Về cơ chế quản lý

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất (Trang 58 - 59)

3. Công tác quản lý của nhà n−ớc đối với việc KCN, KC

3.2. Về cơ chế quản lý

Trong thời gian qua chúng ta đang tiến hành cơ chế quản lý KCN theo hình thức ''một cửa, tại chỗ''. Cơ chế này đã đ−ợc quy định cụ thể trong Nghị định 36/CP năm 1997 về KCN, KCX. Để giúp Chính phủ quản lý KCN, một bộ máy tổ chức bao gồm các Bộ, Ngành, Trung −ơng, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Ban quản lý KCN cấp tỉnh đã đ−ợc hình thành. Nhiệm vụ của các Ban quản lý KCN cấp tỉnh là thực hiện quản lý một cửa đối với KCN, KCX tập trung tr−ớc hết vào công tác vận động, xúc tiến đầu t−, cấp giấy phép đầu t− và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KCN. Luật ĐTNN cũng đã trao nhiều quyền hơn cho các Ban quản lý KCN cấp tỉnh thông qua cơ chế uỷ quyền và thực hiện quản lý ''một cửỏ'. Đó là b−ớc tiến bộ mới về mặt luật pháp và quản lý nhà n−ớc.

Cho đến nay, 30 Ban quản lý KCN cấp tỉnh đã đ−ợc Thủ t−ớng Chính phủ quyết định thành lập để quản lý hoạt động của các KCN trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung −ơng, trừ những tr−ờng hợp đặc biệt để quản lý một KCN, chuyên biệt nh− Ban quản lý KCN Việt Nam - Singapore, Ban quản lý KCN Dung Quất và Ban quản lý KCN Hoà Lạc.

Theo quy định hiện hành, các Bộ, Ngành uỷ quyền cho Ban quản lý KCN cấp tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà n−ớc nh− Bộ Kế hoạch và Đầu t− đã ủy quyền việc cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu t−

đối với các dự án đầu t− n−ớc ngoài có quy vốn đầu t− đến 40 triệu USD; Bộ Th−ơng mại đã uỷ quyền phê duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu và quản lý hoạt động th−ơng mại; Bộ Lao động, Th−ơng binh và xã hội uỷ quyền cấp phép cho ng−ời lao động n−ớc ngoài, Bộ xây dựng uỷ quyền thẩm định thiết kế kỹ thuật: Bộ tài chính uỷ quyền chấp thuận chế độ kế toán, Phòng Th−ơng mại và Công nghiệp Việt Nam uỷ quyền cấp chứng chỉ xuất xứ hàng hoá (C/O), Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền quyết định các dự án trong n−ớc đầu t− vào KCN...

Về cơ bản cơ chế uỷ quyền đã phát huy những tác dụng tích cực, Ban quản lý KCN cấp tỉnh đã đ−ợc trao quyền quyết định nhiều hơn trong quản lý KCN, góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý Nhà n−ớc theo nguyên tắc một cửa, tại chỗ đối với KCN, rút ngắn hơn thủ tục hành chính, phần nào giải toả đ−ợc tâm lý lo ngại của các nhà đầu t− trong đó có các nhà đầu t− n−ớc ngoài về việc thực hiện các thủ tục hành chính phiền hà, mất thời gian.

Ngày 17 tháng 8 năm 2000, Thủ t−ớng Chính phủ có Quyết định 100/2000/QĐ-Ttg chuyển giao Ban quản lý các KCN Việt Nam về Bộ Kế hoạch và Đầu t−, và Quyết định 99/2000/QĐ-Ttg quy định các Ban quản lý KCN cấp tỉnh (trừ Ban quản lý KCN Dung Quất và Ban quản lý KCN Việt Nam - Singapore) trực thuộc UBND cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)