Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông và vùng cửa sông cà ty đề xuất biện pháp quản lý (Trang 117)

6. Ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học

4.3.2.Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực bảo vệ môi trường

môi trƣờng nƣớc

Tập trung xây dựng và ban hành đầy đủ các văn bản pháp lý hướng dẫn triển khai Luật bảo vệ môi trường, các chương trình, kế hoạch của tỉnh, thành phố vào

thực tiễn phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của thành phố.

Cần xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nhằm tăng cường vai trò của tổ chức, cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác thẩm định và sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giám sát chất lượng môi trường.

Triển khai các hội thảo tập huấn, hướng dẫn các qui định về kiểm soát ô nhiễm và cấp giấy phép môi trường cho các dự án.

Tổ chức theo dõi, đánh giá và dự báo thường xuyên diễn biến hiện trạng môi trường, xác định kịp thời các vấn đề môi trường cấp bách của địa phương nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho công tác bảo vệ môi trường, các chương trình kinh tế – xã hội.

4.3.3. Giải pháp về mặt tài chính, đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng nƣớc

Trong thời gian gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được xem là vấn đề hết sức quan trọng quyết định đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và của thành phố Phan Thiết nói riêng. Vì vậy, tài chính là một nhân tố không thể thiếu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Việc xây dựng hệ thống xử lý môi trường bắt buộc phải có tài chính. Thực tế hiện này tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Phan Thiết nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung chưa đầu tư đúng mức về xử lý môi trường. Do đó, cần phải có sự ràng buộc của các cấp chính quyền buộc các doanh nghiệp muốn đầu tư phải quan tâm đến tài chính giành cho việc đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải, có như vậy ô nhiễm môi trường có thể cải thiện đáng kể.

Thực hiện tốt công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Tăng cường hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh, sử dụng hiệu quả các

nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, các nguồn vốn hỗ trợ phát triển của nhà nước để đầu tư cho các công trình bảo vệ môi trường.

Hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư cho các chương trình bảo vệ môi trường từ các nguồn vốn của Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh, trung ương hoặc các nguồn vốn khác.

Đưa chính sách hạch toán các chi phí tài nguyên và bảo vệ môi trường vào chi phí sản phẩm. Từng bước áp dụng các nguyên tắc hạch toán kinh tế – môi trường vào trong thực tiễn phát triển KT-XH của thành phố.

Có quy định cụ thể về chế độ giá cả trao đổi chất thải nhằm vận hành thị trường trao đổi chất thải có hiệu quả kinh tế – môi trường cao nhất

4.3.4. Tăng cƣờng các hoạt động giám sát chất lƣợng, quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trƣờng nƣớc

Trong thời gian tới, cần tập trung triển khai hoàn thiện đúng theo quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường của tỉnh, thành phố đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và số liệu tin cậy cho việc đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường trên địa bàn thành phố Phan Thiết nói riêng và của cả tỉnh nói chung.

Thực hiện đúng nội dung quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường giai đoạn 2010 – 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và trang bị đầy đủ các trang thiết bị phân tích đo nhanh tại hiện trường, trang thiết bị lấy mẫu,… cho Trung tâm Quan trắc Môi trường Bình Thuận.

Đào tạo, tập huấn kỹ năng quan trắc lấy mẫu hiện trường cho cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm.

Áp dụng các mô hình hóa môi trường về chất lượng nước nhằm tăng cường nguồn thông tin thứ cấp, giảm những nỗ lực không cần thiết trong công tác quan trắc.

Ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống thông tin địa lý, nhằm thu thập, hệ thống, phân tích, đánh giá các thông tin về môi trường nước phục vụ công tác bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên nước mặt, nước ngầm và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

Nên cần thiết phải lập hệ thống quan trắc và giám sát thường xuyên chất lượng nước mặt sông Cà Ty để có thể đưa ra các biện pháp kịp thời và hiệu quả nhằm quản lý tốt hơn lưu vực sông này. Do vậy, quan trắc và giám sát chất lượng nước là một việc làm rất quan trọng, cụ thể như sau:

- Thời gian, tần suất đề xuất quan trắc là: 01 tháng/lần.

- Vị trí quan trắc kế thừa các vị trí quan trắc đã được xây dựng, đồng thời tăng vị trí lấy mẫu để tăng số liệu quản lý một cách tổng quát: tại đập Phú Hội, cầu Cà Ty, cầu Dục Thanh, cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo và vùng cửa sông Cà Ty.

