1. Tình hình thu hút FDI và phát triển KCN, KCX ở Việt Nam thời gian qua
1.3. Đóng góp của KCN vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân
Trong mấy năm gần đây, hoạt động của các KCN đã giữ đ−ợc sự tăng tr−ởng khá cao, đạt đ−ợc kết quả tăng nhanh hơn so với nền kinh tế nói chung, ngành công nghiệp và khu vực có vốn ĐTNN nói riêng.
Các KCN, KCX góp phần thúc đẩy xuất khẩụ Năm 1997, các KCN đạt tổng giá trị sản l−ợng 1.155 tr.USD, chiếm 15% giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp cho xuất khẩu 848 tr.USD, gần bằng 10% giá trị xuất khẩu của cả n−ớc, trong đó 47% giá trị xuất khẩu là của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN và tăng gần hai lần so với năm 1996. Năm 1998, các con số trên tuần tự là: 1.871 tr.USD, 14%, 65%, trên 50%. Năm 1999 là 2.400 tr.USD, trên 20%, trên 65%, trên 50%.
Trong 6 tháng đầu năm 2000, các KCN tạo ra giá trị sản l−ợng chiếm trên 25% giá trị sản l−ợng công nghiệp trong GDP và 16% giá trị xuất khẩu của cả n−ớc với doanh số đạt 1,5 tỷ USD trong đó xuất khẩu đạt 1 tỷ USD, tỷ lệ xuất khẩu đạt 65%, tăng 25% so với cùng kỳ năm tr−ớc cả về doanh số và giá trị xuất khẩu[15].
Trong năm 2001, riêng các doanh nghiệp đầu t− n−ớc ngoài trong các KCN doanh thu gần 4,5 tỷ USD , trong đó giá trị xuất khẩu đạt gần 3 tỷ USD, bằng 60% giá trị xuất khẩu của toàn bộ khu vực FDỊ Các doanh nghiệp KCN nộp ngân sách gần 150 tr.USD.
Doanh thu tháng 8/2002 của các doanh nghiệp KCN đạt khoảng 420 tr.USD, trong đó xuất khẩu khoảng 300 tr.USD, do đó tổng doanh thu của 8 tháng đầu năm 2002 đạt khoảng 3200 tr.USD, xuất khẩu đạt 2100 tr.USD.
Nh− vậy, trong lĩnh vực xuất khẩu, các KCN đã có những đóng góp đáng kể, góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu của đất n−ớc, thu hút vốn đầu t−, tạo diều kiện tăng tr−ởng GDP nhanh và vững chắc. Nhìn chung, các doanh nghiệp KCN có tỷ lệ xuất khẩu khá cao, trung bình đạt khoảng 65%, tốc độ tăng xuất khẩu khá nhanh trong những năm gần đâỵ Điều này rất
phù hợp với chủ tr−ơng, đ−ờng lối cũng nh− mục tiêu mà Đảng và Chính phủ ta đề ra tr−ớc khi thành lập KCN
Các KCN ở Đồng Nai, Bình D−ơng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nội, Hải Phòng đã có đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế của các tỉnh, thành phố. Các ngành công nghiệp có đóng góp lớn cho xuất khẩu là điện tử, dệt may, giày dép. Hầu hết các sản phẩm của KCN có chất l−ợng cao, thay thế một phần nhập khẩu, thoả mãn ngày càng cao hơn nhu cầu của ng−ời tiêu dùng. Những tỉnh, thành phố có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong KCN bắt đầu có đóng góp cho ngân sách. Các KCN thuộc tỉnh Đồng Nai đã đóng góp cho ngân sách nhà n−ớc năm 1999 trên 500 tỷ đồng, tăng trên 60% so với năm 1998.
