Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 47 - 50)

N ỘI DUG VÀ PHƯƠG PHÁP GHIÊCỨU

2.3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Để đánh giá hiệu quả của loại hình sử dụng đất hoặc kiểu sử dụng đất, nghiên cứu dựa vào 3 nhóm chỉ tiêu là: kinh tế, xã hội và môi trường. Các chỉ tiêu được đánh giá phân cấp ở 3 mức: Cao, trung bình, thấp. Việc phân cấp dựa vào tham khảo ý kiến chuyên gia nông nghiệp, nhà quản lý, nông dân sản xuất giỏi ởđịa phương.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua một số chỉ tiêu:

+ Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong quá trình sử dụng đất trên một đơn vị diện tích.

+ Chi phí trung gian (CPTG): là tổng các chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khấu hao dụng cụ... và các chi phí khác ngoài công lao động

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

sản xuất. TNHH= GTSX-CPTG + Hiệu quả sử dụng đồng vốn:

Hiệu quả sử dụng đồng vốn = TNHH / CPTG.

Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế được phân chia thành 3 mức độ: Cao (H), trung bình (M) và thấp (L) được thể hiện trong bảng 2.2

Bảng 2.2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất

Chỉ tiêu Đơn vị tính Cao (H) Trung bình (M) Thấp (L) 1. Giá trị sản xuất Triệu đ/ha >70 50-70 <50 2.Thu nhập hỗn hợp (lãi) Triệu đ/ha >50 30-50 <30 3.Hiệu quảđồng vốn Lần ≥2,0 1,5-2,0 <1,5

Hiệu quả kinh tế cao (H): kiểu sử dụng đất không có chỉ tiêu ở mức thấp và có ≥ 2 chỉ tiêu đạt mức cao.

Hiệu quả kinh tế trung bình (M): kiểu sử dụng đất không có chỉ tiêu nào ở mức thấp và có ≤1 chỉ tiêu đạt mức cao.

Hiệu quả kinh tế thấp (L): kiểu sử dụng đất có ít nhất 1 trong số các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xếp vào mức thấp.

- Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội thông qua một số chỉ tiêu:

Đểđánh giá tính hiệu quả xã hội của kiểu sử dụng đất, chúng tôi đã sử dụng tiêu chí gồm:

+ Khả năng thu hút lao động thông qua chỉ tiêu số công lao động cần thiết để hoàn thành sản xuất cho 1 kiểu sử dụng đất/ha/năm;

+ Khả năng đảm bảo đời sống thể hiện qua giá trị ngày công lao động. Với giá trị ngày công được tính theo công thức:

GTNC = TNHH/CLĐ

+ Sự chấp nhận của người dân với LUT: thể hiện qua tỷ lệ dân được phỏng vấn mong muốn tiếp tục phát triển LUT này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

Bảng 2.3. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

Chỉ tiêu Đơn vị tính Cao (H)

Trung bình (M)

Thấp (L) 1. Giá trị ngày công 1000 đồng >70 50-70 <50 2.Công lao động Công/ha/năm >700 400-700 <400 3.Sự lựa chọn của người dân % >70 50-70 <50

Tổng hợp xếp loại hiệu quả xã hội cho các kiểu sử dụng đất như sau:

+ Hiệu quả xã hội cao (H): kiểu sử dụng đất không có chỉ tiêu ở mức thấp và có ≥ 2 chỉ tiêu đạt mức cao

+ Hiệu qủa xã hội trung bình (M): kiểu sử dụng đất không có chỉ tiêu nào ở mức thấp và có ≤ 1 chỉ tiêu đạt mức cao

+ Hiệu quả xã hội thấp (L): kiểu sử dụng đất có ít nhất 1 trong số các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xếp vào mức thấp

- Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường

Sử dụng đất có tác động lớn đến môi trường đất và nước. Sử dụng đất thích hợp không những có khả năng duy tri mà còn có khả năng cải thiện môi trường trong đó có môi trường đất. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường đất hiện tại như:

+ Mức độ duy trì và cải thiện độ phì đất: thông qua mức sử dụng phân bón, thuôc bảo vệ thực vật và ảnh hưởng của nó đến môi trường đât. Nếu phân bón và thuốc BVTV sử dụng đúng khuyến cáo thì xếp hiệu quả ở mức cao; nếu sử dụng phân khoáng và thuốc BVTV đúng nhưng thiếu phân hữu cơ nhưng có cây họ đậu trong hệ thống cây trồng thì xếp mức trung bình (duy trì độ phì); không sử dụng đúng phân bón và thuốc BVTV xếp ở mức thấp (mức độ duy trì và cải thiện độ phì có xu hướng giảm)

+ Mức độ che phủ đất: thể hiện qua % thời gian che phủ trong năm, tính theo thời gian sinh trưởng của một loài cây trồng từ gieo cấy đến thu hoạch, xác định được số tháng đất được cây che phủ trong 1 năm, sau đó tính ra tỷ lệ %;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

và thấp (L) thể hiện tại bảng 2.4

+ Năng suất sinh học hoặc sinh khối (tấn/ha/năm). Năng suất sinh học được tính bằng tổng năng suất sản phẩm chính, sản phẩm phụ và phụ phẩm.

Bảng 2.4. Các chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường

Chỉ tiêu Cao (H) Trung bình (M) Thấp (L) 1. Năng suất sinh học (tấn/ha/năm) >20 10-20 <10 2.% thời gian che phủ trong năm 80-100 50-80 <50 3.Mức độ duy trì và cải thiện độ

phì đất

Có xu hướng tăng Duy trì Có xu hướng giảm

Tổng hợp xếp loại hiệu quả môi trường cho các kiểu sử dụng đất như sau: + Hiệu quả môi trường cao (H): kiểu sử dụng đất không có chỉ tiêu ở mức thấp và có ≥ 2chỉ tiêu đạt mức cao.

+ Hiệu quả môi trường trung bình (M): kiểu sử dụng đất không có chỉ tiêu nào ở mức thấp và có ≤ 1 chỉ tiêu đạt mức cao.

+ Hiệu quả môi trường thấp (L): kiểu sử dụng đất có ít nhất 1 trong số các chỉ tiêu hiêu quả kinh tế xếp vào mức thấp.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 47 - 50)