- Chỉ tiêu giám sát: pH, DO, SS, PO43-, N-NO3-, N-NH4+, COD, BOD5, sắt tổng, dầu mỡ động thực vật, Tổng Coliforms, Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 08:2008/BTNMT (B1): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

4.3.5. Vấn đề nguồn lực con ngƣời, giải pháp tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng bảo vệ môi trƣờng

Đây là một công cụ hỗ trợ quan trọng cho bảo vệ môi trường, tuy nhiên biện pháp này còn gặp nhiều khó khăn do trình độ dân trí của cư dân sống trong lưu vực còn chênh lệch nhiều có nơi trình độ dân trí còn rất thấp. Do vậy trước mắt cần tập trung phổ biến các kiến thức pháp luật nói chung và kiến thức về luật bảo vệ môi

trường nói riêng. Cần lồng ghép việc nâng cao nhận thức của người dân vào các chương trình hành động như các dự án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Đưa kiến thức về môi trường vào trong trường học. Cần chỉ cho thế hệ trẻ thấy rõ được tầm quan trọng cũng như nhiệm vụ của bản thân trong việc bảo vệ nguồn nước lưu vực sông nói chung và sông Cà Ty nói riêng.

Do công tác bảo vệ môi trường mang tính xã hội hóa sâu sắc và cần nguồn lực to lớn (nhân lực và vật lực) để thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ bảo vệ môi trường nên cần có cơ chế chính sách lôi cuốn đông đảo các lực lượng tham gia và công tác bảo vệ môi trường. Các nội dung cơ bản gồm:

- Nghiên cứu ban hành các chính sách và cơ chế huy động thích hợp mọi nguồn lực trong cộng đồng cùng tham gia bảo vệ môi trường.

- Phát động các phong trào quần chúng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong bảo vệ môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực xử lý rác thải và nước thải.

4.4. Đề xuất biện pháp tổ chức quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh

Do hiện tại thành phố Phan Thiết chưa có trạm xử lý nước thải tập trung, toàn bộ nước thải đô thị đều thải ra lưu vực sông Cà Ty. Vì vậy, để hạn chế ô nhiễm nguồn nước cần phải có các biện pháp sau:

- Di dời toàn bộ các cơ sở sản xuất, giết mổ gia súc nằm xen kẽ trong khu dân cư vào các khu/cụm công nghiệp tập trung để hạn chế sự phát thải chất ô nhiễm vào lưu vực sông;

- Đối với các khu/cụm công nghiệp đang hoạt động mà chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, bắt buộc phải xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung, nước

thải sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định mới được phép xả thải ra môi trường;

- Đối với các khu/cụm công nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải, cần tăng cường vận hành hệ thống xử lý nước thải để nước thải trước khi ra nguồn tiếp nhận phải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phép.

- Về phát triển thị trường: Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác về thị trường sản phẩm, khoa học-công nghệ… cho các doanh nghiệp; chỉ đạo các doanh nghiệp Nhà nước, hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác xây dựng và thực hiện chiến lược thị trường cho từng ngành hàng, mặt hàng.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp: Triển khai công tác giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp (cấp điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải...) và đào tạo nguồn nhân lực... phải đi trước các nhà đầu tư. Thực hiện nguyên tắc giao “đất sạch” cho các nhà đầu tư (diện tích đất đã được đền bù và giải phòng mặt bằng). Xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với cơ sở chế biến.

- Về nguồn vốn: Vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng từ Ngân hàng phát triển Việt Nam và vốn ODA để đầu tư kết cấu hạ tầng, tập trung cho giao thông, thuỷ lợi, cảng cá, khu neo đậu tầu thuyền tránh bão, cấp nước sản xuất, nước sinh hoạt... Tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư; khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo phương thức BOT; vốn đầu tư kết cấu hạ tầng các cụm CN-TTCN sẽ huy động từ các cơ sở sản xuất trong các cụm CN-TTCN với sự hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước của tỉnh và vốn Chương trình mục tiêu của trung ương.

- Huy động vốn đầu tư nước ngoài thông qua hình thức liên doanh, vay vốn để nhập thiết bị rồi trả dần bằng sản phẩm hoặc vay tín dụng với lãi suất ưu đãi.

- Cải tiến thủ tục vay vốn, hỗ trợ vốn nhằm tạo điều kiện nhanh và thuận lợi để các doanh nghiệp, các cơ sở thực hiện dự án kịp thời. Giải quyết nhanh các thủ tục hành chính như cấp giấy phép, cho phép lập dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của cơ sở, doanh nghiệp.

- Xã hội hoá công tác khuyến công, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ khuyến công, tạo quỹ khuyến công từ nhiều nguồn khác ngoài phần hỗ trợ của ngân sách nhà nước, trích tỷ lệ hợp lý trong khoản nộp vượt của các doanh nghiệp và các cơ sở nhằm tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở mới và các làng nghề phát triển. Có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu trung tâm thành phố, thị xã.

