vào tháng 7. Trong mùa kiệt lượng nước thường chỉ chiếm 20-25% tổng lượng dòng chảy trong năm. Tháng có lưu lượng nhỏ nhất thường xảy ra vào các tháng 1, 2 hoặc 3, đây là khó khăn cho sản xuất nông nghiệp do thiếu nước.

Tóm lại, với đặc điểm địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa có pha cận nhiết đới là lợi thế để phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường.

3.1.2. Các ngun tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Đất Tân Yên được hình thành do phong hoá đá mẹ và do phù sa sông bồi tụ. Tổng diện tích tự nhiên của Tân Yên hiện nay là 20.763,37 ha, trong đó diện tích đã được điều tra lập bản đồ thổ nhưỡng là 18.520 ha chiếm 89,19 % tổng diện tích tự nhiên. Các loại đất của huyện Tân Yên được thể hiện qua bảng 3.4.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

Bảng 3.4. Các loại đất huyện Tân Yên - Bắc Giang Tên đất Diện tích Phân bố VIỆT NAM FAOUNESCO- WRB Ha % I. ĐẤT PHÙ SA FLUVISOLS 2.431 13,12 Hợp Đức, Quế Nham, Liên Chung, Việt Lập, Cao Xá, Ngọc Thiện...

Đất phù sa chua Dystric Fluvisols 1.126 6,08

Đất phù sa trung tính ít chua Eutric Fluvisols 1.305 7,04

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)