Việc sử dụng đất phụ thuộc nhiều vào các yếu tố liên quan. Vì vậy, xác định bản chất và khái niệm hiệu quả dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của C.Mác và những nhận thức lý luận của lý thuyết hệ thống:
- Hiệu quả phải được xem xét trên ba mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường;
- Phải xem xét tới lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài;
- Phải xem xét cả lợi ích riêng của người sử dụng đất và lợi ích chung của cả cộng đồng;
- Phải xem xét giữa hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác; - Đảm bảo sự phát triển thống nhất giữa các ngành.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19
cạnh: hiệu quả về mặt kinh tế sử dụng đất, hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả về mặt môi trường.
1.2.2.1. Hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực sản xuất của toàn xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội.
- Theo C.Mác thì quy luật kinh tếđầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Như vậy, theo quan điểm của C.Mác, tăng hiệu quả phải được hiểu rộng và nó bao hàm cả việc tăng hiệu quả kinh tế và xã hội.
- Theo Samuel- Nordhuas “Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí”. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội, “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác. Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng năng suất của nó”.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp và tới tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Vì thế, hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được ba vấn đề:
Một là, mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật “Tiết kiệm thời gian”, nó là động lực phát triển của lực lượng sản xuất, là điều kiện quyết định phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống con người qua mọi thời đại.
Hai là, hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ thống. Quan điểm của lý thuyết hệ thống cho rằng nền sản xuất xó hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Do vậy, việc tận dụng khai thác các điều kiện sẵn có, hay giải quyết các mối quan hệ phù hợp giữa các bộ phận của một hệ thống với yếu tố môi trường bên ngoài để đạt được khối lượng sản phẩm tối đa là mục tiêu của từng hệ thống.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20
Ba là, hiệu quả kinh tế là một phạm trò phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực có sẵn phục vụ cho lợi ích của con người. Do những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng, vì thế nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội.
Hiệu quả kinh tếđược hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quảđạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quảđạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xột mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.
Vì vậy, bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội.
1.2.2.2. Hiệu quả xã hội.
Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hoá các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính chất định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xoá đói giảm nghèo, định canh, định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân. Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp (Nguyễn Duy Tính, 1995).
1.2.2.3. Hiệu quả môi trường.
Môi trường là một vấn đề mang tính toàn cầu, hiệu quả môi trường được các nhà môi trường học rất quan tâm trong điều kiện hiện nay. Một hoạt động sản xuất được cho là hiệu quả khi hoạt động đó không gây tổn hại hay có những tác động xấu đến môi trường như đất, nước, không khí và hệ sinh học là hiệu quả đạt được khi quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra không làm cho môi trường xấu đi mà ngược lai, quá trình đó làm cho môi trường tốt hơn, mang lại môi trường xanh - sạch - đẹp hơn trước. Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21
tương lai, nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái.