Chính sách tạo cầu nối giữa dạy nghề với thị trường lao động

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH đào tạo NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN địa bàn TỈNH bắc NINH (Trang 105 - 108)

IV Truyền thông, kiểm tra, giám sát 428.433 428

B ảng 4.18: Về cơ chế chính sách

4.3.4 Chính sách tạo cầu nối giữa dạy nghề với thị trường lao động

Đây là chính sách hết sức quan trọng để tạo sự gắn kết giữa hoạt động dạy nghề với thị trường lao động bao gồm cả thị trường lao động ở nông thôn cũng như ở các khu đô thị, nông nghiệp và phi nông nghiệp. Chính sách này sẽ là một trong những nền tảng chính đảm bảo tính hiệu quả của công tác dạy nghề - dạy được nghề và sử dụng được nghề đã học. Trong lĩnh vực này, các chính sách cần được xây dựng nhằm thúc đẩy các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh cùng hợp tác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường lao động vận hành. Rất có thể, sẽ cần có thêm những chính sách thúc đẩy sự phát triển của mạng lưới trung gian làm cầu nối giữa đơn vị đào tạo nghề và nơi sử dụng lao động đảm bảo sự cân bằng cung cầu trên thị trường lao động nói chung. Cụ thể:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 105  đào tạo trên cơ sởđánh giá năng lực của cơ sở và nhu cầu của thị trường lao động; chủ động xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng và sử dụng của doanh nghiệp. Đổi mới phương pháp, quy trình đào tạo, lấy học sinh, người học nghề làm trung tâm và nhu cầu của doanh nghiệp làm định hướng đào tạo.

- Xây dựng các chính sách nhằm thu hút, tạo điều kiện để có sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nghề, trong việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, trong quá trình giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và phản hồi về chất lượng của các "sản phẩm" của quá trình đào tạo nghề trước đó.

- Thống nhất việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề cho người học nghề bao gồm cả những người học nghề thông qua hệ thống đào tạo chính thống (trường, trung tâm…) hay thông qua hệ thống doanh nghiệp, cơ sở sản xuất… Để làm được việc này, hệ thống bằng cấp, chứng chỉ nghề cần được tiêu chuẩn hóa để áp dụng trên phạm vi cả nước đảm bảo chất lượng bằng cấp được cấp tương đương với chất lượng đào tạo.

- Trong các cơ sở dạy nghề cần tổ chức bộ phận quan hệđối ngoại trong đó tập trung đặc biệt vào việc duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khối doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp và hợp tác với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo; đẩy mạnh việc ký hợp đồng đào tạo với doanh nghiệp. Cơ sở dạy nghề phải chủ động điều tra để có được thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp (nghề, trình độ, mức độ kỹ năng...) để tổ chức đào tạo phù hợp.

- Rà soát và đánh giá lại và đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm phát triển hệ thống các cơ sở giới thiệu việc làm, dịch vụ tư vấn đào tạo…làm cầu nối cho khối doanh nghiệp và khối cơ sởđào tạo. Đồng thời cần tạo ra các khuyến khích (thủ tục, vốn tín dụng, thuế…) để khuyến khích mạng lưới các cơ sở dịch vụ này tham gia tích cực hỗ trợ cho sự vận hành của thị trường lao động, giúp đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu lao động trên thị trường.

- Bổ sung cơ chế chính sách để huy động các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề và phát triển cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có hoạt động dạy nghề, chi phí đào tạo được tính trong chi phí giá thành; được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc được trích một phần thu nhập trước thuế để thực hiện đào tạo nghề.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 106  - Nhà nước đặt hàng đào tạo đối với những nghề ở lĩnh vực trọng điểm, các nghề khó thu hút lao động, ưu tiên tuyển sinh đối tượng chính sách.

- Có chính sách để tăng cường các hoạt động tư vấn nghề nghiệp tại cơ sở dạy nghề và tại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên lựa chọn nghề nghiệp phù hợp khi vào trường; đồng thời những thông tin cần thiết về chỗ làm việc khi sắp tốt nghiệp.

- Xây dựng trung tâm quốc gia phân tích, dự báo nhu cầu thị trường lao động. Trung tâm này hoạt động như cầu nối giữa nhà trường và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho hai bên nắm bắt được những thông tin về cung, cầu lao động qua đào tạo nghề.

- Thu hút sự tham gia của các Hội nghề nghiệp. Cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan nhà nước về lao động với đại diện giới chủ, thợ, các hội nghề nghiệp và cơ sở dạy nghề trong việc xác định nhu cầu của doanh nghiệp về lao động và xây dựng danh mục, tiêu chuẩn nghề. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, để xây dựng danh mục và tiêu chuẩn nghề, cần có sự tham gia tích cực của doanh nghiệp và các Hội nghề nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 107 

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH đào tạo NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN địa bàn TỈNH bắc NINH (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)