Một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả vùng Trung du miền vùng núi phía bắc

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 40 - 41)

vùng núi phía bc

* Vùng núi cao

Một trong những mô hình sử dụng bền vững ở vùng núi cao có khí hậu ôn đới là mô hình chuyển đổi phương thức canh tác chè truyền thống sang chè hữu cơ (chè an toàn); du lịch nông nghiệp sinh thái. Tại xã Thông Nguyên (Hoàng Su Phì, Hà Giang), cây chè thuộc đối tượng cây hàng hóa chủ lực có tiếng từ lâu (trên địa bàn xã đã xây dựng xưởng chế biến chè Tả Phìn). Những năm qua người dân đã chuyển đổi trồng chè từ phương thức truyền thống sang chè hữu cơ, thị trường ngày càng mở rộng, có sức cạnh tranh. Cây chè hữu cơđã cho GTSX gập 1,53 lần và TNHH gấp 1,88 lần so với chè truyền thống. Hoạt động sản xuất chè được tổ chức kết hợp với sự phát triển chế biến và dịch vụ du lịch (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2010).

* Vùng trung du và đồng bằng, khu vực có độ dốc >25°

Ở vùng này phát huy được hiệu quả tốt nhất là các mô hình sử dụng đất theo kiểu tổng hợp nông- lâm kết hợp. Theo kết quả nghiên cứu đề tài cấp nhà nước KN- 01- 18 (nghiên cứu hệ thống cây trồng cho vùng trung du miền núi và đất cạn đồng bằng), một số mô hình có tính khả thi bền vững và hiệu quả như:

Ở mô hình vường theo hướng nông- lâm kết hợp ở các vùng sinh thái miền núi Đông Bắc (dẫn theo Nguyễn Văn Luật, 2005) trên đất dốc ở Bắc Giang, Bắc Kạn... tùy theo độ dốc của đất mà chia lô thửa theo đường đồng mức khác nhau: trồng cây phân xanh, cốt khí để chống rửa trôi xón mòn; trên đỉnh đồi trồng rừng, bảo vệ rừng tái sinh; tử trên xuống dưới trồng tiếp tràm (cây lâm nghiệp), tiếp đến nhãn, vải thiều, na và cây có múi (cam, quýt) ở chân đồi; khi cây dài ngày chưa giao tán, trồng cây ngắn ngày thích hợp (lạc, đậu, dứa, khoai mỡ...).

Mô hình vườn đồi tại núi Tây Bắc (Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) có trồng xen cây ngắn ngày (dẫn theo Nguyễn Văn Luật, 2005) trên cơ sở cây lâu năm được xác định là mơ, mận, cà phê, cây ăn quả có múi (cam); cây ngắn ngày trồng xen là mía, lạc, đậu... Nhất là trồng mía cho hiệu quả khá cao ở vùng đất này thay cho cây lúa cạn, thu được 10-12 triệu đồng/ha/năm. Thu hoạch cây lâu năm có những trường hợp tới hàng trăm triệu đồng/ha.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

* Vùng có độ dốc từ 10° - 25°

Có những vùng được điều tra cho thấy có thểđáp ứng tiềm năng đất đai và sinh thái phù hợp cho cây có múi như cam, quýt, bưởi của vùng TDMNPB là rất lớn. Những năm qua việc chuyển đổi đất làm nương rẫy hoặc đất rừng nghèo kiệt sang trồng cây ăn quả đã chứng minh tiềm năng kinh tế của đất đổi là rất lớn. Có những vùng được điều tra cho thấy có thểđáp ứng chuyển đổi từ trồng bạch đàn sang trồng cây ăn quả như cây cam sành.

* Vùng thung lũng, đồng bằng: Mô hình chuyển đổi cây hàng năm trên đất nương rẫy và đất chuyên màu. Sử dụng đất nương rẫy và đất chuyên màu là loại hình sử dụng đất rất phổ biến ở các tỉnh TDMNPB. Những năm qua đã có những chuyển đổi từ cây truyền thống sang trồng cây có hiệu quả kinh tế cao hơn hoặc đưa các giống mới vào để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.

* Chuyển đổi giống ngô, đậu tương ở những vùng trọng điểm sản xuất hàng hóa: là 2 cây hàng hóa quan trọng vùng TDMNPB, một sốđịa bàn phát triển ngô hàng hóa như Hà Giang, Cao Bằng, Hòa Bình, Sơn La... năng suất ngô những năm gần đây cải thiện đáng kể nhờ áp dụng giống mới, kỹ thuật canh tác tiến bộ; kết quảđiều tra mô hình ở xã Thông Nguyên và Pố Lồ (Hoàng Su Phì năng suất ngô lai năm 2010 tăng 25% so với giống ngô cũ). Thời vụ chủ yếu 2 vụ chính là vụ xuân hè và vụ hè thu, ở những vùng thấp đã chuyển đổi ngô trồng vụ thu đông trên lúa có tưới. Tuy nhiên, ngô vẫn trồng chủ yếu trên đất nương, đất chuyên màu được tới nhờ nước trời.

Đối với đậu tương, vùng trọng điểm nhất là tỉnh Hà Giang, tiếp đến là tỉnh Sơn La, tỉnh Bắc Giang. Ngô, đậu tương dùng làm lương thực, thực phẩm cho người và thức ăn chăn nuôi tại chỗ, phần lớn sản lượng ngô, đậu tương còn lại được các đại lý và tư thương thu gom rồi cung cấp cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc trong và ngoài vùng. Hiệu quả trồng ngô, đậu tương trên đất chuyên màu cao hơn hẳn cây truyền thống là sắn, lúa nương và ngô giống cũ. Về phương diện môi trường, trồng đậu tương cải tạo đất tốt nhất, hơn hẳn ngô và sắn cũng như lúa nương trên dất dốc.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)