Các KCN đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu công nghệ. Phần lớn các nhà máy trong KCN có công nghệ tiên tiến ở khâu quyết định chất l−ợng sản phẩm, góp phần đ−a tỷ lệ xuất khẩu của các KCN tăng nhanh. Hiện nay, trên 90% vốn đầu t− vào các KCN là nguồn vốn ĐTNN, tạo ra một môi tr−ờng rất thuận lợi để ta thu hút công nghệ mới và học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Thực tế, chúng ta đã tiếp nhận đ−ợc rất nhiều ph−ơng pháp quản lý tiến bộ và kinh nghiệm về tổ chức kinh doanh. Việc tiếp thu công nghệ hiện nay đang diễn ra d−ới nhiều hình thức: đầu t− 100% vốn n−ớc ngoài, mua dây chuyền công nghệ theo hình thức chìa khoá trao tay, mua licence, cử ng−ời đi học n−ớc ngoài ... nh−ng hai hình thức đầu là phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, vấn đề chất l−ợng công nghệ hay trình độ công nghệ là vấn đề mà phía Việt Nam chúng ta cần phải rất quan tâm khi chấp nhận nó.
Các KCN, KCX có vai trò trong việc thu hút một đội ngũ lao động và cán bộ có trình độ và tay nghề caọ Đến hết tháng 10 năm 2000, các KCN của Việt Nam đã thu hút đ−ợc trên 18 vạn lao động, tạo ra sức mua cho xã hội hơn 1000 tỷ đồng một năm. Ngoài số lao động trực tiếp làm việc
trong các doanh nghiệp KCN, các KCN đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động làm việc trong các ngành dịch vụ, xây dựng cơ bản phục vụ cho phát triển KCN. Tay nghề của công nhân, trình độ cán bộ quản lý đ−ợc nâng lên và từ đây lan toả ra bên ngoàị
KCN công nghiệp tác động đến phát triển các cơ sở nguyên liệu, dịch vụ cho KCN, nâng cao giá trị nông sản, mở rộng thị tr−ờng, hình thành các đô thị vệ tinh, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng và xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hộị
ĐTNN góp phần quan trọng hình thành và phát triển KCN. Ng−ợc lại, KCN là địa bàn thuận lợi cho các nhà ĐTNN tiến hành sản xuất kinh doanh với thủ tục hành chính đơn giản hơn, hiệu lực quản lý nhà n−ớc phát huy rõ nét hơn, có điều kiện để thành lập doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN phù hợp với mong muốn của họ.
KCN đang trở thành địa điểm thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong n−ớc do nhà n−ớc có chính sách phù hợp nhất là các chính sách đất đai, huy động vốn, tài chính ngân hàng và các doanh nghiệp bắt đầu nhận rõ lợi ích lâu dài của việc đầu t− vào các KCN nh− an tâm về quy hoạch, bảo vệ môi tr−ờng, dịch vụ hạ tầng đầy đủ hơn.
KCN không chỉ mang lại lợi ích kinh tế xã- hội mà còn góp phần củng cố an ninh, quốc phòng. Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch phát triển KCN, các cơ quan quản lý nhà n−ớc về KCN phối hợp với bộ quốc phòng để có những điều chỉnh cần thiết đáp ứng nhu cầu quốc phòng (KCN Nội Bài - Hà Nội, KCN Đà Nẵng, KCN Phú Tài - Thừa Thiên Huế). Kết hợp trong xây dựng một số công trình , ngành có tính l−ỡng dụng, vừa phục vụ khinh tế tr−ớc mắt nh−ng khi cần có thể nhanh chóng chuyển sang quốc phòng (hạ tầng KCN, công nghiệp hoá chất, cơ khí , điện tử,...), tạo điều kiện cho quân đội tham gia phát triển KCN, KCX (Công ty máy 28 của Bộ quốc phòng dã liên doanh với Nisho Iwai của Nhật Bản để phát triển KCN Long Bình tại Đồng Naị..)
KCN là mô hình phù hợp để thực hiện cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ và hội nhập quốc tế”, không chỉ nhằm thu hút ĐTNN mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu t− trong n−ớc hoạt động. Với các n−ớc đang phát triển nh− Việt Nam, KCN là một mô hình thử nghiệm rất quan trọng để áp dụng cơ chế này trong toàn quốc nhằm tạo môi tr−ờng đầu t− thông thoáng hơn nữa cho hoạt động đầu t− nói chung và hoạt động ĐTNN nói riêng.