1. Mục tiêu
Qua hơn m−ời năm thực hiện chính sách đổi mới, chúng ta đã thu đ−ợc những thuận lợi rất cơ bản. Thế và lực của chúng ta hiện nay mạnh hơn, vững vàng hơn những năm 90 - 91, khi bắt đầu công cuộc đổi mới và khi chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âụ Đó là sự ổn định chính trị, xã hội, những thành tựu phát triển kinh tế, những kinh nghiệm trong quản lý, điều hành, uy tín quốc tế, lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà n−ớc,...những nguồn lực trong n−ớc còn là: sức lao động, đất đai, tiền của trong nhân dân, tài năng sáng tạo của con ng−ời Việt Nam, những lợi thế so sánh của đất n−ớc, những chính sách cơ chế mới đ−ợc ban hành để thực hiện các Nghị quyết hội nghị Trung −ơng khoá VIII sẽ tạo ra những nhân tố mới và động lực cho phát triển.
Xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác trong khu vực tiếp tục phát triển. Ngày nay, nền kinh tế các n−ớc trong khu vực bắt đầu phục hồi sau hơn ba năm lâm vào khủng hoảng tài chính tiền tệ, khu vực Châu á - Thái Bình D−ơng nói chung và Đông nam á nói riêng vẫn đ−ợc thế giới quan tâm. Xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá về kinh tế ngày càng mạnh và trở thành tất yếụ Cac quốc gia có nhu cầu chuyển dịch vốn, công nghệ, kỹ thuật cần tìm không gian đầu t− có lợi hơn. Để phát triển với chất luợng cao hơn, các n−ớc trong khu vực đòi hỏi phải có sự giao l−u quốc tế, phân công lao động theo lợi thế của từng n−ớc. Xét trên giác độ này, Việt Nam còn có cơ hội để thu hút mạnh hơn các nguồn lực bên ngoài những năm quạ
Tuy nhiên, nền kinh tế hiện nay của n−ớc ta đang đứng tr−ớc nhiều thách thức to lớn, đó là sự giảm sút nhịp độ tăng tr−ởng kinh tế so những
yếu kém bên trong ch−a khắc phục đ−ợc, do những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực và tình hình thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp. Nguy cơ tụt hậu hơn về kinh tế so với nhiều n−ớc trong khu vực vẫn là thách thức to lớn và gay gắt do điểm xuất phát của ta quá thấp và lại phải đi lên trong môi tr−ờng cạnh tranh quyết liệt.
Xuất phát từ tình hình nói trên và căn cứ váo các chủ tr−ơng của Đảng và Nhà n−ớc về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Việt Nam cần tiếp tục phát triển KCN với mục tiêu tổng quát là xây dựng KCN trở thành một thực thể kinh tế xã hội, kết hợp giữa phát triển công nghiệp với hình thành các khu dân c− và các công trình xã hội vệ tinh thực hiện chủ tr−ơng phát triển kinh tế gắn với văn minh xã hội, đô thị hoá các vùng nông thôn lạc hậu, nâng cao dân trí, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng.
Dự thảo chiến l−ợc phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 đã nêu rõ: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung xây dựng cơ sở chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng với công nghệ cao, sản xuất t− liệu sản xuất cần thiêt để trang bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu quốc phòng đ−a đất n−ớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và xây dựng nền tảng để đến năm 2020 n−ớc ta cơ bản trở thành n−ớc công nghiệp”[6]. Nh− vậy, mục tiêu chiến l−ợc phát triển KCN của Việt Nam trong thời gian tới cần bám sát dự thảo nàỵ Đó là Việt Nam cần tập trung xây dựng KCN có hiệu quả và có sức cạnh tranh, phát triển theo h−ớng ngoại, nâng cao tay nghề công nhân, nắm bắt và vận dụng đ−ợc nhiều thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, thực hiện bảo vệ môi tr−ờng, phát huy hơn nữa vai trò lan toả dẫn dắt của KCN đối với sản xuất kinh doanh trong thị tr−ờng ngoài KCN nhằm đ−a KCN trở thành lực l−ợng công nghiệp mạnh trong cả n−ớc.
Về mục tiêu cụ thể, để góp phần đ−a tỷ trọng công nghiệp đến năm 2010 chiếm từ 40% - 41% trong tỷ trọng GDP (hiện nay là 34,5%) thì các KCN phải đạt con số khoảng 40% giá trị sản l−ợng công nghiệp của cả n−ớc (hiện nay là 25%) và phấn đấu tất cả 61 tỉnh thành trong cả n−ớc đều có KCN. Đến năm 2020, phấn đấu các KCN mang lại giá trị cong nghiệp khoảng bằng 50% giá trị sản l−ợng công nghiệp của cả n−ớc, đảm bảo tốc độ tăng bình quân hàng năm từ 15% đến 18%. Chuyển mạnh từ công nghiệp gia công sang công nghiệp chế tạo nhằm nâng cao giá trị hàm l−ợng quốc gia của sản phẩm, hạn chế thua thiệt khi hội nhập thị tr−ờng quốc tế và thị tr−ờng khu vực[2].