- Có chính sách ưu đãi để khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực chế biến; các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học.

- Về công nghệ: Đảm bảo mức vốn đầu tư cho khoa học - công nghệ (KH - CN) từ các nguồn (ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, tài trợ trong và ngoài nước) đạt khoảng 3% GDP. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, trọng tâm là ứng dụng triển khai các thành tựu KH - CN vào sản xuất; tăng cường hợp tác nghiên cứu với các Viện, Trung tâm nghiên cứu của Trung ương và thành phố Hồ Chí Minh. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mới có quy mô vừa và nhỏ nhưng có công nghệ tiên tiến hiện đại, phù hợp với yêu cầu của thị trường, áp dụng nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật thế giới. Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế như: HACCP, GMP, ISO-9000, TQM. Cần cân nhắc và lựa chọn công nghệ đối với các dự án đầu tư mới. Ứng dụng KH-CN vào khâu bảo quản sau thu hoạch, chế biến, đặc biệt là nông sản thực phẩm và thuỷ sản; khuyến khích và ưu đãi về vốn vay cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất và không làm ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng khu giới thiệu sản phẩm công nghiệp của tỉnh tại Thành phố Phan Thiết và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm và tiếp thị ở trong nước và quốc tế.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Mở rộng quy mô dạy nghề đảm bảo cung cấp lao động kỹ thuật tại chỗ. Khuyến khích thu hút lao động trình độ cao về khoa học - công nghệ và chuyên gia kinh tế giỏi. Hỗ trợ về thông tin, kinh nghiệm và hướng dẫn về kỹ năng quản lý để xây dựng đội ngũ doanh nhân giỏi của tỉnh.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, trước hết là trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, ngân hàng - tín dụng, thuế, hải quan để khuyến khích đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng trạm xử lý nước thải đô thị tập trung để xử lý nước thải của toàn Tp.Phan Thiết;

- Đối với nhà dân, nước thải từ nhà vệ sinh phải có hầm tự hoại 3 ngăn;

- Đối với các cơ sở kinh doanh nằm trong khu dân cư (các nhà hàng, khách sạn, gara ô tô), nước thải cần phải được xử lý sơ bộ trước khi dẫn vào đường cống thoát nước chung.

- Tiến hành thu gom 100% rác thải trên địa bàn thành phố, tránh tình trạng vứt rác bừa bãi và nước mưa cuốn theo rác thải xuống các lưu vực sông.

4.5. Xây dựng chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng tại thành phố Phan Thiết đến năm 2020 2020

4.5.1. Đề xuất các dự án về xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải sinh hoạt

- Dự án “Phân lập hệ thống thoát nước (thoát nước mưa tách ra khỏi nước thải) cho các đô thị - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Xây dựng.

- Dự án “Xây dựng và đưa vào hoạt động các hệ thống xử lý nước thải đô thị - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Xây dựng.

4.5.2. Đề xuất các dự án về giải quyết các vấn đề môi trƣờng do các nguồn thải điểm gây ô nhiễm

- Dự án “Khảo sát, nhận diện và đánh giá các nguồn thải điểm gây ô nhiễm tại khu vực đô thị và khu dân cư tập trung” - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Dự án “Lập kế hoạch chi tiết xử lý ô nhiễm tại các nguồn thải điểm gây ô nhiễm tại các nguồn thải điểm gây ô nhiễm tại khu vực đô thị và khu dân cư tập trung” - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Dự án “Thực hiện kế hoạch giải quyết triệt để các nguồn thải điểm gây ô nhiễm tại khu vực đô thị và khu dân cư tập trung” - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Tài nguyên và Môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dự án “Xây dựng trạm xử lý nước thải cho bệnh viện đa khoa thành phố Phan Thiết” - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Y Tế và các Sở Ban ngành liên quan.

4.5.3. Đề xuất các dự án về chƣơng trình thu gom và xử lý chất thải khu vực đô thị

- Dự án “Lập quy hoạch quản lý chất thải rắn toàn tỉnh và quy hoạch xử lý chất thải rắn đô thị” - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Xây dựng.

- Dự án “Rà soát, đánh giá, tổ chức nghiên cứu, đề xuất công nghệ xử lý chất thải rắn bằng các phương pháp tiên tiến” – Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Khoa học và Công nghệ.

4.5.4. Đề xuất các dự án về chƣơng trình quản lý và giảm thiểu ô nhiễm do chất thải công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

- Dự án “Điều tra, thống kê và lập danh sách phân loại các cơ sở gây ô nhiễm,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông và vùng cửa sông cà ty đề xuất biện pháp quản lý (Trang 117)